Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô

Một phần của tài liệu CN chưng cất tinh dầu lá tía tô (Trang 49)

thiết bị. Tỷ lệ này được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.

4.3.3. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô tía tô

Tốc độ chưng cất được định nghĩa là tỷ lệ phần trăm của thể tích nước chưng thu được trong một giờ so với thể tích của thiết bị. Tốc độ càng cao thì thời gian chưng cất sẽ càng ngắn lại, hiệu quả sử dụng thiết bị tăng lên, giảm công lao động. Tuy nhiên, khi tốc độ chưng cất quá cao, tinh dầu không kịp khuếch tán ra nước và lượng nước chưng cũng tăng. Điều đó dẫn tới tổn thất nhiều tinh dầu và chi phí hơi nước cho một đơn vị sản phẩm tăng lên.

Tốc độ chưng được tiến hành khảo sát ở các mức: 15, 20, 25, 30, 35 %. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu được ghi ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của tốc độ chưng cất đến hiệu suất thu nhận tinh dầu Tốc độ chưng cất, % Trọng lượng tinh

dầu thu được, g

Hiệu suất thu nhận tinh dầu, % 15 3,18 77,49d 20 3,37 82,12c 25 3,45 83,98b 30 3,50 85,37a 35 3,46 84,23b

(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).

Từ kết quả của bảng 4.7 cho thấy khi tốc độ chưng cất nhỏ hơn 30% thì hiệu suất thu nhận tinh dầu tăng theo chiều tăng của tốc độ chưng cất nhưng khi tốc độ chưng cất lớn hơn ngưỡng này, hiệu suất thu nhận tinh dầu bị giảm đi do tinh dầu bị tổn thất trong nước chưng. Như vậy, tốc độ chưng cất thích hợp nhất cho chưng cất tinh dầu lá tía tô là 30% (hiệu suất đạt 85,37%). Tốc độ này được sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.

4.3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô lá tía tô

Sự phân ly của tinh dầu trong nước phụ thuộc rất lớn vào tỷ trọng của tinh dầu cũng như khả năng hòa tan của các cấu tử trong nước. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải tìm được nhiệt độ nước ngưng phù hợp với từng loại tinh dầu.

Mỗi mẻ thí nghiệm được thực hiện với các thao tác, thiết bị như phần 4.2.1; Các thông số công nghệ tối ưu đã được lựa chọn ở các phần trên sẽ được sử dụng cho thí nghiệm này:

- Độ mịn nguyên liệu: 2,0 < d ≤ 4,0 mm - Áp suất chưng cất: 2,0 atm

- Tỷ lệ khối lượng NL/VTB: 0,4 kg/l

- Tốc độ chưng cất: 30%

- Thời gian chưng cất: 150 phút.

Nhiệt độ nước ngưng được khảo sát ở các mức: 30, 33, 36, 39, 42, 450C.

Hiệu suất thu nhận tinh dầu lá tía tô với các nhiệt độ nước ngưng khác nhau được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ nước ngưng đến hiệu suất thu nhận tinh dầu

Nhiệt độ nước ngưng,

0C

Trọng lượng tinh dầu thu được, g

Hiệu suất thu nhận tinh dầu, % 30 3,50 85,37e 33 3,66 89,10c 36 3,73 90,89b 39 3,8 92,68a 42 3,69 89,91c 45 3,59 87,48d

(Ghi chú: các số liệu theo cột có các số mũ khác nhau là có giá trị khác nhau có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%).

Qua kết quả nhận được trong bảng 4.8 cho thấy nhiệt độ nước ngưng

thích hợp cho quá trình chưng cất tinh dầu lá tía tô là 390C (hiệu suất thu nhận

tinh dầu đạt 92,86%). Nhiệt độ nước ngưng là 390C được lựa chọn cho các

Một phần của tài liệu CN chưng cất tinh dầu lá tía tô (Trang 49)