NÉT RIÊNG CỦA MỖI HÌNH THỨC KỂ CHUYỆN TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐƯỢC GIẢI BÁO VĂN NGHỆ

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn được giải báo văn nghệ 1995 (Trang 76)

TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN ĐƯỢC GIẢI BÁO VĂN NGHỆ

NĂM 1995

3.1. Kể chuyện từ “ngôi thứ nhất” và từ “ngôi thứ ba”

Nhà văn Nguyễn Công Hoan khi nói về kinh nghiệm viết truyện ngắn của mình đã viết: “Khi một truyện diễn ra từ đầu đến cuối bằng nhiều cảnh

nhiều việc, tác giả nên đóng vai người ngoài mà kể lại cho độc giả nghe. Khi

một tiểu thuyết chỉ tựa vào cảnh vào việc để nói lên sự diễn biến của tâm lý, của tư tưởng, người viết truyện dùng hình thức kể chuyện cũng không sao.

Nhưng tốt hơn là nên dùng hình thức mình kể chuyện mình. Mình nói tâm lý

tư tưởng mình thì được người nghe dễ tin là thực, là đúng”.

Như vậy có thể thấy ở hình thức nhân vật kể chuyện từ ngôi thứ nhất, chủ thể kể chuyện xưng “tôi” từ đầu đến cuối tác phẩm, nhà văn có thể thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ, ấn tượng của nhân vật, nhìn thế giới theo con mắt của nhân vật. G.Genette gọi đây là “ người kể chuyện với tiêu cự bên trong”, còn Todorov gọi là “người kể chuyện bằng nhân vật”. Qua nhân vật kể chuyện, độc giả có thể am hiểu một cách sâu sắc mọi uẩn khúc trong tâm hồn nhân vật, mọi khát khao tầm thường lẫn sự thánh thiện thiêng liêng. Đơn

cử như trong truyện ngắn Rước chữ, chủ thể kể chuyện là một trong những

nhân vật của tác phẩm và khi kể xưng “tôi” với tư cách người chứng kiến, người trong cuộc.

Trong truyện, tác giả đã chú ý xác định và gợi ra những khía cạnh con

người cụ thể của nhân vật kể chuyện này. Anh người vùng Đỗ Động (Thanh

một ngọn núi đá vôi nổi trập trùng giữa biển lúa xanh bát ngát như sóng vỗ, tựa cái Vịnh Hạ Long trên cạn”.

Là học sinh phổ thông, vừa thi đỗ vào đại học, dịp nghỉ Tết Nguyên đán, anh về quê ăn tết với ông bà, cha mẹ và dự hội làng. Từ xưa đến nay, làng anh chưa có gia đình nào ông nội được chọn bầu làm chủ tế, cháu đích tôn được chọn rước giá văn. Mà rước giá văn chỉ có mình anh, còn rước kiệu văn những 16 nam thanh nữ tú kia. Anh có niềm vui trọn vẹn hơn nữa là Kim Thanh- bạn gái thân cùng học người làng cũng được chọn vào trong số những người rước kiệu năm ấy. Thanh cũng vừa thi đỗ được vào một trường đại học danh giá mà cả hai đứa cùng thích.

Không chỉ là con người cụ thể, nhân vật kể chuyện còn được tác giả

gắn vào một thời kỳ lịch sử nhất định vẫn còn lưu giữ được truyền thống lễ

hội cao đẹp vẻ vang và hào hùng của vùng miền, của dân tộc Việt Nam anh hùng và văn hiến. Hội làng anh vừa mới mở lại vào khoảng hơn 50 năm sau Cách mạng Tháng Tám. Năm ngoái mới chỉ có tế thần. Năm nay mới thêm rước chữ. Làng thờ vị Đức Thượng đẳng thần, Anh hùng dân tộc, Tiền Lý triều danh tướng, Đại Nam quốc phúc thần. Ngài là bậc võ quan hiển hách đã giúp vua Lý Nam Đế đánh đuổi giặc ngoại xâm lập nên nhà nước Vạn Xuân độc lập.

Không chỉ có riêng làng anh mà suốt dải đất từ Đỗ Động (Thanh Oai) đến Đường Lâm (Sơn Tây) có đến 73 làng thờ ngài. Ngài còn được vua Lý Thái Tổ (nhà hậu Lý) phong thần đầu tiên trong vùng khi Đức vua ngự giá đến khúc sông Cù quê anh. Tâm thần phấn chấn, nhà vua đã cho bày hương án và rót ba chén rượu xuống sông khấn: “Trẫm thấy nơi đây sơn kỳ, thuỷ tú (núi lạ sông đẹp) ắt có nhân kiến địa linh, linh hưởng lễ vật này...”. Cũng như

hầu hết các làng Việt Nam khác, Thành hoàng làng thường là người có công với dân, với nước.

Ở hình thức kể chuyện truyền thống (người kể chuyện ở ngôi thứ ba) thì chủ thể kể chuyện chưa được nhân vật hoá, xưng “nó”, “tôi”, “ta”, “bà”... G.Genette gọi đây là trường hợp “người kể chuyện theo tiêu cự bằng không”, Todorov gọi là “người kể chuyện lớn hơn nhân vật”, còn Pôxpêlôp gọi là “người trần thuật không nhân vật hoá mà đằng sau là tác giả”. Vì thế, ta không rõ người kể chuyện là nam hay nữ, nghề nghiệp, tuổi tác ... ra sao? Nói cách khác, dấu ấn cá nhân người kể chuyện không lộ rõ trong tác phẩm. Cụ

thể, trong truyện ngắn Hoa gạo (Trịnh Đình Khôi), ta bắt gặp nhân vật tên là

Thức với ba người đàn bà. Một người qua đi chẳng để lại dấu vết gì. Còn hai người kia là hai thế giới. Một với cô bạn gái cùng quê tên Chi với những kỷ niệm thơ mộng, đẹp đẽ, với đêm tân hôn trên chiếc thuyền câu mờ mờ ảo ảo; một với “nàng”- nhân vật không được xưng danh trong truyện ở trời tây với lối sống nhanh, gấp gáp và có phần “trần thế, cuồng nhiệt”. Cứ như thế, nhà văn để cho nhân vật giằng xé giữa hai sự lựa chọn: ở lại quê với người đàn bà và đứa con gái máu mủ anh bỏ quên gần hai chục năm trước hay trở về thành phố với người đàn bà chỉ biết đến nhà hàng, sàn nhảy, rượu bia, thuốc lá và những cuộc vui thâu đêm?

“Hai người dìu nhau về. Chị chợt ngẩng lên nhìn vào đôi mắt của anh: - Còn một chuyện này nữa em vẫn giấu anh, nhưng thôi đợi khi nào anh cưới vợ rồi em sẽ nói. Giờ có nói cũng thay đổi được gì.

- Em không muốn chúng ta sống với nhau ư?

- Muốn, nhưng đã muộn. Em già rồi, con em đã lớn. Em không muốn xáo trộn cuộc sống của mình và làm phiền người khác.

Thức nghĩ đến người đàn bà thành phố. Liệu nàng có chờ anh, có cần đến anh không. Cuộc sống lặp lại nhà hàng sàn nhảy, rượu bia thuốc lá, vui vẻ giận hờn, hợp tan, tan hợp. Tất cả nhẹ nhàng dễ dãi...”.

Với những cốt truyện giản đơn với cách kể chuyện truyền thống như này, thật sự không lắng đọng bạn đọc là mấy.

Khách quan mà nói, nhân vật xưng “tôi” là yếu tố để nhà văn thể hiện thái độ, sự đánh giá về các nhân vật khác và các sự kiện diễn ra trong câu chuyện. Tuy nhiên, có khi nhân vật xưng “tôi” lại hạn chế phạm vi kể chuyện. Đó là, đôi khi nhà văn muốn kể một câu chuyện diễn ra qua nhiều đời người, qua nhiều biên giới quốc gia... Hoặc có khi, nhà văn không chỉ muốn thể hiện suy nghĩ, thái độ của một nhân vật mà còn muốn khám phá tâm tư, tình cảm của nhiều nhân vật. Lúc đó, nhà văn sẽ lựa chọn ngôi kể thứ ba. Khi ấy, câu chuyện sẽ dễ dàng từ đời này sang đời kia, từ nước này sang nước khác, từ nhân vật này sang nhân vật khác... Như thế quy mô của câu chuyện được kể thường rất lớn. Câu chuyện có thể có rất nhiều nhân vật, có quan hệ với nhau rất phức tạp. Do đó, ngôi kể thứ ba thường được dùng trong các tác phẩm lớn.

3.2. Chủ thể kể chuyện được nhân vật hoá và không được nhân vật hoá

Để lý giải cách thức một câu chuyện được kể phải phân biệt được người kể chuyện với đối tượng mà điểm nhìn của anh ta định hướng tới. Phối cảnh truyện kể không nhất thiết phải đồng nhất. Sự phân biệt này được xác định cụ thể trong mối quan hệ với nhân vật, với việc xác định tiêu điểm và tiêu cự. Theo G.Genette, kiểu người kể chuyện bên trong tương đối rõ ràng. Người kể chuyện đơn giản là những nhân vật trong truyện, có thể tham gia hoặc không tham gia vào hành động truyện. Phạm trù người kể chuyện bên ngoài khó hơn rất nhiều, bởi người kể chuyện bên ngoài là nằm bên ngoài bất

kỳ một truyện kể nào, không phải là nhân vật, tuy nhiên luôn diễn ra sự nhập nhằng giữa hai kiểu người kể chuyện này. Genette cũng nhận thấy rằng sự phân biệt bên trong và bên ngoài dường như không quan trọng. Điểm đáng lưu ý là làm thế nào để xác định được sự biến đổi của người kể chuyện bên ngoài thành bên trong. Hay nói một cách khác, phải xem chủ thể kể chuyện có được nhân vật hoá suốt câu chuyện, có thời gian, địa điểm cụ thể hay không hay như siêu nhân, không được nhân vật hoá, không rõ thời gian, địa điểm cụ thể.

Trong Ngày cuối cùng của chiến tranh, dù nhân vật kể chuyện kể

chuyện hai mươi năm về trước nhưng người đọc vẫn cảm nhận đầy đủ thời gian (một ngày trước ngày giải phóng miền Nam 30-4), địa điểm (Cô nhi viện) và từng tình tiết, các nhân vật xuất hiện trong truyện: “Lúc đó, sớm của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt siêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh”. Nhân vật kể chuyện xưng “tôi”- anh Chủ nhiệm trinh sát trung đoàn được cụ thể hoá tính cách qua từng cử chỉ, hành động, lời nói và trong một hoàn cảnh cụ thể. Cuộc tổng tiến công trực tiếp vào nội đô Sài Gòn đã nổ ra từ mấy ngày hôm trước. Các đơn vị phòng không được lệnh bám sát bộ binh đánh địch trong hành tiến, nhưng trung đoàn của anh thì dừng lại ở hướng này, cách Sài Gòn khá xa về phía bắc, sẵn sàng đón lõng những đường bay địch từ các căn cứ ngoài Việt Nam có thể bất ngờ lao đến một lúc nào đấy. Anh được chỉ thị thiết lập gấp một đài quan sát cho nhiệm vụ trên và được trung đoàn trưởng trao quyền trực tiếp hạ khẩu lệnh xạ kích trong trường hợp khẩn cấp. Với nhiệm vụ quan trọng này và trong thời điểm chiến tranh sắp kết thúc, câu chuyện vì thế càng trở nên hấp dẫn và nhân vật kể chuyện càng được khái quát hoá. Trước tiên,

có thể thấy anh là người cảnh giác (khi đến Cô nhi viện, đi kiểm tra một vòng

thương, đã chỉ huy các trinh sát sẵn sàng chiến đấu...), mưu trí (không đuổi

theo bóng đen ngã trước cửa nhà nguyện trong đêm để quyết định “bắt sống

hay gọi hàng, không phung phí cái chết”), dứt khoát (qua một loạt mệnh lệnh do anh yêu cầu ma-xơ và anh em khi vào nhiệm vụ), lãng mạn ( nghe tên

thiếu nữ là Dịu Thơm, anh đã thốt lên: “Ôi cái tên nghe bình yên quá! Chiến

tranh dường đâu có ngụ ở nơi này”) và đầy tình yêu thương con người, đặc

biệt là với trẻ con, không phân biệt màu da (Anh quyết định không nổ súng trong trận cuối cùng này vì đây là Cô nhi viện, ở đó đang có rất nhiều trẻ em. Khi nhìn thấy ba đứa trẻ hai Mỹ đen, một Mỹ trắng thất thểu, sợ sệt và hốc hác bước ra từ nhà nguyện, không những không nổ súng, anh đã phải “xoay người bước nhanh để lẩn trốn những giọt nước mắt của chính mình”; bảo đồng đội lấy sữa trong ba lô pha cho các cháu và đã hai lần, anh xúc động nói không nên lời: “Trời, lại có thể như thế sao Chúa ơi!”).

Trong truyện ngắn Trận đấu (Ngô Quang Thông)- một câu chuyện khá

hấp dẫn được kể theo hình thức người kể chuyện, ngôi thứ ba kể về trận đấu giữa người và …chó. Chính cái vẻ nghịch lý này đã làm cho truyện gợi trí tò mò, thắc mắc của bạn đọc, dù câu chuyện này không có địa điểm, nhân vật “người xe thồ” thậm chí chưa được đặt tên. Xuất phát từ việc kệch cỡm, ngạo mạn, coi thường người khác của người chủ chó (qua việc hắn lấy tờ 10.000 đồng mới tinh liếm nước bọt đập vào chân đứa bé vừa bị bỏng do con bécgiê của hắn xô vào; việc hắn để con chó ngồi ăn chung với người giữa quán phở) nên người xe thồ đã quyết định đấu với chó của hắn để dạy cho chủ một bài học. Cuộc “ngã giá” khá hấp dẫn, nhanh chóng và kịch tính:

“Người xe thồ quay lại. Bạn anh níu lấy cánh tay. Anh ra hiệu cho bạn bình tâm rồi bước tới.

- Đúng!

- Chưa ai dám động đến lông chân của nó? - Đúng!

- Vậy tôi xin đấu với nó?

- Mày không bị “thần kinh” chứ? - Không! Tôi nói đứng đắn!

- Nhìn mặt, tao biết mày cũng không còn ở lứa tuổi bồng bột. - Xin đừng dạy khôn!

- Vậy mày muốn gì? Muốn chơi trội à?

- Cái đó chưa cần biết! Cái cần biết lúc này là anh có dám chấp nhận không? Hay anh chỉ quá lời?

- Không những dám mà tao còn chấp cho mày được phép dùng gậy hoặc dao, tuỳ ý!

- Tay không với một điều kiện? - Điều kiện gì?

- Nếu tôi thắng, anh phải mất năm triệu? - Nếu thua?

- Tôi đổi lại bằng sự nguy hiểm tính mạng?

- Mày hơi liều đấy! Nhưng nếu chỉ vì túng quẫn mà phải thí mạng, thì nếu mày xin, tao có thể cho vài chục?

- Xin anh dành sự thương hại ấy cho chính mình!

- Được! Nhưng để đề phòng sự ăn vạ của gia đình mày và việc làm khó dễ của chính quyền?

- Chúng ta sẽ viết cam kết! - Thông minh lắm! mày viết đi!

- Trước khi viết, tôi thêm một điều kiện: Sau trận đấu, con chó dù sống hay chết, nó cũng thuộc về người thắng!

- Có nghĩa là năm triệu! Và kèm theo mươi sáu thứ nguyên liệu để chế biến món “nhựa mận”? Tư hữu đến thế là cùng! Khôi hài thật! Nhưng thôi! Viết đi, tao chấp nhận tất”.

Chắc hẳn bạn đọc sẽ tò mò không hiểu người xe thồ thách đấu với chó làm gì- một trận đấu không ngang sức giữa “Bên này là con bécgiê to lớn, dữ tợn. Bên kia là người xe thồ nhỏ nhắn, bình thản”. Thậm chí, có người sẽ nghĩ anh vì năm triệu đồng, vì con chó sẽ được mang về khi thắng cuộc để chế biến món nhựa mận như tên chủ chó nói, hay vì anh muốn…thể hiện điều gì? Phải đến khi trận đấu kết thúc, khi anh không ra đòn hiểm, đòn trả đũa của người chiến thắng như vẫn thường thấy, khi ta thấy “ánh mắt anh khoan dung, đầy uy lực nhìn thẳng vào mắt nó, rồi nó cảm thấy hơi ấm của một bàn tay ùa vào lớp lông trên đầu” và anh bế bổng nó lên chiếc xe thồ, ta mới hiểu hết tấm lòng của anh: “Bây giờ chúng ta là bạn! Hãy về ở với ta, lâu nay mày chọn nhầm chủ!”. Và kết chuyện, chân dung, việc làm của anh mới được hoá giải khi anh nói với tên chủ chó lúc này đang đờ người như trời trồng:

“Vì tiếc cho con vật thông minh bị thói ngông cuồng của anh làm hỏng nên tôi mới phải hạ mình xuống đấu với nó… Lúc nãy anh nói “Có thể cho tôi vài chục!”. Bây giờ tôi biếu anh năm triệu. Anh đừng mặc cảm! Cứ coi như tôi mua lại của anh con chó này”.

3.3. Kể chuyện với tư cách người trong cuộc và người ngoài cuộc

3.3.1. Như phần 1.3.3 của luận văn đã trình bày, kể chuyện với tư cách

người trong cuộc tức là kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện kể lại chính những điều “tai nghe mắt thấy”, hoặc những chuyện bản thân đã từng trải qua. Vì thế, nhân vật kể chuyện có điều kiện đi sâu vào mổ xẻ, đào bới tâm hồn mình, có thể lật tung mọi ngóc ngách trong tâm hồn mình để phán xét, truy bức đến cùng con người bên trong của bản thân. Trở lại với truyện ngắn “Rước chữ”, nhân vật kể chuyện tạo nên lời kể với tư cách người trong cuộc. Anh chẳng những là người vui vẻ dự hội làng mà còn tham gia nồng nhiệt, hào hứng vào sự kiện này. Không những thế, anh còn được coi như một trong những nhân vật chính của lễ hội và còn là nhân vật trung tâm của lễ “Rước chữ”. “Kể với tư cách người trong cuộc” còn có nghĩa là kể sao cho giúp được

bạn đọc nhìn vào bên trong công việc của lễ hội. Trước hết là việc bàn luận,

tranh cãi của các bô lão nhằm gạt bỏ người kia (gạt ông thiếu tướng vì con trai

Một phần của tài liệu Hình thức nhân vật kể chuyện trong tập truyện ngắn được giải báo văn nghệ 1995 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)