Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
367,8 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ LOAN Tên đề tài: T NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BẾ THỊ LOAN Tên đề tài: T NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : 42 - Trồng trọt Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : 1. PGS.TS. Luân Thị Đẹp 2. TS. Hoàng Thị Bích Thảo Thái Nguyên, 2014 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban chủ nhiệm khoa Nông Học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc”. Hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo: PGS.TS. Luân Thị Đẹp, cô giáo TS. Hoàng Thị Bích Thảo người đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này, xin gửi lời cảm ơn đến các gia đình tại xã Đồng Quế - Sông Lô - Vĩnh Phúc nơi thực hiện đề tài, xin được gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè của tôi đã luôn cổ vũ, động viên và đồng hành cùng tôi trong suốt thời gian thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Đây là dịp đầu tiên tôi được tiếp xúc với việc nghiên cứu thực tế, do còn hạn chế về thời gian, về trình độ và kinh nghiệm thực tế của bản thân nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo, góp ý bổ sung của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 07 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Bế Thị Loan DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 25 Bảng 4.2. Khả năng nảy mầm của các giống cao lương ngọt thí nghiệm 29 Bảng 4.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 ở Vĩnh Phúc 30 Bảng 4.4: Động thái ra lá của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 ở Vĩnh Phúc 32 Bảng 4.5: Một số đặc điểm hình thái tại thời điểm thu hoạch 34 Bảng 4.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân 2013 36 Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu năng suất tại thời điểm thu hoạch của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 39 Bảng 4.8. Hàm lượng đường, hàm lượng dịch ép của các giống cao lương 40 DANH MỤC VIẾT TẮT CV: Hệ số biến động ĐH: Đại Học FAO: Tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc Giống số 3: Giống NL3 Giống số 8: Giống EN8 Giống số 13: Giống KCS105 Giống số 14: Giống FS902 Giống số 15: Giống Sugar grase ICRISAT: Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn IRRISTAT:Bộ chương trình xử lý số liệu thống kê của viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI). LSD: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa TNHH: Trách nhiệm hữu hạn MỤC LỤC Trang PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 3 1.2.1. Mục đích 3 1.2.2. Yêu cầu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 4 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và yêu cầu ngoại cảnh 6 2.1.2. Đặc điểm thực vật học 7 2.1.3. Thời gian sinh trưởng 8 2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên Thế giới và Việt Nam 9 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất trên thế giới 9 2.2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam 13 2.3. Cao lương ngọt - nguồn nguyên liệu sinh học 15 2.3.1. Lợi ích sử dụng nguyên liệu sinh học 15 2.3.2. Cao lương ngọt - nguồn nguyên liệu sinh học 16 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.1.1. Đối tượng 18 3.1. 2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 18 3.2. Nội dung. 19 3.3. Phương pháp theo dõi 19 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 19 3.3.2. Quy trình kỹ thuật 20 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 20 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Một số giai đoạn sinh trưởng chính của các giống cao lương ngọt 25 4.1.1. Giai đoạn từ khi gieo đến nảy mầm 26 4.1.2. Giai đoạn từ gieo đến trỗ bông 26 4.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chín sữa 27 4.1.4. Giai đoạn từ gieo đến chín sáp 27 4.1.5.Giai đoạn từ gieo đến chín hoàn toàn 28 4.2.1. Tỉ lệ nảy mầm 29 4.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 30 4.2.3. Động thái ra lá của các giống tham gia thí nghiệm 31 4.3. Đặc điểm hình thái thời kỳ thu hoạch 33 4.3.1. Chiều cao cây 34 4.3.2. Số lá trên cây 34 4.3.3. Đường kính thân 35 4.4. Tình hình sâu bệnh hại các giống cao lương thí nghiệm 35 4.4.1. Sâu đục thân (ostrinia nubilalis hubner) 36 4.4.2. Bệnh thối thân do vi khuẩn 37 4.4.3. Bệnh thối thân do nấm 37 4.5. Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng 38 4.6. Năng suất và chất lượng của các giống cao lương tham gia thí nghiệm 40 4.7.1. Hàm lượng đường 41 4.7.2. Hàm lượng dịch ép 42 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Đề nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Năng lượng không chỉ cần trong quá khứ mà nhu cầu về năng lượng tăng liên tục do sự phát triển của công nghệ tiên tiến và gia tăng dân số, trong khi đó những nguồn tài nguyên thiên nhiên lại không phải vô tận. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu đang xảy ra trên thế giới do sự suy giảm nhanh chóng nhiên liệu hóa thạch dự trữ như xăng, diesel, dầu hỏa, than.v.v. [19]. Ðể ổn định và đảm bảo an ninh năng lượng đáp ứng nhu cầu con người cũng như các ngành công nghiệp, các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu tìm ra những nguồn nhiên liệu mới, trong đó nghiên cứu phát triển nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ sinh khối động, thực vật là một hướng đi có thể tạo ra nguồn nhiên liệu thay thế phần nào nguồn nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt, đảm bảo an ninh năng lượng cho từng quốc gia. Việc đảm bảo nguồn năng lượng sạch dài hạn thay thế năng lượng hoá thạch ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi dầu mỏ đang cạn dần và trở nên đắt đỏ. Với những ưu điểm nổi trội thì năng lượng sinh học đang được xem là giải pháp hữu hiệu thay thế một phần và hướng tới mục tiêu thay thế toàn bộ nguồn nhiên liệu truyền thống. Nhiên liệu sinh học có nhiều ưu điểm hơn so với nhiên liệu hóa thạch là có thể tái tạo và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học như ngũ cốc, cây công nghiệp. Ðiều kiện tự nhiên ở Việt Nam rất phù hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học từ nguồn năng lượng sinh khối. Nhiên liệu cồn sinh học có thể được sản xuất từ lúa, ngô, sắn, khoai lang và mía đường, dầu sinh học được chế biến từ những loại cây lấy dầu như lạc, đậu tương, vừng, cây hướng dương, dừa và bông. Ước tính Việt Nam có thể sản 2 xuất 5 triệu lít cồn sinh học mỗi năm nếu như có sự điều chỉnh về sản lượng và diện tích cây trồng. Vào năm 2050, dự đoán khoảng 50% lượng tiêu thụ dầu mỏ sẽ được thay thế bằng nguyên liệu sinh khối. Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang thực hiện nhiều chương trình nghiên cứu, dự án hợp tác giữa các tổ chức, công ty trong và ngoài nước nhằm đưa ra cây trồng thích hợp nhất cho việc sản xuất nguồn nguyên liệu tái sinh phục vụ sản xuất ethanol sinh học. Cây cao lương (Sorghum bicolor L.Moench) thuộc chi lúa miến hay chi Cao lương (chi sorghum) là một trong ba loài thực vật thuộc họ hòa thảo (họ Poaceae). Theo Evelyn (1951) [13], cao lương có nguồn gốc từ miền Trung Phi cách đây 5 - 7 nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung Quốc và được du nhập vào Mỹ năm 1850 để làm thức ăn gia súc. Hiện nay có hàng triệu người ở Ấn Độ, châu Phi, châu Mỹ La Tinh,… dùng cao lương như một loại lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày, nhưng trên thế giới cao lương chủ yếu được dùng làm thức ăn gia súc dưới dạng lương thực và xiro lúa miến (làm từ những giống có hàm lượng đường cao như ở mía), cỏ khô, cũng như để sản suất một vài loại đồ uống có cồn [12]. Cao lương ngọt có thân chứa mọng nước, được sử dụng cho thức ăn thô xanh và thức ăn ủ chua hoặc để sản xuất xi-rô. Hạt cao lương ngọt có thành phần hóa học như ngô gồm sucrose, fructose và glucose, có thể lên men trực tiếp thành ethanol bằng nấm men. Khả năng tổng hợp chất hữu cơ cao hơn ngô 23%, nhu cầu nitơ và nước thấp hơn ngô là 37% và 17%, có khả năng sinh trưởng và phát triển ở những vùng đất có thể trồng ngô. Cứ 16 tấn cây cao lương ngọt có thể sản xuất được 1 tấn ethanol, phần bã còn lại còn có thể chiết xuất được 500kg dầu diesel sinh học. Người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ thân cây, phần hạt cao lương ngọt vẫn để dùng làm thực phẩm. [...]... dòng, giống cao lương ngọt có năng suất và hàm lượng đường cao phù hợp với điều kiện sinh thái vụ xuân tại tỉnh Vĩnh Phúc 1.2.2 Yêu cầu - Nghiên cứu giai đoạn sinh trưởng của các giống cao lương thí nghiệm - Nghiên cứu xác định khả năng sinh trưởng của các giống cao lương ngọt thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân - Nghiên cứu đặc điểm hình thái thời điểm thu hoạch của các giống cao lương ngọt trong thí... trưởng của các giống cao lương ngọt thí nghiệm trong điều kiện vụ xuân - Nghiên cứu đặc điểm hình thái thời điểm thu hoạch của các giống cao lương ngọt trong thí nghiệm - Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại các giống cao lương ngọt thí nghiệm - Nghiên cứu năng suất và chất lượng của các giống cao lương ngọt thí nghiệm 3.3 Phương pháp theo dõi Tiến hành trên thí nghiệm khảo nghiệm so sánh 05 giống cao lương. .. cao lương đồng thời là một trong những tỉnh gần nhà máy sản xuất ethanol sinh học Phú Thọ vì vậy rất thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho nhà máy Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi đã tiến hành đề tài Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc” 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích... trưởng phát triển tốt thì giai đoạn sau cây mới sinh trưởng phát triển và cho năng suất sinh vật học cao Qua theo dõi sinh trưởng, phát triển của các giống cao lương tham gia thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 ở Vĩnh Phúc chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương thí nghiệm vụ Xuân năm 2013 Đơn vị : Ngày Thời gian từ gieo đến… Giống số Nảy mầm... còn trong 25 năm, khí đốt 60 năm và than đá là 150 năm Nhận thức được vai trò quan trọng của cao lương trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên của con người nhiều nước đã đầu tư cho việc nghiên cứu trong việc nâng cao năng suất và diện tích trồng cao lương, bằng cách sử dụng giống có tiềm năng năng suất cao và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất Một số kết quả nghiên. .. tấn/ha Monti và Venturi (2002) đã so sánh khả năng cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất ethanol của cao lương ngọt, cao lương lấy thân và lúa mỳ ở Bogogna, Italia Kết quả cho thấy, cao lương ngọt có khả năng cung cấp năng lượng cao hơn cao lương cỏ 14%, lúa mỳ là 38% Venturi (2003) đã tiến hành so sánh tính khả thi trong việc sử dụng lúa mỳ, lúa mạch, ngô, cao lương hạt, củ cải đường và cao lương ngọt làm... Phát triển và chế biến cao lương là một vấn đề mới, ít nghiên cứu lớn, ngoài nghiên cứu rất giá trị của viện ICRISAT (Ấn Độ) Khó khăn lớn hiện nay là nghiên cứu tuyển chọn hoặc lai tạo được các dòng, giống cao lương ngọt có năng suất thân và hàm lượng đường cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có nhiều diện tích đất bãi phù hợp cho phát triển cao lương. .. Năng suất sinh khối của chồi bằng 56% năng suất thân chính, trong khi hàm lượng đường, đường khử, đường kết tinh, tỷ lệ dịch ép của giống Brandes, Rio và Wray tương đương nhau Chiu và Hu (1984) [9] chỉ ra rằng năng suất sinh khối trung bình liên quan chặt chẽ với chiều cao thân, năng suất hạt và số lượng lá/cây, số 11 nhánh/khóm ở cây cao lương vụ thu, sau khi khảo nghiệm 87 dòng, giống cao lương ngọt. .. E5/E10, dầu B5/B10 Trong những năm gần đây một số tổ chức đã tiến hành nghiên cứu cao lương ngọt làm nhiên liệu sinh học trong đó điển hình là đề tài cấp nhà nước “ Nghiên cứu tuyển chọn một số giống cao lương ngọt có năng suất cao, chất lượng tốt cho sản xuất ethanol nhiên liệu” với mục tiêu tuyển chọn và xây dựng quy trình thâm canh cao lương ngọt, tuy nhiên bộ giống sử dụng này là những giống thuần nhập... Hàm lượng đường cao - Thân ít mọng nước 3.1 2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.2.1.Địa điểm nghiên cứu - Tại khu đất thuộc xã Đồng Quế - Sông Lô - Vĩnh Phúc 3.1.2.2.Thời gian nghiên cứu - Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 3 /2013 – 8 /2013 19 - vụ xuân gieo ngày 15 tháng 3 năm 2013 3.2 Nội dung - Nghiên cứu giai đoạn sinh trưởng của các giống cao lương thí nghiệm - Nghiên cứu xác định khả năng sinh . Tên đề tài: T NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT. Tên đề tài: T NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CAO LƯƠNG NGỌT TRIỂN VỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VỤ XUÂN NĂM 2013 TẠI TỈNH VĨNH PHÚC KHÓA LUẬN TỐT. tiến hành đề tài Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc . 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1.