CN chưng cất tinh dầu lá tía tô

70 4.8K 28
CN chưng cất tinh dầu lá tía tô

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lá tía tô thu hái tại thời điểm chuẩn bị ra hoa, độ ẩm 82%. Lá nguyên liệu phải tươi, không bị sâu bệnh, thối hỏng. Nguyên liệu có thể lưu trữ tối đa 48h ở điều kiện nhiệt độ sản xuất thông thường (20 – 350C), thoáng gió. Nguyên liệu được nghiền nhỏ tới độ mịn 2,0 – 4,0 mm. Tiến hành chưng cất trong thiết bị chưng cất có nồi hơi riêng với các điều kiện kỹ thuật như sau: áp suất hơi – 2 atm; tỷ lệ khối lượng nguyên liệu thể tích thiết bị 0,4 kgl; tốc độ chưng cất – 30%; nhiệt độ nước ngưng – 390C; thời gian chưng cất – 180 phút. Sau phân ly, tinh dầu thô sẽ được khử nước bằng Na2SO4 để thu được tinh dầu thành phẩm. Nước ngưng đã tách tinh dầu thô sẽ được hồi lưu lại nồi hơi nhằm khép kín quy trình, giảm lượng nước tiêu hao đồng thời hạn chế sự tổn hao tinh dầu còn lại trong nước ngưng.

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cám ơn và các thông tin được trích dẫn trong chuyên đề này đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 25, tháng 05, năm 2013 Tác giả khoá luận LỜI CẢM ƠN Qua gần 5 tháng thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô”, đến nay khóa luận đã được hoàn thành. Để đạt được thành quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Bùi Quang Thuật - phó viện trưởng Viện Công nghiệp thực phẩm đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Hoàng Lan, bộ môn Thực phẩm – Dinh dưỡng, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cô là người đã hỗ chợ kinh phí và tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong khoa Công nghệ thực phẩm, trường đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ths. Bùi Bích Ngọc, Trung tâm Dầu, hương liệu và PGTP thuộc Viện Công nghiệp thực phẩm. Chị là người luôn theo sát, hướng dẫn và góp ý để tôi hoàn thành khóa luận. Xin cảm ơn các anh chị trong Trung tâm Dầu, hương liệu và PGTP thuộc Viện Công Nghiệp Thực Phẩm đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, tôi cũng xin trân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các thành viên trong tập thể lớp K54CNTP đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi hoàn thành đề tài này. Hà Nội, ngày 25, tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Thị Huyền MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam viii PHẦN THỨ NHẤT - MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích – Yêu cầu 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN THỨ HAI - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Giới thiệu về tía tô 3 2.1.1. Giới thiệu chung 3 2.1.2. Đặc tính thực vật, trồng trọt và thu hái 4 2.1.3.Thành phần hóa học của lá tía tô 4 2.2. Tổng quan về tinh dầu tía tô 4 2.2.1. Tính chất vật lý 5 Nguồn: Lê Ngọc Thạch và cộng sự, 1999; H. Panda, 1999 5 2.2.2. Thành phần hóa học 5 2.2.3. Một số hợp chất chính trong tinh dầu 8 2.2.4. Vai trò, ứng dụng của tinh dầu lá tía tô 12 2.2.5. Tình hình nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ tinh dầu lá tía tô trên thế giới và ở Việt Nam 14 2.3. Phương pháp chưng cất tinh dầu 18 2.3.1. Nguyên lý chung 19 2.3.2. Những ưu, nhược điểm chung của phương pháp chưng cất 19 2.3.3. Các dạng chưng cất tinh dầu 20 2.3.4. Quy trình công nghệ và thiết bị 20 2.3.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chưng cất hơi nước 21 2.3.6. Thiết bị chưng cất 22 PHẦN THỨ BA 24 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị 24 3.1.1. Nguyên liệu 24 3.1.2. Hóa Chất 24 3.1.3. Thiết bị và dụng cụ 24 3.2. Nội dung nghiên cứu 25 3.3. Phương pháp nghiên cứu 26 3.3.1. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu 26 Để lựa chọn nguyên liệu thích hợp nhất cho mục đích khai thác tinh dầu, chúng tôi tiến hành phân tích các thành phần chính của 2 loại tía tô thu hái tại 2 địa điểm là: xã Đông Dư - Gia Lâm - Hà Nội và xã Vân Nội - Đông Anh - Hà Nội. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lấy 2 mẫu lá: chuẩn bị ra hoa (bắt đầu xuất hiện những chồi hoa đầu tiên) và mẫu ra hoa rộ 27 Nguyên liệu lá tía tô thu mua bao gồm: lá và cành. Phần cành chứa hàm lượng tinh dầu rất nhỏ (0,05% theo chất khô) (đã trình bày trong phần 2.2), lại khá cồng kềnh nên sẽ được loại bỏ. Phần lá nguyên được tách phiến lá và cuống lá riêng để tiến hành cân và xác định hàm lượng tinh dầu trong mỗi bộ phận. Khối lượng mẫu lá sử dụng là 200 g lá còn nguyên cuống 28 3.3.2. Nghiên cứu quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô 29 3.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng sản phẩm 30 3.3. Phương pháp đo đạc và xử lý số liệu 33 3.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 33 PHẦN THỨ TƯ - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ LỰA CHỌN NGUYÊN LIỆU 35 4.1.1. Phân tích thành phần nguyên liệu lá tía tô 35 Hàm lượng tinh dầu trong 4 mẫu được tiến hành nghiên cứu dao động từ 0,60 - 0,76% theo chất khô. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ (0,3 - 0,5%) (đã trình bày ở phần 2.2.5.1). Trong đó, hàm lượng tinh dầu trong lá tía tô Đông Anh khi chuẩn bị ra hoa cao hơn mẫu lá khi ra hoa rộ và cao hơn hẳn so với 2 mẫu lá tía tô Đông Dư. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn lá tía tô trồng tại xã Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội, được thu hái tại thời điểm chuẩn bị ra hoa làm nguyên liệu khai thác tinh dầu 35 Ngoài ra, hàm lượng protein, lipit và xenluloza khá tương đồng với thành phần lá tía tô đã được nghiên cứu ở Nhật Bản (trình bày trong bảng 2.1). Hàm lượng các chất trên đều không quá cao, do đó sẽ không ảnh hưởng xấu tới quá trình chưng cất tinh dầu 35 4.1.2. Xác định các thành phần cơ lý của nguyên liệu lá tía tô 35 4.2. NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ XỬ LÝ NGUYÊN LIỆU TRƯỚC KHI CHƯNG CẤT 36 4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 36 4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu từ lá tía tô 37 4.3. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ CÔNG NGHỆ ĐẾN QUÁ TRÌNH CHƯNG CẤT TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 38 4.3.1. Ảnh hưởng của áp suất hơi nước đến quá trình chưng cất tinh dầu tía tô 38 4.3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 40 4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41 Tốc độ chưng cất được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của thể tích nước chưng thu được trong một giờ so với thể tích của thiết bị. Tốc độ càng cao thì thời gian chưng cất sẽ càng ngắn lại, hiệu quả sử dụng thiết bị tăng lên, giảm công lao động. Tuy nhiên, khi tốc độ chưng cất quá cao, tinh dầu không kịp khuếch tán ra nước và lượng nước chưng cũng tăng. Điều đó dẫn tới tổn thất nhiều tinh dầu và chi phí hơi nước cho một đơn vị sản phẩm tăng lên. 41 Tốc độ chưng được tiến hành khảo sát ở các mức: 15, 20, 25, 30, 35 %. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được ghi ở bảng 4.7. 41 4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41 4.3.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 43 4.4. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 43 4.4.1. Phân tích các chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu hóa lý cơ bản của sản phẩm 43 4.4.2. Phân tích các thành phần hóa học của các sản phẩm tinh dầu lá tía tô 44 4.5. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHƯNG CẤT TINH DẦU LÁ TÍA TÔ 47 4.5.1. Sơ đồ quy trình công nghệ 47 4.5.2. Thuyết minh quy trình 49 PHẦN THỨ NĂM - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 Hình 7: Bộ chưng cất tinh dầu thực nghiệm 10l 61 DANH MỤC BẢNG LỜI CẢM ƠN ii Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g lá tía tô tươi Nhật Bản 4 Bảng 2.2. Các chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu tía tô 5 Bảng 2.3. Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tô ở Thổ Nhĩ Kỳ 5 Bảng 2.4. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô Zisu ở Trung Quốc 6 Nguồn: Baokang Huang et al, 2011 6 Bảng 2.5. Thành phần chính trong tinh dầu từ lá tía tô ở Nhật Bản 6 Bảng 2.6. Thành phần hóa học của tinh dầu tía tô Việt Nam 7 Bảng 4.1. Hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu lá tía tô 35 Bảng 4.2. Thành phần cơ lý - hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của lá tía tô 36 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu lá tía tô đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 37 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian lưu trữ nguyên liệu đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 38 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của áp suất hơi đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 39 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của tỷ lệ khối lượng nguyên liệu/thể tích thiết bị đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 40 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 41 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 42 Bảng 4.9. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu 43 Bảng 4.10. Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu lá tía tô 44 Bảng 4.11. Thành phần tinh dầu lá tía tô Đông Anh 44 Bảng 4.12. Thành phần tinh dầu lá tía tô Đông Dư 46 DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ LỜI CẢM ƠN ii Hình 2.1. Một số sản phẩm tinh dầu tía tô trên thị trường 15 Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ chưng cất lôi cuốn theo hơi nước 21 Hình 2.2. Bộ chưng cất Clevender cho tinh dầu nhẹ hơn nước 22 Hình 2.3. Các thiết bị chưng cất thường gặp 23 Hình 2.4. Thiết bị phân ly 23 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ khối các bước tiến hành đề tài nghiên cứu 26 Sơ đồ 4.1. Quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô 48 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GC-MC: Phân tích sắc ký khí nối ghép khối phổ. HD: Chưng cất hơi nước LLCE: Chiết xuất bằng hệ chất lỏng liên tục NL/V TB : Nguyên liệu/thể tích thiết bị PA: Perilla aldehyde SAFE: Chiết xuất bằng dung môi dễ bay hơi TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam PHẦN THỨ NHẤT - MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tinh dầu và các loại cây chứa tinh dầu là sản phẩm tự nhiên đã được con người biết đến từ rất lâu. Ngay từ thời thượng cổ, người dân thường khai thác và sử dụng các loại cây có tinh dầu ở dạng phơi khô. Thời kỳ trung cổ - khoảng thế kỷ XV, người ta đã biết dùng các loại rễ cây có tinh dầu để thờ cúng. Từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ XVII, tinh dầu đã được sử dụng để làm thơm cho tóc và da mặt, dùng chữa bệnh và dùng trong đời sống hàng ngày của con người (Lê Ngọc Thạch và cộng sự, 1999). Ngày nay, tinh dầu được dùng rất phổ biến trong mỹ phẩm, dược phẩm và dùng trong công nghiệp. Trong những năm gần đây, người dân có xu hướng ưa chuộng những sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, không độc hại. Do vậy, những loại cây cho tinh dầu quý, có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất và đời sống đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, khai thác và chế biến nhằm nâng cao giá trị sử dụng của chúng. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều. cây cối tươi tốt quanh năm, thảm thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong số hơn 550 loại cây có chứa tinh dầu ở nước ta thì tía tô là một trong những loại cây đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Lá tía tô chứa 0,3-1,3% lượng tinh dầu theo chất khô (He-ci Yu et al, 2010). Tinh dầu lá tía tô từ lâu đã được con người khai thác và sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau. Loại tinh dầu này chứa một số thành phần chủ yếu là perilla aldehyde, limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol,…( Đỗ Tất Lợi, 2003; He-ci Yu et al, 2010). Chúng được sử dụng trong y học, sản xuất nước hoa, các loại mỹ phẩm, phụ gia thực phẩm. Tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống ngộ độc cua cá, giảm triệu chứng trầm cảm, chống ung thư, giải cảm,… Loại tinh dầu này được sử dụng như chất tạo hương và làm ngọt nhân tạo trong các loại nước giải khát, nước sốt, thuốc lá (Niir Board, 1999). Với giá trị sử dụng và giá trị kinh tế to lớn mà tinh dầu tía tô đem lại thì đây thực sự được coi là một sản phẩm quý và đáng được quan tâm. Hiện nay, tinh dầu lá tía tô được sản xuất rộng rãi tại Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Phương pháp khai thác chủ yếu là chưng cất hơi nước (He-ci Yu et al, 2010). Đây được coi là phương pháp đơn giản, hiệu quả thu hồi cao và chi phí sản xuất thấp. Xét về điều kiện tự nhiên, với nguồn nguyên liệu sẵn có.Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể thu được nguồn lợi lớn từ việc sản xuất loại tinh dầu quý này. Từ những thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô”. Đây là việc làm cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 1.2. Mục đích – Yêu cầu 1.2.1. Mục đích - Xây dựng được quy trình công nghệ khai thác tinh dầu lá tía tô cho hiệu suất khai thác và chất lượng sản phẩm cao. 1.2.2. Yêu cầu - Phân tích, đánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu lá tía tô. - Nghiên cứu thời gian lưu trữ và xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất. - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình chưng cất tinh dầu từ lá tía tô. - Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài. - Đề xuất quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô. [...]... 2008) 2.3.6 Thiết bị chưng cất Do tinh dầu tía tô nhẹ hơn nước nên trong quy mô phòng thí nghiệm ta có thể sử dụng bộ dụng cụ thủy tinh Clevender với loại ống hứng tinh dầu nhẹ để chưng cất, xác định hàm lượng tinh dầu Hình 2.2 Bộ chưng cất Clevender cho tinh dầu nhẹ hơn nước Trong công nghệ chưng cất tinh dầu, các thiết bị chưng thường có các dạng sau: Hình 2.3 Các thiết bị chưng cất thường gặp Loại... về tinh dầu tía tô Toàn bộ cây tía tô chứa 0,3 - 1,3% tinh dầu (theo trọng lượng chất khô) Tuy nhiên, tinh dầu tập trung chủ yếu ở lá và chồi hoa Ở thân và cành cây, lượng tinh dầu rất thấp (0,05%) Thành phần chính của tinh dầu là perilla aldehyde , perrilla alcohol, limonene, α-pinene, elsholtziacetone, β-cargophylene và linalool,… (Đỗ Tất Lợi, 2003; He-ci Yu et al, 2010) Từ lâu, tinh dầu lá tía tô. .. chúng tôi lựa chọn dạng chưng cất này để tiến hành nghiên cứu 2.3.4 Quy trình công nghệ và thiết bị Quy trình công nghệ phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước gồm các bước cơ bản sau: - Chuẩn bị nguyên liệu - Chưng cất - Phân ly tinh dầu - Xử lý tinh dầu thô sau khi chưng cất NGUYÊN LIỆU XỬ LÝ NL CHƯNG CẤT HƠI HƠI NƯỚC NƯỚC NGƯNG TỤ TINH DẦU + NƯỚC PHÂN LY NƯỚC THẢI NƯỚC TD LOẠI II TINH DẦU THÔ... học của tinh dầu lá tía tô rất phức tạp, thay đổi theo từng loài, trạng thái nguyên liệu (tươi hay khô), thời điểm thu hái trước khi ra hoa hay sau khi ra hoa, lá non hay lá già, vị trí lá trên cây, phương pháp tách chiết,… Dưới đây là kết quả phân tích một số mẫu tinh dầu lá tía tô ở các khu vực khác nhau bằng phương pháp chưng cất hơi nước: Bảng 2.3 Thành phần chính trong tinh dầu lá tía tô ở Thổ Nhĩ... - Phân tích, đánh giá chất lượng và lựa chọn nguyên liệu lá tía tô - Nghiên cứu thời gian lưu trữ và xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất - Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình chưng cất tinh dầu từ lá tía tô - Phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm của đề tài - Đề xuất quy trình công nghệ chưng cất tinh dầu lá tía tô 3.3 Phương pháp nghiên cứu Mỗi thí nghiệm được tiến hành... Anh),… Ở nước ta, tía tô mới chỉ được trồng để làm rau và làm thuốc, hạt chủ yếu để làm giống Người Việt Nam hiện nay còn rất xa lạ với tinh dầu lá tía tô Tính tới thời điểm này, chưa có một cơ sở trong nước nào sản xuất tinh dầu lá tía tô -Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam, tinh dầu tía tô còn khá mới mẻ Hiện tại, mới chỉ có một số nghiên cứu về thành phần, đặc tính của tinh dầu mà chưa có... từ lá và chồi hoa; ở dạng tươi hoặc khô Với hoạt tính sinh học và dược lý cao, tinh dầu lá tía tô có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực thực phẩm, y học và mỹ phẩm (He-ci Yu et al, 2010) 2.2.1 Tính chất vật lý Tinh dầu lá tía tô là chất lỏng dễ bay hơi, trong suốt; có màu từ vàng nhạt tới vàng sáng; vị hơi cay; hương tía tô đặc trưng (H Panda, 1999) Một số chỉ tiêu hóa lý của tinh dầu lá tía tô. .. sự khác biệt lớn trong thành phần tinh dầu lá tía tô ở các khu vực khác nhau Có khoảng trên 30 hợp chất trong tinh dầu lá tía tô đã được xác định Trong đó, thành phần bay hơi trong lá tía tô có 4 loại chính là monoterpene, sesquiterpene, phenylpropanoid và furylketone Dựa trên con đường sinh tổng hợp các hợp chất thơm, người ta đã chia các hợp chất trong tinh dầu tía tô thành 7 nhóm khác nhau (He-ci... trò, ứng dụng của tinh dầu lá tía tô Tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn và đóng góp vai trò lớn trong đời sống con người Loại tinh dầu này chứa rất nhiều hợp chất quý, có tính ứng dụng cao trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm 2.2.4.1 Vai trò, ứng dụng trong thực phẩm Trong tinh dầu lá tía tô, các hợp chất như... định hàm lượng tinh dầu lá tía tô Cân chính xác 200 g nguyên liệu đã được cắt nhỏ và đong 1200 ml (sao cho nguyên liệu ngập toàn bộ trong nước), cho vào bình cầu 2000 ml rồi đem chưng cất tinh dầu theo phương pháp chưng cất lôi cuốn theo hơi nước bằng bộ xác định hàm lượng tinh dầu nhẹ Clevender Quá trình kết thúc khi lượng tinh dầu trong ống thu nhận không tăng lên Để đảm bảo tinh dầu trong nguyên . trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 40 4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41 Tốc độ chưng cất được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của thể tích nước chưng. tinh dầu được ghi ở bảng 4.7. 41 4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô 41 4.3.5. Ảnh hưởng của thời gian chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu. nhận tinh dầu 43 Bảng 4.10. Kết quả phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm tinh dầu lá tía tô 44 Bảng 4.11. Thành phần tinh dầu lá tía tô Đông Anh 44 Bảng 4.12. Thành phần tinh dầu lá tía tô

Ngày đăng: 23/07/2015, 16:15

Mục lục

  • Hình 7: Bộ chưng cất tinh dầu thực nghiệm 10l

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan