0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOAẠN 2013 - 2015. (Trang 51 -51 )

năm

Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính dược thể hiện tại bảng 4.9

Bng 4.9: Hiu qu kinh tế ca các loi cây trng chính

(tính bình quân cho 1 ha)

STT Cây trồng Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ/công) 1 Lúa xuân 35900,64 19001,30 17606,11 2,93 78,27 2 Lúa mùa 36607,41 18567,30 17333,34 1,30 78,26 3 Ngô xuân 35146,21 14575,82 10570,39 1,73 55,92 4 Ngô vụ mùa 24437,87 14422,64 10015,23 1,86 51,47 5 Ngô đông 25552,44 14816,01 8736,43 1,79 54,21 6 Lạc xuân 43694,40 18899,83 15794,57 2,84 60,73 7 Khoai lang đông 35985,93 15189,26 20796,67 2,53 94,59 8 Rau đông 72280,00 26269,61 46010,39 2,75 99,10

(Ngun: Tng hp t phiếu điu tra nông h )

Giá trị bình quân các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm khá tương ứng :cụ thể là giá trị ngày công lao động (1000/công) của cây trồng rau đông tăng cao là 99,10 do giá trị sản xuất của cây rau đông cũng cao so với các loại cây khác .Như vậy giá trị sản xuất của các cây trồng hàng năm và giá trị ngày công lao động như trên bảng 4.9 là khá đồng đều.

Bng 4.10: Hiu qu kinh tế các loi hình s dng đất Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Mức Chi phí sản xuất (1000đ) Mức Thu nhập thuần (1000đ) Mức Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Mức GT ngày công LĐ (1000đ/công) Mức 1. LX - LM - ngô đông 95.959,65 M 51.902,54 H 44.057,10 M 1,85 L 69,33 ML

2. LX - LM - khoai lang đông 108.393,14 H 52.275,79 H 56.117,34 H 2,07 M 84,23 VH

3. LX- LM- rau đông 144.687,21 VH 63.356,14 VH 80.949,84 VH 2,28 H 89,31 VH

4. Ngô xuân - LM - ngô đông 84.498,45 M 47.477,06 H 37.021,39 L 1,78 VL 61,75 L

5. Ngô xuân - LM - khoai lang đông 96.931,94 M 47.850,31 H 49.081,63 M 2,03 M 77,86 H

6. Lạc xuân - LM - ngô đông 94.046,64 M 51.801,07 H 42.245,56 L 1,82 VL 58,52 VL

7. LX- LM 70.494,20 L 36.985,06 M 33.509,13 L 1,91 L 75,06 H

8. Lạc xuân – LM 72.407,21 L 37.086,53 M 35.320,67 L 1,95 L 66,29 M

9. Ngô xuân – LM 60.946,01 L 32.661,05 L 28.284,96 VL 1,87 L 68,90 M

10. LM – Rau 108.079,80 H 44.354,84 M 63.724,95 H 2,44 VH 92,93 VH

11. LX 36607,41 VL 19001,30 VL 17606,11 VL 1,93 L 78,27 H

12. Ngô xuân - ngô HT - ngô đông 73.136,52 L 43.814,47 M 29.322,05 VL 1,67 VL 51,20 VL

13. Ngô xuân - ngô HT - Khoai lang

đông 85.570,01 M 44.187,72 M 41.382,29 L 1,94 L 68,57 M

14. Lạc xuân - Ngô HT- Ngô đông 82.684,71 M 48.138,48 H 34.546,23 L 1,72 VL 49,71 VL

15. Lạc xuân-Ngô HT – Rau 131.412,27 VH 59.592,08 VH 71.820,19 VH 2,21 H 74,02 H

Qua bảng 4.10 ta thấy:

- LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ được áp dụng chủ yếu ở vùng III và phía Bắc vùng II. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, với thu nhập thuần là 80.949,84 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 89,31 nghìn đồng. Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp. Thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 44.057,10 nghìn đồng = 0,54 lần thu nhập thuần của công thức 2 Lúa + Rau đông, giá trị ngày công lao động là 69,33 nghìn đồng.

- LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính và được ưu tiên hàng đầu trong canh tác tại Thành phố Thái Nguyên. LUT 2L phổ biến trên toàn Thành phố, được người nông dân chấp nhận vì đòi hỏi chi phí vật chất không cao và ít bị thất thu hoàn toàn cả khi có những biến động về điều kiện thời tiết, đồng thời đảm bảo nhu cầu lương thực cho tiên dùng và chăn nuôi. Đây là lý do mà các hộ nông dân hạn chế về nguồn lực dễ chấp nhận tuy thu nhập chỉ đạt mức trung bình. Thu nhập thuần trên 1 ha đạt 33.509,13 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 75,06 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn là 1,91 lần.

- LUT 2M - 1L: Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao và phụ thuộc vào công thức luân canh. Công thức luân canh cho hiệu quả cao nhất là Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông với thu nhập thuần bình quân là 49.081,63 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 77,86 nghìn đồng/công. Tuy nhiên, công thức này chưa được áp dụng rộng rãi do khoai là cây trồng kén đất, thị trường tiêu thụ hạn chế, cây khoai lang chỉ được trồng nhiều ở phía Đông Thành phố (vùng III), tại đây cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, lại có vị trí thuận lợi (dọc trục Quốc lộ 3) nên giá bán rất cao (giá bán lẻ 8 - 12.000đ/kg). Ở các khu vực khác, cây khoai cho năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, sản xuất ra chủ yếu phục vụ chăn nuôi. Trong khi giá trị cây

khoai lang ở vùng 3 cho thu nhập thuần là 37,93 triệu đồng/ha/vụ thì các khu vực khác chỉ đạt 9,79 triệu đồng/ha/vụ .

- LUT 1L - 1M: Giữa các công thức luân canh có sự chênh lệch lớn về hiệu quả kinh tế. Kiểu sử dụng đất cho giá trị ngày công lao động thấp nhất là Lạc xuân - lúa mùa với 66,29 nghìn đồng/công. Lúa mùa - rau là công thức luân canh cho hiệu quả kinh tế cao nhất với thu nhập thuần là 63.724,95 nghìn đồng/ha, gấp 2,25 lần Ngô xuân - lúa mùa, giá trị ngày công lao động đạt 92,93 nghìn đồng/công, gấp 1,4 lần Lạc xuân - lúa mùa. Kiểu sử dụng đất này ít được áp dụng do hiệu quả kinh tế không cao.

- LUT 1L: Thu nhập thuần là 17333,35 nghìn đồng, đây là LUT cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. Kiểu sử dụng đất này chỉ trồng 1 vụ lúa xuân, các vụ còn lại thì bỏ hóa đất do địa hình thấp trũng, dễ ngập úng trong mùa mưa, các cây trồng khác nếu trồng trên đất này thì cho hiệu quả rất thấp. Trong những năm gần đây, diện tích canh tác 1 lúa giảm đi đáng kể.

- LUT chuyên rau, màu: Loại hình sử dụng đất này phân bố chủ yếu tại các khu vực ven sông Cầu, đất đai thích hợp cho trồng màu. Hiệu quả kinh tế có sự phân cấp rõ rệt giữa các kiểu sử dụng đất, từ rất thấp đến trung bình và cao. Cao nhất là kiểu sử dụng đất lạc xuân - ngô - rau, với thu nhập thuần là 71.820,19 nghìn đồng/ha, giá trị ngày công lao động là 74,02 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 1,21 lần. Kiểu sử dụng đất phổ biến nhất trong LUT này là Ngô xuân - ngô HT - ngô đông do cây ngô có chi phí sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế nông hộ, thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, đây chỉ là cây trồng đảm bảo ổn định đời sống, đảm bảo an ninh lương thực địa phương, chưa được xác định là cây làm giàu.

Qua phân tích trên, có thể thấy loại hình sử dụng đất tại Thành phố Thái Nguyên khá đa dạng, cây trồng hàng năm chủ yếu vẫn là lúa và ngô. LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất là 2 lúa - 1 màu, LUT có hiệu quả kinh tế thấp nhất là 1 lúa.

4.4.1.3. Hiu qu kinh tế cây chè

Thái Nguyên là tỉnh có diện tích chè lớn thứ nhất cả nước, cây chè cho năng suất, sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế cao tạo việc làm cũng như thu nhập cho người lao động. Với ưu thế là một cây công nghiệp dễ khai thác, nguồn sản phẩm đang có nhu cầu lớn về xuất khẩu và

tiêu dùng trong nước, thì cây chè đang được coi là một cây trồng mũi nhọn, một thế mạnh của khu vực trung du miền núi nói chung, Thành phố Thái Nguyên nói riêng.

Thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây chè khoản từ 4 - 5 năm, trong 2 năm đầu cây không cho thu hoạch, năm thứ 3, 4 có sản phẩm thu hoạch nhưng sản lượng rất thấp. Trên cơ sở điều tra nông hộ, tôi đã tổng hợp được hiệu quả kinh tế của cây chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên. Hiệu quả kinh tế chỉ tính cho cây chè ở thời kỳ kinh doanh, chi phí cho cây chè không bao gồm các khoản chi phí ở thời kỳ kiến thiết cơ bản và khấu hao tài sản. Hiệu quả kinh tế của cây chè tính bình quân cho 1 ha trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên được thể hiện tại bảng 4.12.

Bng 4.11: Hiu qu kinh tế ca LUT chè (Tính bình quân trên 1ha)

Giá trị sản xuất (triệu đồng) Chi phí sản xuất (triệu đồng) Lao động (công) Thu nhập thuần (triệu đồng) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) GT ngày công LĐ (triệu đồng) 137,80 37,422 596,00 100,376 3,68 152,30

(Ngun: Tng hp t phiếu điu tra )

Ở thời kỳ kinh doanh chi phí gồm có: Công lao động, đốn cành, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu cho chế biến và tưới vào mùa khô, vận chuyển sản phẩm... Qua bảng 4.11 ta thấy, các chi phí về vật chất tính bình quân cho 1ha trên địa bàn là 37,422 triệu đồng, công lao động là 596 công, thu nhập thuần đạt 100,376 triệu đồng/ha/năm, giá trị ngày công lao động là 152,30 nghìn đồng/công, hiệu quả sử dụng vốn đạt 3,68 lần. Như vậy, hiệu quả kinh tế của LUT chè là cao so với các LUT khác.

Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình có mức đầu tư và hiệu quả khác nhau, có sự chênh lệch lớn giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo. Các hộ có mức đầu tư lớn chủ yếu là những hộ sở hữu những vườn chè giống mới, cho năng suất cao, chất lượng tốt, tập chung chủ yếu ở xã Tân Cương, trong khi giá bán bình quân vào thời điểm chính vụ chỉ đạt 55 - 65 nghìn đồng/kg chè búp khô thì các hộ này vẫn bán với giá từ 70 - 80 nghìn đồng/kg, vụ đông xuân giá bán là trên 100 nghìn đồng/kg búp khô. Xã Cao Ngạn,Đồng Bẩm,phường Quyết Thắng có diện tích chè lớn nhưng năng suất thấp, cây

chè chủ yếu là giống chè hạt, được trồng từ những năm 1980, lượng phân bón chưa đủ nhu cầu của cây, người dân chưa có kỹ thuật chế biến chè ngon nên giá bán thấp.

Vì vậy, vấn đề đạt ra cho sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên là cần phải cải tạo diện tích chè kém chất lượng, sản xuất chè theo hướng chất lượng, hiệu quả cao. Để làm được điều này cần có các chương trình, dự án đầu tư vốn, giống cây và hướng dẫn về kỹ thuật cho người dân.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOAẠN 2013 - 2015. (Trang 51 -51 )

×