Một số chỉ tiêu năng suất và chất lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 46)

Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng phản ứng của kiểu gen với điều kiện môi trường. Lượng chất khô tổng hợp được trên một đơn vị diện tích là yếu tố quyết định tạo nên năng suất cây trồng, phụ thuộc vào đặc tính của giống, khả năng sinh trưởng của cây và chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác. Các yếu tố cấu thành năng suất có thể được quyết định bởi tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Các yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, chế độ chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thể hiện qua bảng:

Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu năng suất tại thời điểm thu hoạch của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân năm 2013

Chỉ tiêu

Giống số

Khối lượng

thân lá Khối lượng thân Năng suất sinh khối thực thu Năng suất thân thực thu

(kg/cây) (tấn/ha) 3 1,3 1,1 102,9 87,3 8 1,3 1,1 105,8 86,8 13 1,4 1,2 107,8 89,4 14 1,5 1,2 95,0 74,1 15 1,2 0,9 91,4 70,4

Khối lượng thân lá tươi của các giống cao lương thí nghiệm thì giống 14 là giống có khối lượng thân lá tươi đạt cao nhất, đạt 1,5 kg/cây, giống này sinh trưởng thân lá mạnh hơn tất cả các giống còn lại. Đứng thứ hai là giống 13 đạt 1,4 kg/cây. Hai giống 3 và 8 xếp thứ ba 1,3 kg/cây. Giống 15 có khối lượng thân lá tươi kém nhất trong năm giống chỉ đạt 1,2 kg/cây.

Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy có mối quan hệ nhất định giữa khối lượng thân lá tươi và khối lượng thân tươi của các giống cao lương ngọt. Các giống có khối lượng thân lá tươi lớn hơn thì khối lượng thân tươi cũng lớn hơn. Xếp từ cao đến thấp thì khối lượng thân tươi của các giống 13, 14 là 1,2 kg/cây, các giống 3, 8 1,1kg/cây, và giống 15 0,9 kg/cây.

Năng suất sinh khối thực thu dao động trong khoảng 91,4 – 107,8 tấn/ha, giống số 13 có năng suất sinh khối thực thu cao nhất đạt 107,8 tấn/ha, giống số 15 có năng suất sinh khối thực thu thấp nhất đạt 91,4 tấn/ha.

Giống số 13 có năng suất thân thực thu cao nhất đạt 91,0 tấn/ha, tiếp đến làgiống 3 cho năng suất thực thu (87,3 tấn/ha). Tiếp đến là giống 8, đạt

lần lượt là 86,8 tấn/ha. Giống 14 đạt 74,1 tấn/ha và giống 15 đạt kém nhất trong năm giống thí nghiệm (70,4 tấn/ha).

Qua bảng ta có thể thấy rằng giống 14 có khối lượng thân lá lớn nên có tiềm năng năng suất lớn hơn tất cả các giống còn lại. Tuy nhiên, khả năng chống chịu sâu bệnh của giống này kém hơn nên năng suất thực thu thấp hơn. Kết quả thu được cho thấy các giống 13, 3 và 8 cho năng suất thực thu cao hơn hẳn các giống còn lại do số cây thực thu cao. Trong quá trình sinh trưởng, các giống này kháng sâu bệnh khá tốt, trong khi giống 14 bị bệnh thối thân hại nặng dẫn đến mất cây nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 46)