Hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn được giải báo văn nghệ 1995

101 329 0
Hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn được giải báo văn nghệ 1995

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 CHU THỊ THU HƯƠNG HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐƯỢC GIẢI - BÁO VĂN NGHỆ 1995 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Từ sau năm 1986, với sự đổi mới tư duy nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật của nhà văn xoáy sâu hơn nữa vào các vấn đề của số phận con người trong đời sống xã hội đã khiến tiểu thuyết và truyện ngắn (nhất là truyện ngắn) không những đa dạng về đề tài, phong phú về nội dung mà còn có nhiều thể nghiệm, cách tân về thi pháp. Mỗi nhà văn đều lý giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng với những cách xử lý riêng về hình thức nghệ thuật. Hệ quả tất yếu là truyện ngắn Việt Nam đương đại đã gặt hái được nhiều thành công trên nhiều phương diện, trong đó không thể không nói đến một cách tiếp cận mới, đó là hình thức “nhân vật kể chuyện”. 1.2. Có thể nói, trên thực tế, hình thức “nhân vật kể chuyện” vì nó xuất hiện ngày càng nhiều trên Báo Văn nghệ, trong các tập truyện ngắn, nhất là những tập truyện ngắn được giải nên đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm tự sự. Hình thức kể theo ngôi thứ nhất - chủ thể xưng “tôi” trong tác phẩm. Khác với hình thức tự sự kể từ ngôi thứ ba (người kể chuyện), chủ thể kể chuyện trong trường hợp này được đặt vào trong chính các sự kiện, tình tiết với tâm thế người trong cuộc. Và đấy cũng là lúc nhà văn có nhu cầu bộc bạch thế giới nội cảm, hay các sự kiện tâm tư của mỗi chủ thể phong phú hơn và trực tiếp hơn. 1.3. Nhân vật kể chuyện là một vấn đề quan trọng của lý thuyết tự sự nên nó thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ có hạn nên chúng tôi chỉ đề cập và tạm xếp loại các ý kiến theo ba nhóm sau: Ý kiến các nhà nghiên cứu Liên Xô; Ý kiến các nhà nghiên cứu phương Tây và Ý kiến các nhà nghiên cứu trong nước. 3 Trước hết là ý kiến của các nhà nghiên cứu Liên Xô. Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học do G.N.Pôxpêlôp chủ biên, khái niệm “người trần thuật”(người kể chuyện) đã được đề cập đến. Đó không đơn giản là khái niệm của một bộ giáo trình, mà là quan niệm của một trường phái - trường phái Pôxpêlôp của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Maxcơva mang tên Lômônôxôp. Đặc điểm tiêu biểu của trường phái này là xem văn học như một hình thái ý thức xã hội, nhìn nhận văn học theo góc độ nhận thức và khuynh hướng tư tưởng. Từ góc độ đó, tác giả xây dựng một hệ thống khái niệm chặt chẽ: nội dung, hình thức, thể loại, phong cách, phương pháp, đồng thời tiến hành loại hình hoá chúng theo quan niệm lịch sử. Với khái niệm “người trần thuật”, theo Pôxpêlôp, đó là “một loại người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người chứng kiến và người cắt nghĩa sự việc xảy ra”[37]. Như vậy, cũng có nghĩa là không phải bao giờ người đọc cũng biết được số phận của người trần thuật, về quan hệ của anh ta với các nhân vật, về việc anh ta kể chuyện ấy lúc nào, ở đâu, trong hoàn cảnh nào v.v…“Đối với người trần thuật (người kể chuyện) thì cái tiêu biểu là lập trường của một con người nhớ lại cái điều đã xảy ra”[37]. Khái niệm này, mặc dầu hợp lý, thậm chí đã bị bắt bẻ, nhưng đã vững vàng đi vào quỹ đạo của nghiên cứu văn học nhờ các công trình của B.M.Eikhenbaum, V.V.Vinôgrađôp, M.M.Bakhtin, G.A.Giukôpsky… Trong giáo trình Nguyên lý lý luận văn học, Timofiev cũng khẳng định việc tự sự ngay từ đầu đã được gắn chặt với một người kể chuyện nhất định. “Người kể chuyện là người kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố” [44].Ông đặc biệt quan tâm đến ngôn ngữ người kể chuyện, xem nó là yếu tố tích cực đem lại cho các nhân vật và các hiện tượng trong tác phẩm một màu sắc căn bản, một sự đánh giá căn bản: “Tính độc đáo của ngôn ngữ người kể chuyện tức là vấn đề ngôn ngữ người kể chuyện có những đặc điểm cá tính 4 hoá, không hoà lẫn với đặc điểm của các nhân vật được miêu tả, trái lại được nêu lên một cách riêng biệt, ám chỉ một cá tính ẩn đằng sau nó” [44]. Ý kiến của nhà nghiên cứu Nga V.V.Vinograđov “Vấn đề hình tượng tác giả trong văn nghệ thuật”: Hình tượng tác giả- đó không phải là chủ thể bình thường của lời văn, mà nhiều hơn là nó chưa được gọi tên trong cấu trúc của tác phẩm văn chương. Đó là sự thể hiện đã được cô đặc lại thực chất của tác phẩm, thống nhất toàn bộ những cấu trúc lời nói của các nhân vật trong sự tương ứng với người tường thuật, với nhân vật người kể chuyện hoặc những nhân vật người kể chuyện và xuyên qua chúng hiện lên thành trung tâm, tiêu điểm của cái toàn vẹn. Trong các hình thức của chuyện kể, hình tượng tác giả thường không trùng hợp với nhân vật người kể chuyện. Chuyện kể- đó không chỉ là một trong những dạng quan trọng nhất của sự phát triển truyện cực ngắn, truyện ngắn và truyện vừa, mà nó là ngọn nguồn to lớn làm giàu ngôn ngữ nghệ thuật. Chuyện kể như là hình thức của sự tường thuật nghệ thuật, mà được sử dụng rộng rãi trong văn chương hiện thực Nga thế kỷ XIX, đã được gắn vào nhân vật người kể chuyện – trung gian – môi giới giữa tác giả và thế giới của hoạt động văn chương. Hình tượng nhân vật người kể chuyện trong chuyện kể in dấu sự biểu cảm của mình, phong cách của mình lên các hình thức của sự miêu tả các nhân vật. Nhân vật người kể chuyện - kết quả lời văn của tác giả và hình tượng nhân vật người kể chuyện trong chuyện kể - đó là hình thức của “sự nghệ sĩ hoá” văn chương của tác giả. Hình tượng tác giả được tìm thấy trong nó như là hình tượng diễn viên trong hình tượng sân khấu được anh ta sáng tạo nên. Tương quan giữa hình tượng nhân vật người kể chuyện và hình tượng tác giả có mang tính năng động ngay cả trong các giới hạn của một số kết cấu truyện cổ tích, đó là trị số biến thiên. 5 Tiếp theo là ý kiến các nhà nghiên cứu phương Tây. P.Lubbock, nhà nghiên cứu người Anh trong tác phẩm Nghệ thuật văn xuôi đã đưa ra bốn hình thức trần thuật cơ bản. Thứ nhất là hình thức trần thuật “toát yếu toàn cảnh”, tức là sự hiện diện cảm thấy được của người trần thuật biết tất cả. Thứ hai là hình thức “người trần thuật kịch hoá”, nghĩa là người trần thuật đứng ở ngôi thứ nhất, kể lại câu chuyện từ góc độ cảm thụ riêng. Hình thức trần thuật thứ ba là “ý thức kịch hoá”, cho phép miêu tả trực tiếp đời sống tâm lý, những trải nghiệm bên trong của nhân vật. Cuối cùng là hình thức “kịch thực thụ”, hình thức này gần gũi hơn cả với trình diễn sân khấu vì ở đây trần thuật được đưa ra dưới dạng một cảnh trên sân khấu [18]. N.Frierdmann trong cuốn Điểm nhìn trong tiểu thuyết đã đưa ra một sự phân loại khá chi tiết về người kể chuyện. Thứ nhất là “toàn năng biên tập”, người kể chuyện hiện diện trong vai “nhà biên tập- nhà xuất bản”, biết tất cả và có khả năng xâm nhập vào câu chuyện dưới dạng những bàn luận chung về cuộc sống. Thứ hai là “toàn năng trung tính”, hình thức này không có sự can thiệp trực tiếp của người kể chuyện. Thứ ba là hình thức trần thuật “tôi là nhân chứng”, người kể chuyện kể từ ngôi thứ nhất, là một nhân vật trong truyện nhưng chỉ nằm bên lề câu chuyện, chỉ biết một phần về các nhân vật. Thứ tư là hình thức “tôi là vai chính”, người kể chuyện là nhân vật chính, nhân vật chủ chốt đối lập với trạng thái bên lề của người kể chuyện là nhân chứng. Thứ năm là “toàn năng cục bộ đa bội”, người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của nhiều nhân vật để kể. Thứ sáu là hình thức “toàn năng cục bộ đơn bội”, người kể chuyện đứng bên ngoài và tựa vào điểm nhìn của một nhân vật trong truyện để kể. Thứ bảy là hình thức “mô thức kịch” và thứ tám là trần thuật theo kiểu “camera”. Ở hai hình thức này, người kể chuyện hầu như chỉ ghi lại các sự việc, hiện tượng mà không tỏ bất cứ một thái độ chủ quan nào [26]. 6 T.Todorov trong Thi pháp học cấu trúc cũng đưa ra những ý kiến khá sâu sắc về người kể chuyện. Theo quan niệm của ông, “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng. Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện”. Xuất phát từ tương quan về dung lượng hiểu biết của người kể chuyện và nhân vật, Todorov đã chia thành ba hình thức người kể chuyện: người kể chuyện lớn hơn nhân vật; người kể chuyện bằng nhân vật và người kể chuyện bé hơn nhân vật” [46]. Cuối cùng là ý kiến các nhà nghiên cứu trong nước. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến tương đối sâu sắc và hệ thống về vấn đề này. Theo đó, “người kể chuyện là hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra hoặc có thể là một người biết một câu chuyện nào đó”[36]. Với quan niệm này, chúng ta có thể hình dung rõ hơn về người kể chuyện, ở cả ngôi thứ nhất (người kể trong cuộc, xưng “tôi”) và cả ngôi thứ ba (người kể đứng ngoài cuộc) trong một tác phẩm. Và như thế, “hình tượng người kể chuyện đã đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh”[36]. Phùng Văn Tửu trong chuyên luận Tiểu thuyết Pháp hiện đại, tìm tòi đổi mới khẳng định: “Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm nhìn được xác định trong hệ đa phương không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn”. Theo quan điểm này thì điểm nhìn chính là tiêu chí đầu tiên để nhận diện 7 người kể chuyện. Đây là quan điểm khá thoáng và ông cũng chỉ ra một số loại người kể chuyện: “Một dạng phổ biến của tiểu thuyết truyền thống là người kể chuyện giấu mặt, coi như đứng ở một vị trí nào đấy trong không gian, thời gian, bao quát hết mọi diễn biến của câu chuyện và thuật lại với chúng ta. Chúng được kể ở ngôi thứ ba số ít… Một dạng phổ biến khác của tiểu thuyết là lối kể chuyện ở ngôi thứ nhất với người kể chuyện xưng tôi” [32]. Nghiên cứu hình thức kể chuyện, tác giả Nắng Mai (PGS.TS Phùng Minh Hiến - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã có những đóng góp mới mẻ về hình thức “nhân vật kể chuyện” qua bài báo Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện Lão Hạc. Ông đã phân biệt và đẩy việc nghiên cứu so sánh giữa hình thức kể chuyện mới (“nhân vật kể chuyện” ) với hình thức kể chuyện truyền thống (“người kể chuyện”) tiến thêm một bước. Ông khẳng định việc nghiên cứu này đã “trở nên cần thiết và có thể mang giá trị lý luận”[21]. Theo Phùng Minh Hiến, hình thức “nhân vật kể chuyện” sẽ càng trở nên cần thiết hơn nữa, “nếu theo dõi và khái quát được những nét độc đáo nghệ thuật trong mỗi trào lưu nghệ thuật, nhất là trong mỗi phong cách nghệ thuật của cá nhân này hay cá nhân khác”[21]. Như vậy cũng có nghĩa là hình thức “nhân vật kể chuyện” cần được khảo sát không những về những nguyên tắc mang khuôn khổ chung của hình thức, mà còn cả về chất lượng nghệ thuật của hình thức truyện này nữa. Tóm lại, lý thuyết người kể chuyện, như trên vừa trình bày từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều nước khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau. Tựu chung lại, chúng tôi thấy có hai hình thức lớn, đó là: Chủ thể kể chuyện không được nhân vật hoá và chủ thể kể chuyện đã được nhân vật hoá. Hình thức thứ nhất khá phổ biến, từ thời truyện kể dân gian, anh hùng ca, truyện nôm, truyện nôm khuyết danh và hữu danh, thường 8 gắn với những tác phẩm quy mô đồ sộ. Ngược lại, với hình thức thứ nhất, hình thức chủ thể kể chuyện đã được nhân vật hoá có cuộc sống cá nhân, gia đình và dù ít hay nhiều đều có số phận cá nhân trong tác phẩm. Tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới về lý thuyết người kể chuyện khi dịch sang tiếng Việt, chúng tôi thấy các công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây (trừ Lucbock trong Nghệ thuật văn xuôi) đều không phân biệt cụ thể từng hình thức kể chuyện mà đều gọi là “người kể chuyện” (riêng nhóm những nhà khoa học xung quanh Pôxpêlôp và nhóm người dịch cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học còn sử dụng hai tên gọi: “người trần thuật” và “người kể chuyện”). Đến các nhà nghiên cứu trong nước như Trần Đình Sử, Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi khá trung thành với quan niệm của các tác giả Nga; nhưng khác với nhóm các nhà khoa học trong Dẫn luận nghiên cứu văn học còn đang băn khoăn về tên gọi thì Lê Bá Hán, Trần Đình Sử trong Từ điển thuật ngữ văn học không băn khoăn nữa. Đặc biệt, đến tác giả Nắng Mai – Nhà nghiên cứu Lý luận văn học, PGS.TS Phùng Minh Hiến đã giải quyết căn bản vấn đề này. Ông phân biệt và đưa ra khái quát hai hình thức kể chuyện, đó là: Chủ thể kể chuyện có cuộc sống cá nhân và số phận ở ngoài tác phẩm- Người kể chuyện và Cuộc sống cá nhân, số phận đều hình thành trong tác phẩm- Nhân vật kể chuyện. Với khái niệm này rõ ràng dễ hiểu và dễ phân biệt hơn so với các quan niệm trước và trong cả việc nhận diện tác phẩm văn học. 1.4. Có thể thấy, từ trước đây và cho đến nay, cả hai hình thức kể chuyện trên vẫn đang phát huy tác dụng nhưng rõ ràng hình thức người kể chuyện là truyền thống và ít có biến đổi. Hình thức nhân vật kể chuyện đang có rất nhiều biến đổi và khá tiện dụng. Nó thường được dùng để viết các tác phẩm ngắn, có độ dài trung bình và không hay dùng cho các tác phẩm có khối 9 lượng lớn. Khi sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm giúp cho người đọc dễ dàng theo dõi mạch kể của chuyện; đem lại những ấn tượng chân thật, sâu sắc, thấm thía đang diễn ra trong mắt mình. Từ những sự phân tích trên cho thấy, do tính chất đương đại và hợp thời nên khá nhiều nhà văn sử dụng hình thức nhân vật kể chuyện trong các tác phẩm của mình. Các tác giả trong tập truyện ngắn được giải năm 1995 của Báo Văn nghệ cũng không ngoại lệ. Do đó, chúng tôi lựa chọn đề tài “Hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn được giải – Báo Văn nghệ 1995” với mong muốn giúp bạn đọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực; qua đó góp phần nhận diện sự độc đáo của nghệ thuật kể chuyện đương đại. 1.5. Xin được nói thêm về tập truyện ngắn được giải của Báo Văn nghệ 1995. Đây là 14 truyện ngắn xuất sắc nhất đoạt giải (2 giải nhì, 3 giải ba và 9 giải khuyến khích, không có giải nhất) được chọn lọc từ hàng trăm truyện ngắn gửi về Báo Văn nghệ năm 1995. Trong số 14 truyện ngắn này, có 8 truyện kể theo hình thức “nhân vật kể chuyện” và 6 truyện kể theo hình thức “người kể chuyện”. Theo thứ tự tên tác giả, chúng tôi chia theo bảng tổng hợp dưới đây: STT Tác giả Tác phẩm Hình thức “nhân vật kể chuyện” Hình thức “người kể chuyện” 1 Trần Phương Anh Dốc chiều hôm x 2 Hồ Thị Huệ Đài Mùa săn x 3 Hoa Ngõ Hạnh Tìm trầm x 4 Đức Hậu Lạc bước x 10 5 Trịnh Đình Khôi Hoa gạo x 6 Võ Hoàng Minh Dấu vết của biển x 7 Dương Duy Ngữ Rước chữ x 8 Nam Ninh Tiếp thị x 9 Vũ Cao Phan Ngày cuối cùng của chiến tranh x 10 Hiền Phương Tiếng rừng x 11 Phan Thanh Trăng muộn x 12 Ngô Quang Thông Trận đấu x 13 Phan Cao Toại Ám ảnh của định mệnh x 14 Hữu Ước Ước vọng của anh tôi x Trong 8 truyện ngắn kể theo hình thức “nhân vật kể chuyện”, chúng tôi lại phân chia ở hai dạng chính: nhân vật kể chuyện kể chủ yếu về nhân vật khác và nhân vật kể chuyện chủ yếu kể về mình. Trường hợp thứ nhất xuất hiện ở Tìm trầm, Lạc bước, Ước vọng của anh tôi. Trường hợp thứ hai ở Trăng muộn, Ngày cuối cùng của chiến tranh, Tiếng rừng, Rước chữ, Dấu vết của biển. Chính sự phong phú của hình thức “nhân vật kể chuyện” này cộng với sự đa dạng trong cá tính, nghề nghiệp, số phận xã hội… của mỗi nhân vật kể chuyện đã tạo ra một ưu thế riêng, đặc biệt hấp dẫn của tập truyện ngắn. Có thể nhận thấy, mỗi nhân vật kể chuyện trong trường hợp tốt nhất có thể tạo ra một cái nhìn nghệ thuật độc đáo. Đến lượt mình, cái nhìn nghệ thuật đó lại được cụ thể hóa thành chuỗi các điểm nhìn nghệ thuật. Do đó, khi nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu về hình thức “nhân vật kể chuyện” trong tập truyện ngắn đương đại của Báo Văn nghệ, tác giả luận văn mong muốn góp thêm một phần vào việc củng cố, xác định rõ hơn tính hữu hiệu và những điểm tiến bộ [...]... đề chung về nhân vật kể chuyện Chương II: Phân tích hình thức nhân vật kể chuyện trong các truyện ngắn được giải Báo Văn nghệ năm 1995 Chương III: Nét riêng của mỗi hình thức kể chuyện 14 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN 1.1 Khái niệm nhân vật kể chuyện Văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Mỗi tác phẩm văn học là một hiện tượng của đời sống con người được thể hiện... quả 2.2 Luận văn cố gắng chỉ ra những điểm tiến bộ, hợp thời và ưu thế của hình thức nhân vật kể chuyện so với hình thức kể chuyện truyền thống cũng trong tập truyện ngắn được giải Báo Văn nghệ , năm 1995 2.3 So sánh nét riêng giữa hai hình thức: Nhân vật kể chuyện và người kể chuyện, từ đó tìm ra những ưu, nhược điểm của từng hình thức kể 2.4 Từ kết quả nghiên cứu đã đạt được, luận văn mở ra khả... phẩm nghệ thuật Do được hư cấu nên để kể chuyện vì vậy con người xã hội và con người nghệ sĩ luôn được thống nhất trong nhân vật này, ở nhân vật có người nghệ sĩ kể chuyện 1.1.2 Nhân vật kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự 20 Nhân vật kể chuyện là một kiểu nhân vật đặc biệt, nó có những điểm khác so với các nhân vật khác trong tác phẩm, thể hiện ở những điểm sau: Trước hết, nhân vật. .. nhân vật cụ thể trong tác phẩm”, luận án sẽ đi vào xác lập khái niệm nhân vật kể chuyện - chủ thể kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm và nghiên cứu, phân tích hình thức kể chuyện tương đối mới này trong các truyện ngắn được giải của Báo Văn nghệ, năm 1995 1.1.1 Nhân vật kể chuyện do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện Giống như các nhà khoa học và nhà chính luận, nhà văn luôn quan... và đặc biệt là hình thức nhân vật kể chuyện 4.2 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến truyện ngắn Việt Nam vào 20 năm cuối thế kỷ XX 4.3 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến nhân vật trong truyện 4.4 Tập truyện ngắn được giải của Báo Văn nghệ, năm 1995 do Nxb Văn học phát hành năm 1996 và tham khảo thêm một số tập truyện ngắn khác của Báo Văn nghệ 5 Phương pháp... cạnh đó, nhân vật kể chuyện còn thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống và nghệ thuật 1.3 Những tiêu chí để nhận diện nhân vật kể chuyện 1.3.1 .Nhân vật xưng “tôi” khi kể chuyện Trong truyện kể, vấn đề ai kể chuyện và câu chuyện được kể như thế nào bao giờ cũng quan trọng hơn là ai mới thật sự là người viết nên truyện kể ấy Kiểu điểm nhìn trở thành cơ sở để phân biệt nhân vật kể chuyện. .. Lão Hạc (Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 34, năm 2011) Tác giả bài báo đề nghị gọi tên hình thức kể chuyện truyền thống (kể từ ngôi thứ 3 và “không được nhân vật hoá”) là “người kể chuyện với lý do đời sống cá nhân, hoàn cảnh, mức sống số phận tác giả được hình thành ở ngoài tác phẩm do mình sáng tạo nên Còn hình thức kể chuyện “đã được nhân vật hoá”, với nhân vật kể chuyện xưng “tôi” (đã xuất... chung về nhân vật kể chuyện như sau: Nhân vật kể chuyện là một nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, do nhà văn hư cấu nên để kể chuyện Giữa nhân vật kể chuyện với tác giả có mối liên hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất với nhau Mối quan hệ đó có gì giống với quan hệ của đạo diễn với nhân vật diễn viên trên sân khấu của mình 1.2 Chức năng của nhân vật kể chuyện trong tác phẩm tự sự Kể chuyện. .. truyện được giải năm 1995 của Báo Văn nghệ để thấy được sự độc đáo của hình thức nhân vật kể chuyện 3.3 Khảo sát, phân tích và so sánh giữa hình thức nhân vật kể chuyện và “người kể chuyện để thấy được những trường hợp thành công và những trường hợp không thành công trong tập truyện 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Những tài liệu và công trình nghiên cứu có liên quan đến nghệ thuật kể chuyện và... trong việc nghiên cứu tác phẩm văn chương 6.2 Qua việc phân tích cụ thể hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn hay năm 1995, góp phần nhận diện sự độc đáo của nghệ thuật kể chuyện đương đại 6.3 So sánh ưu, nhược điểm của hình thức nhân vật kể chuyện và “người kể chuyện 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành ba chương . về hình thức nhân vật kể chuyện qua bài báo Hình thức nhân vật kể chuyện trong truyện Lão Hạc. Ông đã phân biệt và đẩy việc nghiên cứu so sánh giữa hình thức kể chuyện mới ( nhân vật kể chuyện . có giải nhất) được chọn lọc từ hàng trăm truyện ngắn gửi về Báo Văn nghệ năm 1995. Trong số 14 truyện ngắn này, có 8 truyện kể theo hình thức nhân vật kể chuyện và 6 truyện kể theo hình thức. số truyện ngắn trong tập truyện được giải năm 1995 của Báo Văn nghệ để thấy được sự độc đáo của hình thức nhân vật kể chuyện . 3.3. Khảo sát, phân tích và so sánh giữa hình thức nhân vật kể

Ngày đăng: 23/07/2015, 14:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHU THỊ THU HƯƠNG

    • HÌNH THỨC NHÂN VẬT KỂ CHUYỆN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐƯỢC GIẢI -

    • BÁO VĂN NGHỆ 1995

    • HÀ NỘI, 2011

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan