Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 28)

3.3.3.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

* Thời gian sinh trưởng

- Ngày gieo: Là ngày thực tế gieo hạt.

- Ngày mọc: Được tính từ gieo đến khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm có bao lá mầm lên khỏi mặt đất (mũi chông).

Xác định ngày trỗ cờ, chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn bằng cách quan sát và đếm số cây trên hai hàng giữa của ô thí nghiệm:

- Ngày trỗ cờ (ngày): Ngày có trên 50% số cây có hoa nở được 1/3 trục chính. - Ngày chín sữa (ngày): Ngày có trên 50% số cây có hạt ở giai đoạn chín sữa. - Ngày chín sáp (ngày): Ngày có trên 50% số cây có hạt ở giai đoạn chín sáp. - Ngày chín hoàn toàn (ngày): Ngày có trên 75% số cây có chấm đen ở chân hạt. - Ngày thu hoạch: là ngày tiến hành thu hoạch thân lá khi độ Brix trong thân cây cao nhất (thường là khi hạt cao lương ở giai đoạn chín sữa đến chín sáp).

* Khả năng nảy mầm

- Đánh giá theo ô thí nghiệm

- Tỷ lệ nảy mầm (%) = số hạt nảy mầm/số hạt đem gieo x 100

* Tốc độ tăng trưởng

Lấy ngẫu nhiên 10 cây/ô thí nghiệm ở hai hàng giữa, mỗi hàng 5 cây liên tiếp, đánh dấu cây thí nghiệm.

Chiều cao cây: Tiến hành đo chiều cao cây tại các thời điểm 30, 60, 90, 120 ngày sau trồng và khi cây trỗ cờ.

Khi cây chưa trỗ cờ, chiều cao cây được tính từ mặt đất đến mút đầu lá. Khi cây trỗ cờ, chiều cao cây được tính từ mặt đất đến hết bông cờ. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau gieo 30 ngày = H1/T1

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau gieo 60 ngày = H1: Chiều cao cây sau gieo 30 ngày.

H2: Chiều cao cây sau gieo 60 ngày. T1: Thời gian sau gieo 30 ngày.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây sau gieo 90, 120 ngày tính tương tự như 60 ngày.

30

- 1

2 H

- Số lá: Đếm số lá tại các thời điểm 30, 60, 90, 120 ngày và khi cây trỗ cờ bằng cách đánh dấu lá.

- Đường kính thân: Đo tại vị trí thân phình to nhất.

3.3.3.2.Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu sâu bệnh

- Sâu đục thân: Theo dõi, phát hiện sự phát sinh, gây hại của sâu đục thân trên các giống cao lương ngọt thí nghiệm, ghi ngày phát hiện, đếm số cây bị hại, tính phần trăm cây bị hại, cho điểm khả năng kháng sâu đục thân.

+ Điểm 0: Rất tốt (không có cây bị sâu) + Điểm 1 : Tốt ( số cây bị sâu < 5%) + Điểm 2: Khá (5 ≤ số cây bị sâu < 15%)

+ Điểm 3: Trung bình (15 ≤ số cây bị sâu < 25%) + Điểm 4: Kém (25 ≤ số cây bị sâu < 35%)

+ Điểm 5: Rất kém (số cây bị sâu ≥ 35%) Xác định tỷ lệ sâu hại:

Tổng số cây bị hại

Tỷ lệ sâu hại (%) = x 100 Tổng số cây trên ô

- Bệnh thối thân do vi khuẩn Erwinia carotovora và thối thân do nấm

Pythium aphanidermatum : Theo dõi, phát hiện sự phát sinh, gây hại của bệnh hại trên các giống cao lương ngọt thí nghiệm, ghi ngày phát hiện, đếm số cây bị hại, tính phần trăm cây bị hại, cho điểm mức độ nhiễm bệnh.

+ Điểm 0: Không bị bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Điểm 1: Nhiễm rất nhẹ (1 - 10% số cây bị bệnh) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (11 - 25% số cây bị bệnh) + Điểm 3: Nhiễm vừa (26 - 50% số cây bị bệnh) + Điểm 4: Nhiễm nặng (51 - 75% số cây bị bệnh)

+ Điểm 5: Nhiễm rất nặng (> 75% số cây bị bệnh)

3.3.3.3 Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng

- Năng suất

- Đường kính thân (cm): Đo trên 10 cây theo dõi tại vị trí thân phình to nhất trên thân (thường ở cách gốc 20 – 30 cm) ở thời điểm thu hoạch.

- Khối lượng tươi của thân lá (kg/cây): cân toàn bộ thân lá của 10 cây mẫu/ô, lấy giá trị trung bình.

- Khối lượng tươi của thân (kg/cây): cân toàn bộ thân (sau khi bỏ lá và bông) của 10 cây mẫu/ô, lấy giá trị trung bình.

- Năng suất sinh khối thực thu (tấn/ha): Mỗi ô thí nghiệm được chia thành hai nửa theo chiều dài ô. Một nửa ô thí nghiệm (4,55 m x 5 m = 22,75 m2) được duy trì mật độ (không lấy cây theo dõi) để xác định năng suất thực thu.

Năng suất sinh khối thực thu (tấn/ha) = [(Khối lượng thân lá của ½ ô (kg)/Diện tích của ½ ô (m2

)) x 10.000]/1.000 - Năng suất thân thực thu (tấn/ha):

Năng suất thân thực thu (tấn/ha) = [(Khối lượng thân của ½ ô (kg)/Diện tích của ½ ô (m2

)) x 10.000]/1.000

- Chất lượng

- Hàm lượng dịch ép: Ép thân cao lương bằng máy ép mía thông dụng. Hàm lượng dịch ép (%) = (Khối lượng dịch ép/Khối lượng thân tươi) x 100, hàm lượng dịch ép được đo tại thời điểm thu hoạch.

- Độ Brix hay Brix (%): Đo tại bốn thời điểm chín của hạt (trỗ, chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn).

Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây, sau đó đo độ Brix trong thân cây tại 3 vị trí gốc, thân, ngọn bằng máy đo Brix cầm tay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống cao lương ngọt triển vọng trong điều kiện vụ xuân năm 2013 tại tỉnh Vĩnh Phúc. (Trang 28)