Tình hình sâu bệnh hại các giống cao lương thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 43)

Một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng suất cây trồng nói chung và cây cao lương nói riêng là sự gây hại của sâu bệnh hại. Theo tài liệu của tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) cho biết: tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm từ 20 - 30 tỷ USD bằng 13 - 14% sản lượng, do bệnh gây ra từ 24 - 25 tỷ USD bằng 11 - 12% năng suất.

Nước ta nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nên rất thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh sinh trưởng, phát triển cũng làm cho vòng đời của sâu ngắn lại. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết. Song song với phòng trừ, thì công tác lựa chọn, chọn tạo các giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận để làm giảm đi phần nào những tác hại do chúng gây ra.

Cây cao lương là cây trồng bị khá nhiều sâu bệnh hại, chúng phá hại từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch, điển hình là giai đoạn cây con thường bị sâu xám phá hoại nếu không chú ý và tiêu diệt sẽ ảnh hưởng đến mật độ cây trồng, giai đoạn cây sinh trưởng mạnh khoảng 40 - 50 ngày sau gieo thường

bị các loại sâu đục nõn và một số loại bệnh hại khác phá hại và mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây lại có những loại sâu hại khác nhau gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cao lương.

Có nhiều loại sâu bệnh hại cây cao lương, trong số đó, sâu đục thân, bệnh thối do vi khuẩn và thối do nấm là những loài gây hại chủ yếu, tác động lớn đến năng suất sinh khối và hàm lượng đường của cao lương ngọt, Khả năng chống chịu các loài sâu bệnh hại này của các giống cao lương ngọt thí nghiệm được trình bày ở Bảng: 4.6

Bảng 4.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ Xuân 2013

Giống số

Sâu đục thân Thối thân do vi khuẩn Thối thân do nấm % bị hại Điểm % bị bệnh Điểm % bị bệnh Điểm

3 16,6 3 16,8 2 7,7 1

8 18,7 3 19,4 2 5,1 1

13 13,2 2 17,2 2 4,9 1

14 41,5 5 33,1 3 24,7 2

15 25,3 4 25,5 3 8,3 1

Trong đó: Điểm 1 = Tốt; Điểm 2 = Khá; Điểm 3 = Trung bình; Điểm 4 = Kém; Điểm 5 = Rất kém,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 43)