Phân tích thành phần nguyên liệu lá tía tô

Một phần của tài liệu CN chưng cất tinh dầu lá tía tô (Trang 43)

Việc nghiên cứu xác định hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu lá tía tô có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp lường trước sự ảnh hưởng của chúng đến quá trình chưng cất tinh dầu. Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ để lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Mặt khác, việc xác định này sẽ giúp định hướng sử dụng bã sau chưng cất. Hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu lá tía tô được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hàm lượng các thành phần chính trong nguyên liệu lá tía tô

Nguyên liệu Độ ẩm,

%

Hàm lượng (tính theo chất khô), % Protein Tinh dầu Lipit Xenluloza

Lá tía tô Đông Dư

Chuẩn bị ra hoa 79,33 21,35 0,60 0,61 12,23

Ra hoa rộ 78,66 22,71 0,45 0,64 13,30

Lá tía tô Chuẩn bị ra hoa 82,00 25,42 0,76 0,63 11,88

Ra hoa rộ 80,66 25,96 0,67 0,69 12,19

Hàm lượng tinh dầu trong 4 mẫu được tiến hành nghiên cứu dao động từ 0,60 - 0,76% theo chất khô. Kết quả này cao hơn so với các nghiên cứu tại Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ (0,3 - 0,5%) (đã trình bày ở phần 2.2.5.1). Trong đó, hàm lượng tinh dầu trong lá tía tô Đông Anh khi chuẩn bị ra hoa cao hơn mẫu lá khi ra hoa rộ và cao hơn hẳn so với 2 mẫu lá tía tô Đông Dư. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn lá tía tô trồng tại xã Vân Nội – Đông Anh – Hà Nội, được thu hái tại thời điểm chuẩn bị ra hoa làm nguyên liệu khai thác tinh dầu.

Ngoài ra, hàm lượng protein, lipit và xenluloza khá tương đồng với thành phần lá tía tô đã được nghiên cứu ở Nhật Bản (trình bày trong bảng 2.1). Hàm lượng các chất trên đều không quá cao, do đó sẽ không ảnh hưởng xấu tới quá trình chưng cất tinh dầu.

Một phần của tài liệu CN chưng cất tinh dầu lá tía tô (Trang 43)