1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ký Vũ Bằng về văn hoá ẩm thực (Qua Món ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai)

142 1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ MINH HOA KÝ VŨ BẰNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC (Qua Món ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai) Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp HÀ NỘI, 2012 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình tới PGS, TS. Nguyễn Đăng Điệp, người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Tổ Lý luận văn học, Phòng Sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Xin cảm ơn thầy cô, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Minh Hoa 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung tôi trình bày trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng những nội dung tôi nghiên cứu không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Hà Nội, tháng 6 năm 2012 Học viên Nguyễn Thị Minh Hoa 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Đóng góp mới của luận văn 8 8. Bố cục của luận văn 8 NỘI DUNG 9 Chương 1. Ẩm thực trong ký Vũ Bằng như một phương diện văn hóa 9 1.1. Khái quát chung về thể loại ký 9 1.1.1. Giới thuyết khái niệm 9 1.1.2. Đặc trưng của ký 10 1.2. Đề tài ẩm thực trong ký Vũ Bằng 23 1.2.1. Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng 23 1.2.2. Ẩm thực như một phương diện văn hóa 28 1.2.3. Ẩm thực kết tinh tình yêu về đất nước, con người Việt Nam 32 Chương 2. Văn hóa ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng 34 2.1. Nét đẹp của văn hóa ẩm thực qua các món ăn dân dã 34 2.1.1. Nét đẹp của văn hóa ẩm thực qua sự phong phú của các món ăn 35 2.1.2. Nét đẹp của văn hóa ẩm thực qua sự kết hợp hài hòa của chất liệu và sự chế biến, bày biện khéo léo của những con người bình dị 44 5 2.1.3. Nét đẹp của văn hóa ẩm thực thể hiện qua sự tinh tế trong cách thưởng thức món ăn 60 2.2. Nét đẹp văn hóa ẩm thực thấp thoáng trong bóng dáng của cố nhân - người vợ yêu của Vũ Bằng 67 2.2.1. Bóng hình cố nhân - nơi in dấu kỷ niệm ẩm thực của hai vợ chồng 68 2.2.2. Hình bóng cố nhân - người suốt đời chăm lo cho miếng ăn giấc ngủ của chồng 70 2.2.3. Hình bóng cố nhân - song hành với nỗi nhớ về những tinh hoa văn hóa ẩm thực 73 2.3. Vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực qua cái nhìn "đậm" nỗi sầu của Vũ Bằng 78 Chương 3. Một số đặc sắc trong nghệ thuật ký Vũ Bằng tạo nên vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai 83 3.1. Giọng điệu trần thuật 83 3.1.1. Giọng ngợi ca nồng nàn, say đắm 83 3.1.2. Giọng nghẹn ngào, tiếc nuối 86 3.1.3. Giọng đối thoại tâm tình 88 3.2. Ngôn ngữ trần thuật 91 3.3. Kết cấu 98 KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nếu điểm qua những nét chính về cuộc đời của Vũ Bằng ta có thể thấy cuộc đời ông là một trong những trường hợp đặc biệt của các nhà văn Việt Nam hiện đại. Có một thời người ta thường gắn nhân vật Hoàng trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao với Vũ Bằng ngoài đời. Sau đó, tên tuổi của ông lại được gắn với những lời đồn thổi khuất tất về chính trị. Chỉ cần hai dẫn chứng đó cũng đủ thấy sự trắc trở, thăng trầm đã bám riết suốt cuộc đời của một nghệ sĩ tài hoa như Vũ Bằng. Vì thế, như một nhu cầu tự thân - nhu cầu được giải thoát tâm hồn, cộng với những năng lực sáng tạo vốn có đã thúc đẩy ông tìm đến và ký thác tất cả nỗi lòng, tâm sự, trăn trở của mình vào việc sáng tác văn học. Và như một lẽ đương nhiên ông tìm đến với thể loại ký, đặc biệt là hồi ký - thể loại phù hợp nhất với nhu cầu bộc lộ tinh thần chủ quan và nhu cầu tự thú của bản thân người viết. Mặt khác, nói như Ilia Êrenbua: “Bất kì quyển sách nào cũng là lời tự thú, và quyển sách hồi ức thì chính là lời tự thú mà tác giả không cố ý dấu mình dưới cái bóng của các nhân vật hư cấu”, trong ký, Vũ Bằng đã không ngần ngại bộc lộ hết cái tôi với bao suy tư, sâu thẳm, những cảm xúc mãnh liệt và chân thật đến từng tế bào tâm hồn. 1.2. Trong gia tài ký đồ sộ của Vũ Bằng chúng tôi đặc biệt có ấn tượng sâu sắc với hai tập Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai. Nếu như Cai và Bốn mươi năm nói láo chính là sự tự “thanh minh” cho “thân phận”, “danh tiết” và “nghề nghiệp” của mình rằng: “Tôi không bao giờ phản bội Tổ quốc phản bội nhân dân” thì sau khi Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội hoàn thành chính là lời xác minh chân xác và xúc động nhất về sự thật con người, tâm hồn nhạy cảm, tràn đầy tình yêu thương của nhà tình báo này. Thương nhớ mười hai và Miếng ngon Hà Nội là tâm sự, là nỗi lòng của con 7 người xa quê hương, xứ sở. “Nỗi sầu xứ” đó luôn vọng về qua từng con chữ, qua cảnh sắc thiên nhiên, con người, lễ tết… và đặc biệt là qua “văn hoá ẩm thực” rất tinh tế trong trang văn của Vũ Bằng. 1.3. Trong lịch sử văn học dân tộc, nhà văn Vũ Bằng không phải là người đầu tiên và duy nhất viết về các món ăn ngon của người Việt nhưng có thể nói một cách rất khách quan rằng, viết về “văn hoá ẩm thực” đằm thắm nhất, say mê nhất và cũng dung dị nhất vẫn là Vũ Bằng, bởi vì “phải là một con người chất chứa một niềm đau không thể giãi bày cùng ai, gánh chịu nỗi cô đơn khủng khiếp lắm mới tuôn ra được ngòi bút mình những câu văn như có ma ám, từng dòng, từng dòng như bị một thế lực siêu nhiên vừa hành hạ, vừa chắp cánh cho tâm hồn, cho cõi lòng để bao nhiêu tài hoa biến thành niềm thương nhớ thấu trời thấu đất” (Triệu Xuân). Cảm hứng của Vũ Bằng trong hai cuốn sách tài hoa ấy là nỗi nhớ niềm yêu dường như là tuyệt vọng, dường như thuộc về “một tiền kiếp xa xôi” của một người khách thiên lý tương tư cố quán vời vợi nghìn trùng không có cơ hội trở lại, gặp lại. Và hình như trong mỗi món ăn thấm đẫm tình quê đó được “đượm sắc, thơm hương” hơn bởi tình yêu da diết Hà Nội, rộng hơn là tình yêu miền đất giàu truyền thống văn hoá - Bắc Việt. 1.4. Qua việc tìm hiểu văn hoá ẩm thực trong hai tác phẩm ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai chúng tôi hy vọng rằng sẽ đóng góp thêm một cái nhìn toàn diện hơn về cuộc đời, tài năng, tư tưởng phong cách của một nhà văn mà suốt cuộc đời ông chữ “tài” và chữ “tai” luôn đeo bám nhau đến khắc nghiệt. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Về Vũ Bằng và các tác phẩm ký của ông Vũ Bằng là một cây bút viết ký rất tài hoa của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có sáng tác đầu tay khá sớm, đó là truyện ngắn Con ngựa già đăng trên mục Bút mới của báo Đông Tây năm 1930. Từ đó cho đến cuối đời 8 Vũ Bằng viết đều đặn, liên tục cho ra đời các tác phẩm với khối lượng lớn và trên nhiều lĩnh vực. Nhưng đến nay số lượng tìm được theo Văn Giá là mới được hơn một nửa. Vì lí do này việc nghiên cứu Vũ Bằng chưa thật sự tương xứng với sáng tác của ông để lại. Người đầu tiên viết về Vũ Bằng là Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, Vũ Bằng được Vũ Ngọc Phan xếp vào các “tiểu thuyết gia tả chân”. Nhận xét về lối văn tiểu thuyết của Vũ Bằng, Vũ Ngọc Phan viết: “Tiểu thuyết của Vũ Bằng rất gần tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan về lối tả cảnh và nhân vật. Khi tả nhân vật, dù là họ ở cảnh nghèo khổ hay cảnh giàu sang, bao giờ Vũ Bằng cũng tả bằng ngọn bút dí dỏm, nhạo đời hơi đá hoạt kê một chút còn về cảnh ông chỉ tả sơ sơ; ông chú trọng cả vào hành vi của các nhân vật, vì những hành vi ấy là động tác của cuốn tiểu thuyết và gây nên những cảnh riêng biệt cho các nhân vật” [38]. Đến năm 1969 mới có thêm một bài giới thiệu về Vũ Bằng của Thượng Sỹ, đó là lời nói đầu cho cuốn Bốn mươi năm nói láo khi cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên (do cơ sở xuất bản Phạm Quang Khải ấn hành tại Sài Gòn năm 1969). Năm 1970, Tạ Tỵ trong cuốn Mười khuôn mặt văn nghệ xuất bản đã giới thiệu Vũ Bằng là một trong mười khuôn mặt văn nghệ nổi bật lúc bấy giờ với bài viết Vũ Bằng - Người trở về từ cõi đam mê. Từ năm 1991 đến năm 1999 cũng có rất nhiều bài viết đăng trên các báo: Văn nghệ, Sài Gòn, Phụ nữ thứ bảy Thành phố Hồ Chí Minh về Vũ Bằng. Nhưng các bài viết này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số khía cạnh trong tác phẩm của ông hoặc kể lại những ấn tượng về Vũ Bằng để minh oan, chiêu tuyết cho ông. Năm 2000, nhà văn Triệu Xuân là người có công sưu tầm các tác phẩm của Vũ Bằng thành ba tập Tuyển tập Vũ Bằng khá dầy dặn với bài giới thiệu Nhà văn Vũ Bằng - Người lữ hành đơn côi. Vào năm 2005, cũng chính Triệu 9 Xuân cho biên tập lại thành Vũ Bằng toàn tập trọn bộ bốn tập trong đó tập một: Những tác phẩm thuộc thể ký, tập hai và tập ba: Truyện ngắn, truyện dài: tập bốn: Tạp văn, biên khảo. Đặc biệt công trình Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ của Văn Giá [16] là một công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về Vũ Bằng. Trong công trình này ngoài bài giới thiệu khá kỹ về cuộc đời, tác phẩm của Vũ Bằng, Văn Giá còn in những bài viết có giá trị về Vũ Bằng và các tác phẩm của ông (chủ yếu là về Thương nhớ mười hai), sau đó là phần sưu tầm các truyện ngắn của Vũ Bằng trước và sau cách mạng, số ít trang cuối dành để giới thiệu thư mục tác phẩm, thư mục nghiên cứu Vũ Bằng. Tuy là một công trình nghiên cứu khá hệ thống và toàn diện, song Văn Giá vẫn cho rằng đó mới chỉ là “nét phác thảo bước đầu” về Vũ Bằng. Trong một tương lai gần, chắc chắn sẽ có những công trình nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và chi tiết hơn. 2.2. Về hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng Vì các tác phẩm ký của Vũ Bằng có một số phận rất đặc biệt nên các công trình nghiên cứu về ký của Vũ Bằng vẫn còn khá hạn chế về cả số lượng và quy mô chưa thật sự tương xứng với tài năng và vị trí của tác giả trên văn đàn. Có lẽ may mắn hơn tất cả là tác phẩm Thương nhớ mười hai có số lượng bài viết khá nhiều vì nó được coi là tác phẩm ký xuất sắc nhất của ông. Còn Miếng ngon Hà Nội mặc dù là những cảm nhận rất tinh tế của Vũ Bằng về văn hóa ẩm thực, song tác phẩm cũng chỉ được nhắc đến bên cạnh những tác phẩm ký, tùy bút viết về văn hóa - ẩm thực khá tiêu biểu của Việt Nam như: Hà Nội băm sáu phố phường (Thạch Lam), Phở, Cốm (Nguyễn Tuân), Những nẻo đường Hà Nội (Băng Sơn) như một sự khẳng định giá trị của nó chứ chưa hề đi vào tìm hiểu sâu. Điểm nhấn của các công trình nghiên cứu là tác phẩm Thương nhớ mười hai. 10 Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai đã đánh giá rất cao tác giả này, coi đó là “một nét tinh hoa của tấm lòng với cuộc đời”, “Từng câu tha thiết đã làm cho đến cả người đương ở giữa Hà Nội cũng phải yêu lây. Những sành sỏi và sâu sắc toát ra ngòi bút sao mà nhớ đến não nùng”. Nhưng dường như GS. Hoàng Như Mai là người đầu tiên đã phát hiện lên tiếng khẳng định, ngợi ca sức hấp dẫn của tác phẩm là ở “tấm lòng” và “ngòi bút tài hoa”: “dù phải thích nghi với hoàn cảnh chính trị như thế nào đấy, cuốn sách vẫn bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ da diết quê hương bên kia giới tuyến. Chính tấm lòng ấy đã cùng với ngòi bút tài hoa của Vũ Bằng làm nên giá trị văn chương cho tác phẩm này. Nó hấp dẫn chúng ta từng dòng, từng trang” [4; 6]. Sức hấp dẫn, vẻ đẹp của tác phẩm được GS. Nguyễn Đăng Mạnh khái quát: “Tình yêu quê hương, đất nước ấy là linh hồn của những trang viết hay nhất trong Thương nhớ mười hai, Bao hàm trong đó còn có tình cảm truyền thống của người dân Việt” [32, tr.430]. Bằng cảm thụ tinh tế của một nhà thơ, Vũ Quần Phương nêu lên lòng yêu nước của tác giả “Đọc Vũ Bằng thấy được lòng yêu nước của con người giăng mắc từ muôn nghìn sự việc”, Vũ Bằng “soi mình vào trời đất quê hương để viết lên văn” [41]. Như thế là từ Tô Hoài đến Hoàng Như Mai, Vũ Quần Phương, Nguyễn Đăng Mạnh đều thống nhất khẳng định Thương nhớ mười hai là một tác phẩm có giá trị văn chương. “Linh hồn” của các trang văn thương nhớ là tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Có thể nói đây là những ý kiến hết sức quý báu và đầy lòng trân trọng về Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Năm 1994 đoạn trích Tháng ba rét nàng Bân của tác phẩm Thương nhớ mười hai đã được đưa vào chương trình Văn 12 Ban KHXH, phần đọc thêm. Tạp chí Kiến thức ngày nay đã mở một cuộc thi bình một trong năm tác phẩm: Trịnh Tông lên ngôi Chúa - trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô [...]... hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký đó phải tái hiện được thế giới tâm hồn của Vũ Bằng 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Văn hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng 5.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát hai tác phẩm: - Vũ Bằng, Miếng ngon Hà Nội, Nxb Văn hoá Thông tin, H.2001 - Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, Nxb Văn hoá Thông... chúng tôi thực hiện đề tài: Ký Vũ Bằng về văn hoá ẩm thực (qua Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai) Hy vọng đề tài sẽ góp một tiếng nói khẳng định tài năng, tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp và nỗi sầu xa sứ của văn sĩ tài hoa Vũ Bằng 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những đặc điểm nổi bật nhất về văn hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai... thuật ký Vũ Bằng tạo nên vẻ đẹp của văn hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai 14 NỘI DUNG Chương 1 ẨM THỰC TRONG KÝ VŨ BẰNG NHƯ MỘT PHƯƠNG DIỆN VĂN HOÁ 1.1 Khái quát chung về thể loại ký 1.1.1 Giới thuyết khái niệm Ký là một thể loại văn học ra đời khá sớm trong lịch sử văn học nhân loại Xung quanh khái niệm về ký có rất nhiều ý kiến khác nhau Theo Từ điển Văn học, ký. .. những nhà văn khác: Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Tô Hoài - Chỉ ra được điểm nhấn tâm hồn của Vũ Bằng trong từng món ăn mà ông tái hiện 8 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Ẩm thực trong ký Vũ Bằng như một phương diện văn hóa Chương 2: Văn hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng Chương... của Vũ Bằng Từ đó có thể đánh giá một cách chân xác hơn về tài năng và tình yêu quê hương, đất nước tha thiết của ông 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu những nét chung nhất về Văn hoá ẩm thực - Chỉ ra được đặc điểm tiêu biểu của văn hoá ẩm thực trong hai tác phẩm ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai - Trong quá trình tìm hiểu văn hoá ẩm. .. viết và một cuốn sách có nhan đề Vũ Bằng - Bên trời thương nhớ dành viết về Vũ Bằng Văn Giá khẳng định Vũ Bằng là nhà văn tài năng và xuất sắc về nhiều phương diện “Ngòi bút của ông tựa như một con dao pha sắc nước, vừa thạo nghề, vừa cần mẫn” [16; 22] Tác giả đã dành khá nhiều trang ca ngợi vẻ đẹp của Thương nhớ mười hai như: Vũ Bằng đã “trải gấm hoa” lên những trang văn và “trang văn dành để nhớ về. .. sử mang tính cụ thể 1.2 Đề tài ẩm thực trong ký Vũ Bằng 1.2.1 Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vũ Bằng 1.2.1.1 Cuộc đời Vũ Bằng trước cơn sóng gió của lịch sử Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng, quê gốc ở huyện Lương Ngọc, tỉnh Hải Dương Ông sinh ngày 3 tháng 6 năm 1914 tại Hà Nội Cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ và được mẹ dạy dỗ rất cẩn thận Mẹ ông gửi ông vào trường Albert Sarraut - một... hai tác phẩm Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai nói riêng, chúng tôi thấy hầu như các tác giả mới dừng lại ở việc khẳng định tài năng, vị trí về tình yêu quê hương, đất nước của Vũ Bằng chứ chưa ai đi sâu vào nghiên cứu một vấn đề rất độc đáo trong ký của ông, đó là: 12 Văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nhất qua hai tác phẩm Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai Chính vì “khoảng trống” lí thú đó... loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, bao gồm nhiều thể loại như bút ký, hồi ký, du ký, nhật ký, phóng sự, tuỳ bút, tạp văn, tự truyện ký phản ánh sự việc và con người Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: "Ký là một thể văn tự sự viết về người thật việc thật có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất" Từ điển thuật ngữ văn học xác định: "Ký là một loại hình văn học trung... của Vũ Bằng còn khá xa lạ với bạn đọc Việt Nam trong khi ông đã có những tư liệu để đời như: Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội, Bốn mươi năm nói láo 1.2.1.2 Sự nghiệp của Vũ Bằng Trong suốt cuộc đời làm báo, viết văn của mình, Vũ Bằng đã để lại một sự nghiệp văn học khá lớn trên các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, nghiên cứu phê bình văn học Ở thể loại nào ông cũng đạt được một số thành . Hà Nội và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng. Chương 3: Một số đặc sắc trong nghệ thuật ký Vũ Bằng tạo nên vẻ đẹp của văn hoá ẩm thực qua hai tác phẩm ký: Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười. nhất về Văn hoá ẩm thực . - Chỉ ra được đặc điểm tiêu biểu của văn hoá ẩm thực trong hai tác phẩm ký Miếng ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai. - Trong quá trình tìm hiểu văn hoá ẩm thực qua. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ MINH HOA KÝ VŨ BẰNG VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC (Qua Món ngon Hà Nội và Thương nhớ mười hai) Chuyên

Ngày đăng: 23/07/2015, 17:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w