Để lựa chọn các thông số công nghệ tối ưu cho quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô, chúng tôi tiến hành thí nghiệm trên bộ thiết bị chưng cất tinh dầu thực nghiệm cỡ nhỏ có nồi hơi riêng dung tích bình cất 10 lít tại xưởng thực nghiệm Hương Liệu và PGTP, Viện Công nghiệp thực phẩm.
Các bước tiến hành trong quá trình chưng cất: Nguyên liệu xử lý nguyên liệu (nghiền nhỏ) chưng cất phân ly tinh chế tinh dầu thành phẩm.
3.3.2.1. Nghiên cứu chế độ xử lý nguyên liệu trước khi chưng cất
Nguyên liệu lá tía tô trước khi chưng cất cần được xử lý để làm tăng quá trình tách và thoát tinh dầu ra khỏi bề mặt nguyên liệu. Ở đây, chúng tôi khảo sát về ảnh hưởng của độ mịn nguyên liệu, thời gian lưu trữ đến hiệu suất thu nhận và chất lượng tinh dầu.
Dựa vào hiệu suất thu nhận, chất lượng tinh dầu và hiệu quả kinh tế để lựa chọn độ mịn nguyên liệu thích hợp nhất và xác định thời gian lưu trữ tối đa.
3.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình chưng cất
Để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô chúng tôi dựa trên nguyên tắc: Khi nghiên cứu ảnh hưởng của một yếu tố nhất định thì các thí nghiệm đều được tiến hành ở cùng các điều kiện công nghệ (trừ yếu tố công nghệ đang được khảo sát). Sau khi chọn được giá trị thích hợp của các yếu tố đã nghiên cứu thì giá trị đó sẽ được cố định trong các thí nghiệm tiếp theo để khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố còn lại.
Các yếu tố công nghệ được khảo sát là: áp suất hơi, tỷ lệ nguyên liệu/thể tích thiết bị, tốc độ chưng cất, nhiệt độ nước ngưng, thời gian chưng cất.
Việc lựa chọn các giá trị thích hợp của các yếu tố công nghệ dựa vào hiệu suất thu nhận tinh dầu, chất lượng tinh dầu và hiệu quả kinh tế.
X2 = Trong đó:
X2: Hiệu suất thu nhận tinh dầu tính theo lượng tinh dầu có trong nguyên liệu
X1: Hàm lượng tinh dầu trong nguyên liệu theo chất khô, %
m1: Khối lượng nguyên liệu, g
m2: Khối lượng tinh dầu thu nhận, g
W: Độ ẩm của nguyên liệu, %