1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf

104 765 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnhtranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu.Trong giải pháp tăng năng suất thì giốn

Trang 1

ĐỀ TÀI

“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại

Trang 2

Sinh viên thực hiện : 1

MỞ ĐẦU 4

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5

Chương 1 6

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 6

1.2 VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 7

1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 8

1.4 ƯU THẾ LAI 20

1.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ 27

Chương 2 39

2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 39

2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 40

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 40

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

2.5 QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU 46

2.6 THU THẬP SỐ LIỆU KH TÍ T ƯỢNG 48

2.7 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 48

Chương 3 49

3.1 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ TH NGHIÍ T ỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009 49

3.2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG NGÔ TH NGHIÍ T ỆM VỤ XUÂN VÀ VỤ THU ĐÔNG 2009 60

3.3 KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THAM GIA THÍ T NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009 70

3.4 TRẠNG THÁI CÂY, TRẠNG THÁI BẮP, ĐỘ BAO BẮP CỦA CÁC GIỐNG NGÔ TH NGHIÍ T ỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009 79

Trang 3

3.5 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÁC

GIỐNG NGÔ TH NGHIÍ T ỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009 82

3.6 KẾT QUẢ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN GIỐNG NGÔ ƯU TÚ 93

KẾT LUẬN V À ĐỀ NGHỊ 97

1 KẾT LUẬN 97

2 ĐỀ NGHỊ 98

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây ngô (Zea mays L) là một trong 3 cây lương thực quan trọng trong

nền kinh tế toàn thế giới Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi,người ta sử dụng ngô làm lượng thực chính Không chỉ cung cấp lượng thựccho con người, ngô còn là nguồn thức ăn cung cấp cho chăn nuôi, là nguyênliệu cho ngành công nghiệp chế biến trên toàn thế giới Hiện nay 66% sảnlượng ngô của thế giới được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, trong đó cácnước phát triển là 76% và các nước đang phát triển là 57% Tuy chỉ có 21%sản lượng ngô được dùng làm lượng thực cho con người nhưng nhiều nướcvẫn coi ngô là cây lương thực chính, như: Mexico, Ấn Độ, Philipin Ở Ấn Độ

có tới 90% sản lượng ngô, Ở Philipin có 66% sản lượng ngô được dùng làmlương thực cho con người (Dương Văn Sơn và ctv, 1997) [13]

Nhờ những vai trò quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế thế giới nênhơn 40 năm gần đây, ngành sản xuất ngô thế giới phát triển mạnh và giữ vị tríhàng đầu về năng suất, sản lượng trong những cây lương thực chủ yếu Mặc dùdiện tích trồng ngô đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước, nhưng sản lượng ngôchiếm 1/3 sản lượng ngũ cốc trên thế giới và nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu.Năm 1961 diện tích trồng ngô chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lượng là205,00 triệu tấn, nhưng đến năm 2009 diện tích trồng ngô đã đạt 159,53 triệu

ha với sản lượng 817,11 triệu tấn (theo thống kê của FAO, 2010) [34]

Hiện nay do nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng, để đáp ứng đủnhu cầu ngô cho tiêu dùng trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn đã xây dựng chiến lược phát triển sản xuất ngô đến năm 2010 và tầmnhìn đến năm 2020 là phải đạt 5- 6 triệu tấn vào năm 2010 và năm 2020 là 9-

10 triệu tấn Để đạt được mục tiêu này, hai giải pháp chính được đưa ra là mởrộng diện tích và tăng năng suất Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô

Trang 5

rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải cạnhtranh với nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu.Trong giải pháp tăng năng suất thì giống được coi là hướng đột phá bởi nó có

ý nghĩa quyết định để nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản.Một giống ngô lai tốt sẽ cho sản lượng cao hơn giống bình thường từ 20 – 25%.Trong quá trình nghiên cứu và chọn giống ngô phù hợp với từng sinh thái,việc đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giồngngô trước khi đưa ra sản xuất đại trà là công việc cần phải được tiếnhành

Xuất phát từ lợi ích và nhu cầu thực tế hiện nay, chúng tôi đã tiến

hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển

của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Xác định một số giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sảnxuất đại trà tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống ở cáctỉnh Trung du và miền núi phía Bắc

3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Trang 6

- Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điềukiện sinh thái tại Thái Nguyên.

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Ở Việt Nam, nông nghiệp nông thôn có vị trí rất quan trọng Hiệnnay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp,nông thôn và đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sựphát triển của khu vực này Trải qua các giai đoạn phát triển, nông dân, nôngnghiệp và nông thôn đã có những đóng góp tạo nên những thành tựu lớn trongcông cuộc đổi mới Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triểntương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất từng bước đổi mới phùhợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hoá Những thành tựu

đó đã góp phần rất quan trọng vào sự ổn định kinh tế - xã hội, tạo tiền đề đầynhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Đóng góp một phần không nhỏ đối với sự phát triển đó là hệ thốngcác cây lương thực, trong đó có cây ngô Tuy hiện nay cây lúa vẫn đang giữ

vị trí đứng đầu về sản lượng cũng như tầm quan trọng nhưng với khả năngphát triển trong tương lai, cây ngô đã từng bước tự chứng tỏ được mình

Ngô là cây trồng quang hợp theo chu trình C4, có tiềm năng năng suấtcao mà không một cây cốc có thể so sánh kịp Để nâng cao hiệu quả trong sảnxuất nông nghiệp nói chung và khai thác triệt để vị trí vai trò của cây ngô nóiriêng, công tác lai tạo những giống ngô mới có năng suất cao, phẩm chất tốt,thích ứng rộng là một yêu cầu cấp thiết Trong đó yếu tố giống có vai trò hếtsức quan trọng đối với việc nâng cao năng suất và sản lượng ngô

Trang 7

Tuy nhiên một giống chỉ được coi là thực sự phát huy hiệu quả khigiống có tiềm năng năng suất cao và thích nghi với điều kiện sinh thái cụ thể.

Do đó muốn phát huy hiệu quả của giống cần tiến hành nghiên cứu và khảonghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau dựa trên một số đặc điểm nôngsinh học và năng suất

Để xác định được những giống ngô lai có triển vọng đưa vào sản xuấtđại trà, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng ngô của tỉnh Thái Nguyên,chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một sốgiống ngô lai thí nghiệm trong điều kiện sinh thái của tỉnh

1.2 VAI TRÒ CỦA CÂY NGÔ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.2.1 Có giá trị sử dụng trong nhiều ngành sản xuất.

Ngô là một loại cây lương thực có giá trị sử dụng rộng rãi, khôngnhững trong nông nghiệp mà còn trong các ngành sản xuất khác:

- Hạt ngô dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho chăn nuôi,ngoài ra còn dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như sử dụngtinh bột trong công nghiệp chế biến đường glucose, doxtrox, deptrin,maldons, công nghiệp chế biến thực phẩm

- Bẹ ngô dùng làm thảm hoặc chế biến giấy cuộn thuốc lá

- Thân ngô được dùng làm chất đốt hoặc nguyên liệu giấy, thân ngô nondùng làm thức ăn gia súc

- Cùi ngô làm chất đốt hoặc chế tạo chất dẻo, nylon

- Râu ngô được dùng làm dược liệu

Hiện nay ở nước ta, cây ngô vẫn được dùng chủ yếu trong lĩnh vực sảnxuất thức ăn chăn nuôi, còn các ngành sản xuất khác mới chỉ chiếm tỷ trọngnhỏ, cần được mở rộng trong thời gian tới

1.2.2 Là một loại cây xoá đói giảm nghèo

Trang 8

Mục đích cơ bản của các chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn

là phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống cho nông dân Nhiều nghiêncứu khẳng định ngô là cây trồng cần được phát triển trong tương lai Với giátrị sử dụng và giá trị kinh tế khá cao, cùng với các khả năng nâng cao năngsuất, cây ngô sẽ nâng cao mức thu nhập cho người nông dân, từ đó đáp ứngđược mục tiêu xã hội quan trọng là xóa đói giảm nghèo

1.2.3 Sử dụng đất đai có hiệu quả, phá thế độc canh của cây lúa.

Với một nền nông nghiệp lúa nước trước kia, cây ngô thường được coi

là loại cây lương thực bổ sung Nhưng hiện nay, với yêu cầu chuyển đổi, đadạng hóa cây trồng, việc phát triển cây ngô là phù hợp Đi đôi với việc tăngnăng suất, chất lượng của cây ngô là việc chuyển đổi những vùng đất khôngthích hợp đối với trồng lúa sang cây trồng có hiệu quả hơn là ngô

1.2.4 Tiết kiệm được ngoại tệ.

Cây ngô được phát triển sẽ làm giảm lượng ngô nhập khẩu, tiết kiệmđược ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước Đây là một chỉ tiêu cần thiết trongđiều kiện nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, rất cần tiết kiệmnguồn vốn cho đầu tư phát triển các vấn đề khác cấp thiết hơn

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng ngô trong nước cao hơn khả năng cungứng nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập từ 300 - 600 nghìn tấn ngô vớilượng chi ngoại tệ từ 25 - 50 triệu USD Do vậy, việc tăng sản lượng ngô làviệc cần thiết và cấp bách hiện nay

1.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NGHIÊN CỨU NGÔ TRÊN THẾ GIỚI

VÀ VIỆT NAM

1.3.1.Tình hình sản xuất ngô trên thế giới

Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Do có nền

di truyền rộng và thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau nên cây ngôđược trồng ở hầu hết các nước trên thế giới Hiện nay trên thế giới có khoảng

Trang 9

140 nước trồng ngô, trong đó có 38 nước là các nước phát triển còn lại là cácnước đang phát triển (Báo cáo tổng kết 29 của ISAAA) [1] Tổng diện tíchtrồng năm 2009 lên đến 159,53 triệu ha, năng suất 5,12 tấn/ha và sản lượng817,11 triệu tấn một năm (FAOSTAT, 2010) [34]

Ngô được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: làm lương thực, thựcphẩm, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến

Hiện nay ngô còn là nguồn nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nănglượng sinh học (ethanol), đây được coi là giải pháp cho sự thiếu hụt nănglượng trong tương lai Ở Mỹ, trên 90% ethanol được sản xuất từ ngô với hơn

2680 nhà máy Trung Quốc cũng đang tập trung đầu tư xây dựng nhiều cở sởnghiên cứu về nguồn năng lượng sinh học này với mục tiêu ethanol nhiên liệu

sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2010 và 10 tỷ lít vào năm 2020 (Ngô Sơn, 2007)[12] Để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất ethanol, các nhà khoa học thuộcĐại học bang Michigan (Mỹ) đã tạo ra một số giống ngô mới chuyên sản xuấtethanol Giống ngô mới này cho phép tạo ra sản phẩm ethanol hiệu quả hơn

và mang lại nhiều lợi nhuận hơn bởi hiện phần lớn nhiên liệu ethanol của Mỹđược sản xuất từ bắp ngô

Nhờ những tiến bộ trong nghiên cứu và sản xuất mà năng suất, sảnlượng và diện tích ngô trên thế giới tăng lên liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay.Kết quả được thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009.

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 10

2008 161,10 5,13 826,22

(Nguồn: FAOSTAT, 2010) [34]

Qua bảng 1.1 cho thấy, sản xuất ngô trên thế giới tăng lên không ngừng

cả về diện tích và năng suất Năm 1961 năng suất ngô trung bình thế giới mớichỉ đạt 1,92 tấn/ha, diện tích 105,55 triệu ha Nhưng đến năm 2009 năng suấtngô đạt 5,12 tấn/ha, gấp 3 lần và sản lượng đạt 817,11 triệu tấn, gấp 4 lần sovới năm 1961, trong khi diện tích ngô tăng không nhiều (1,5 lần)

Trong công tác cải tạo giống cây trồng trên cơ sở ưu thế lai, ngô lai làmột thành công kỳ diệu của nhân loại Nhờ sử dụng giống ngô lai và kỹ thuậttrồng trọt tiên tiến mà năng suất ngô trên thế giới đã tăng 1,83 lần trong vòng

30 năm (1960-1990), nhất là các nước có điều kiện thâm canh như Mỹ, TrungQuốc, Brazil Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới được trìnhbày ở bảng 1.2

Bảng 1.2 Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2009

Nước Diện tích

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng ( triệu tấn)

Trang 11

(Nguồn FAOSTAT, 2010) [34]

Mỹ là một nước phát triển có năng suất ngô tăng từ 2-3 lần trong thời

kỳ trên Hiện nay Mỹ là nước sản xuất ngô lớn nhất thế giới, chiếm hơn 40%

tổng sản lượng ngô thế giới Theo Rinke.E (1979) [35] việc sử dụng các giốngngô lai ở Mỹ bắt đầu từ năm 1930 Hiện nay 100% diện tích ngô của Mỹ làtrồng các giống ngô lai trong đó hơn 90% là giống ngô lai đơn (Ngô HữuTình và cộng sự, 2009) [20] Nhiều thí nghiệm ở Mỹ về các giống ngô lai đơn

đã cho năng suất đạt 25 tấn/ha/vụ Người ta đã tính được mức độ tăng năngsuất ngô ở Mỹ trong giai đoạn 1930-1986 là 103 kg/ha/năm, trong đó sự đónggóp do cải tiến nền di truyền là 63 kg/ha/năm (Duvick D.N, 1990) [30], vàocuối thế kỷ 19, Mỹ đã có 770 giống ngô cải lượng

Trong thời gian gần đây, nếu như phần lớn các nước phát triển năngsuất ngô tăng không đáng kể, thì năng suất ngô ở Mỹ lại có sự tăng đột biến.Kết quả đó có được là nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất TheoMing Tang Chang và cộng sự (Minh-Tang Chang et al, 2005) [33] cho biết: Ở

Mỹ chỉ còn 48% giống ngô được sử dụng được chọn tạo theo công nghệtruyền thống, 52% là bằng công nghệ sinh học Năng suất ngô ở Mỹ đã tăng

từ 1,5 tấn/ha vào năm 1930 đến 7 tấn/ha vào những năm 1990 (SK.Vasal et al,1990) [36] Năm 2009 tổng sản lượng ngô của Mỹ là 307,38 triệu tấn/ha, trêndiện tích là 31,83 triệu ha

Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng ngô,Theo dự báo, sản lượng ngô năm 2010-2011 của Trung Quốc sẽ tăng 7,1% sovới năm 2009, và vượt kỷ lục 163,12 triệu tấn năm 2009, tuy nhiên diện tíchngô tăng không nhiều (tăng 1%) Do có trình độ khoa học kỹ thuật và thâmcanh cao nên Israel là nước đứng đầu về năng suất là Israel với 16,23 tấn/ha,năng suất ngô thấp nhất là Ấn Độ (2,06 tấn/ha)

Trang 12

Trong sản xuất hiện nay có sự khác biệt rõ ràng về năng suất giữa cácnước phát triển và các nước đang phát triển Năng suất ngô trung bình của cácnước phát triển là 7,8 tấn/ha, các nước đang phát triển là 2,7 tấn/ha Hainguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là:

- Tỷ lệ sử dụng giống ngô lai khác nhau trong sản xuất Ở các nướcphát triển 90-100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế laicao, trong khi đó các nước đang phát triển diện tích trồng giống ngô lai rấtthấp (37% diện tích) chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do (63% diệntích) (CIMMYT, 1991-1992) [29]

- Khả năng đầu tư và trình độ thâm canh của người sản xuất

Theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình Lương thực Thếgiới (IPRI, 2003) [32], vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô thế giới là 852 triệutấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi,16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp Ở các nước phát triển chỉ dùng5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 22%,

dự báo nhu cầu ngô trên thế giới năm 2020 được trình bày ở bảng 1.3

Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020

Vùng Năm 1997

(triệu tấn)

Năm 2020 (triệu tấn) % thay đổi

Trang 13

(Nguồn: IPRI 2003) [32]

Như vậy đến năm 2020, nhu cầu ngô thế giới tăng 45% so với nhu cầunăm 1997, chủ yếu tăng cao ở các nước đang phát triển (72%), riêng Đông Ánhu cầu tăng 85% so với năm 1997

1.3.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam

Cây ngô được đưa vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm (Ngô HữuTình, 1997) [18] Ngô là một trong những cây màu chính, thích ứng rộng,chịu thâm canh, năng suất cao, vì vậy cây ngô được trồng ở hầu hết các vùngtrong cả nước Tình hình sản xuất ngô lai trong nước giai đoạn từ năm 1961đến 2009 được trình bày qua bảng 4.1

Bảng 1.4 Sản xuất ngô Việt Nam năm 1961 – 2009

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN & PTNT 2010) [21]

Sản xuất ngô ở Việt Nam trải qua nhiều bước thăng trầm, đến nay đãđạt được những thành tựu to lớn, được chia làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Trước năm 1975 do điều kiện còn khó khăn nên cây ngôchưa được chú trọng, vì vậy diện tích ngô chỉ đạt 209 ngìn ha, năng suất 1,07tấn/ha, với sản lượng bình quân 224 nghìn tấn/năm

Trang 14

Giai đoạn 2: Từ năm 1975-1994 diện tích trồng ngô tăng chậm từ 229,2nghìn ha (năm 1975) lên 534,6 nghìn ha (năm 1992) Đầu những năm 1990ngành sản xuất ngô Việt Nam thực sự có một bước tiến nhảy vọt, gắn liền vớiviệc sử dụng giống ngô lai ra sản xuất, đây là bước chuyển tiếp quan trọngtrong chương trình phát triển ngô lai ở Việt Nam - từ giống thụ phấn tự dosang giống ngô lai quy ước Hàng loạt các giống ngô lai Việt Nam đã được

mở rộng ra sản xuất: LVN10, LVN4, LVN5, LVN9, LVN12, LVN17 Dođược chọn tạo trong nước nên các giống ngô được tạo ra có khả năng thíchứng với điều kiện sinh thái và tập quán canh tác của người dân, giá thànhgiống chỉ bằng 50-70% so với các giống nước ngoài cùng loại

Giai đoạn 3: Từ năm 1994 đến nay, diện tích trồng ngô tăng nhanh,đồng thời với việc tăng không ngừng về năng suất Năm 2008 và 2009 năngsuất và sản lượng ngô cao nhất từ trước đến nay, năng suất đạt từ 4,01- 4,03tấn/ha, sản lượng 4381,8 - 4573,1 nghìn tấn trên diện tích 1086,8- 1140,2nghìn ha So với năm 1990, khi chưa sử dụng giống ngô lai trong sản xuất thìdiện tích tăng trên 2,5 lần, còn sản lượng tăng trên 6,5 lần

Có thể nói việc phát triển và sử dụng các giống ngô lai trong sản xuất ởViệt Nam là thành tựu nổi bật không thể phủ nhận Trước đây năng suất ngôcủa nước ta rất thấp so với năng suất ngô thế giới, do sử dụng giống địaphương và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế Tuy nhiênchỉ trong 10 năm áp dụng sản xuất ngô lai tại Việt Nam diện tích ngô lai đãtăng từ 0% năm 1990 lên 60% năm 2000 với tốc độ tăng kỷ lục 6%/năm, đếnnăm 2009 tỷ lệ giống ngô lai trong sản xuất là 95%

Trong thời gian gần đây, việc tiêu thụ ngô hàng hoá trong nước chủ yếu

do các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi, thông qua các đại lý hoặc các tưthương thu mua gom lại, sấy khô rồi cung ứng cho các nhà máy Hiện nay, tạimột số tỉnh như Sơn La, Hà Tây, Hòa Bình đã hình thành các cụm sấy ngô

Trang 15

hạt do các tư nhân tự đầu tư và thu mua ngô của dân, rồi cung cấp cho các cơ

sở chế biến thức ăn chăn nuôi

Theo báo cáo của Viện Quy hoạch và Thống kê nông nghiệp, dự kiếnđến năm 2010, tổng nhu cầu sử dụng ngô trong cả nước là 4,8 triệu tấn vànăm 2010 là 6 triệu tấn Trong đó sử dụng cho chế biến thức ăn chăn nuôi là2,3 triệu tấn (2005) và 3,5 triệu tấn (2010) Dự đoán trong thời gian tới diệntích ngô lai sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu trong chăn nuôi tăng

* Cơ hội và thách thức đối với sản xuất ngô ở Việt Nam

- Cơ hội trong sản xuất ngô ở Việt Nam

+ Sản xuất ngô trong nước đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các

cơ quan hữu quan

+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của nước ta thuận lợi cho phépchúng ta có thể mở rộng diện tích gieo trồng Đặc biệt từ năm 1993 trở lạiđây, cây ngô được phát triển mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ, đã và đang hình thành các vùng sản xuất ngô thương phẩm

Khả năng tăng diện tích gieo trồng ở nước ta còn lớn, hiện nay trong số

140 nghìn ha diện tích đất 1 vụ ở miền núi mới chỉ khai thác được khoảng 15

- 20% để trồng ngô, đậu, lạc Trong 180 nghìn ha ngô ở các tỉnh miền núi vàcao nguyên thì mới có khoảng 37% diện tích ngô được trồng 2 vụ Diện tíchngô vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở Đồng bằng và Trung du phía Bắc có thể trồngngô lên tới 300 nghìn ha

+ Nước ta đã có nhiều thành công trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹthuật về công nghệ sản xuất các loại hạt giống lai và các giống thụ phấn tự

do, nhiều giống ngô lai có năng suất cao đã và đang được áp dụng phổ biếntrong sản xuất Chương trình phát triển ngô lai của Việt Nam từ năm 1991 tớinay phát triển nhanh, có tới gần 60% diện tích ngô lai được trồng bằng cácgiống trong nước, số còn lại là các giống của một số công ty nước ngoài

Trang 16

+ Thu hồi vốn nhanh: Trồng ngô, nhất là ngô lai có thời gian gieo trồngngắn, vốn đầu tư không nhiều, dễ làm nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Công tác khuyến nông và hệ thống thông tin phát triển đã giúp chongười dân tiếp thu nhanh về giống mới và kỹ thuật tiên tiến trong sản xuấtngô đại trà

+ Phần lớn các tỉnh đều có chính sách trợ giá về giống và bảo hiểm giángô thương phẩm cho người sản xuất ngô lai

+ Hiện nay nhu cầu về ngô sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước lớn

hơn khả năng cung cấp nên ít khi có tình trạng dư thừa

- Thách thức trong sản xuất ngô ở Việt Nam

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng sản xuất ngônước ta vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:

+ Năng suất có sự tăng trưởng đáng kể nhưng so với thế giới năng suấtngô của Việt Nam vẫn còn thấp, năm 2009 năng suất ngô trong nước bằng78,71% so với trung bình thế giới, 41,72% so với năng suất trung bình của

Mỹ (FAOSTAT, 2010) [34]

+ Giá thành ngô cao, do giá giống và vật tư cao Trừ 3 vùng ngô hànghóa lớn là Sơn La, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có giá thành ngô tương đốithấp, các vùng còn lại có giá thành tương đối cao Điều đó làm cho giá ngôtrong nước luôn cao hơn so với giá ngô thế giới từ 30-40%

+ Mặc dù sản xuất ngô trong nước phát triển mạnh song do nhu cầunguyên liệu để chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng nên hàng năm nước tavẫn phải nhập một khối lượng đáng kể ngô làm nguyên liệu cho các nhà máychế biến thức ăn gia súc Trong những năm gần đây nước ta phải nhập 500-

700 nghìn tấn ngô hạt để làm thức ăn chăn nuôi

+ Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu

Trang 17

+ Công nghệ sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức Tuynhiên nếu nhập thiết bị phục vụ cho công tác này thì ít nhất cũng cần cóhàng chục triệu USD.

+ Năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất ngô còn có sự chênhlệch khá lớn giữa các vùng

+ Bộ giống ngắn ngày, chịu hạn, ít sâu bệnh, năng suất cao chất lượngtốt vẫn còn thiếu, đặc biệt là ở các tỉnh phía Nam

+ Ngô ở Việt Nam chưa chuyển sang sản xuất hàng hóa, 75% sản luợngngô được dùng để sản xuất thức ăn gia súc Với việc tăng đầu gia súc thì nhucầu về ngô có thể vượt quá khả năng cung ứng Nhu cầu đối với giống ngôngọt, ngô nếp và ngô rau tăng nhưng hiện nay chỉ có 10% diện tích trồngnhững giống ngô này

+ Một số biện pháp kỹ thuật canh tác vẫn chưa được nghiên cứu mộtcách hệ thống Quy trình canh tác giống mới vẫn còn chưa cụ thể cho từnggiống, từng vùng, từng thời vụ

+ Nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất ngô thế giới nói chung vànước ta nói riêng: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi phức tạp, đặc biệt là hạnhán, lũ lụt ngày càng nặng nề hơn, nhiều sâu bệnh hại mới xuất hiện Sản xuấtngô ở nhiều nơi đang rơi vào tình trạng xói mòn, rửa trôi đất, cạnh tranh giữangô và các cây trồng khác

+ Hiện nay khi gia nhập WTO, nước ta sẽ phải nới lỏng việc hạn chếnhập khẩu dẫn đến sự cạnh tranh về giá thành ngô trong nước với các nướckhác và có thể dẫn đến sự sụt giảm về diện tích trồng ngô trong tương lai

+ Việc mở rộng diện tích và khai thác không bền vững ở một số địaphương có thể dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất, nước và môi trườngsinh sống

Trang 18

Những thách thức trên đặt ra cho các nhà lãnh đạo và nghiên cứu, pháttriển ngô phải tìm ra hướng đi cụ thể nhằm phát triển cây ngô ở Việt Nam, cụthể trên các mặt:

- Thứ nhất phải nhanh chóng tạo ra được những giống ngô lai có năngsuất cao, chất lượng tốt và quan trọng là phù hợp với điều kiện sinh thái ViệtNam Đây là vấn đề khó, đòi hỏi đầu tư nhiều công sức, tiền của, thời gian vàmuốn thành công phải áp dụng những yếu tố công nghệ cao

- Thứ hai là phải có được hệ thống sản xuất hạt giống chất lượng tốt

- Thứ ba là cần có hệ thống làm khô, chế biến, đóng gói công nghiệp đểđảm bảo chất lượng ngang tầm hạt giống của các công ty nước ngoài

- Bốn là phải có chiến lược để giành lại thị trường dựa vào tiêu chí vềchất lượng cao, giá thành hạ

* Mục tiêu cụ thể từ năm 2006 - 2010 và các giải pháp phát triển sản xuất ngô trong nước

Nghị quyết 09/2000/NĐ-CP ngày 15/6/2000 xác định ngô là loại câytrồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực và có định hướng:

- Phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá lớn tại những vùngtập trung thâm canh nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệpsản xuất thức ăn chăn nuôi, đưa ngành chăn nuôi phát triển lên trình độ caohơn Đồng thời phục vụ nhu cầu làm lương thực tại các vùng sử dụng ngôtheo tập quán

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá thế độc canh Đây là một mục tiêuquan trọng đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người dân

- Giảm giá thành sản xuất để từng bước cạnh tranh với các sản phẩmcủa các nước trong khu vực và trên thế giới

- Tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất ngô

Trang 19

Những mục tiêu trên nhằm đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng ngô trongnước, giảm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu thu ngoại tệ Tuy nhiên, để đạtđược mục tiêu đó cần đưa ra các giải pháp lớn mang tính đột phá của các cấpquản lý Nhà nước.

1.3.3 Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên

Tỉnh thái nguyên là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, là cửangõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằngBắc Bộ Tỉnh có 354.110 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đấtnông nghiệp là 94.563 ha Để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển chănnuôi, cây ngô được coi là một trong những cây trồng chính trong sản xuấtnông nghiệp của tỉnh

Cây ngô được trồng 3 vụ trong năm (vụ Đông Xuân, vụ Xuân, vụ ThuĐông) trên tất cả các loại đất: đất rẫy, gò đồi, đất phù sa ven sông Nhữngnăm gần đây Thái Nguyên đã chuyển đổi cơ cấu giống, sử dụng các giốngngô lai năng suất cao như: LVN10, LVN11, LVN12 và một số giống ngônhập nội như: Bioseed, 9607, DK999, NK4300 vào sản xuất Các thành tựukhoa học kỹ thuật mới được nông dân ứng dụng mạnh mẽ vào sản xuất ngônên diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở Thái Nguyên tăng nhanh trongnhững năm gần đây Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên được trình bàyqua bảng 1.6

Bảng 1.6 Tình hình sản xuất ngô tại Thái Nguyên

Năm Diện tích Năng suất (tấn/ Sản lượng

Trang 20

2007 17,8 4,21 74,9

(Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, 2010) [22]

Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên đã có sự thay đổi rất lớn trongthời gian qua Năm 2002 diện tích trồng ngô của Thái Nguyên là 11,6 nghìn

ha với năng suất 3,28 tấn/ha và sản lượng đạt 38 nghìn tấn Đến năm 2008diện tích trồng ngô của Thái Nguyên được mở rộng và tăng lên đến 20,6nghìn ha, với năng suất 4,11 tấn/ha và sản lượng đạt 84,6 nghìn tấn Năm

2009 do ảnh hưởng của thiên tai nên diện tích, năng suất và sản lượng giảm,tương đương với năm 2007 Điều đó chứng tỏ điều kiện tự nhiên chi phốilớn đến sản xuất nông nghiệp Mặc dù vậy, tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâmchú trọng đẩy mạnh sản xuất ngô

1.4 ƯU THẾ LAI

1.4.1 Khái niệm ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng cây lai có sức sống khỏe hơn, tính chống chịucao hơn, năng suất cao và phẩm chất tốt hơn so với bố mẹ

Hiện tượng cây lai có những đặc điểm tốt hơn bố mẹ qua quá trìnhnghiên cứu được nhiều tác giả ghi nhận và gọi bằng nhiều tên như:

"Heterozygosis - tính dị hợp tử" (East và Haye, 1912); "Stimutation due

to hybridily - kích thích do tính chất lai"; "Luxurisance - sự phát triển mạnh các tính trạng ở cây lai" (Dobzhansky, 1950) Thuật ngữ được dùng thông

dụng nhất là "Heterosis - ưu thế lai" (Shull, 1910) (Ngô Hữu Tình, 2003) [19]

1.4.2 Các loại ưu thế lai

Ngô lai là một trong những thành tựu khoa học nông nghiệp nổi bật của thế

kỷ XX Ngô lai là kết quả tác động của gen trội và hiệu ứng siêu trội Biểu hiện ưuthế lai ở hầu hết các tính trạng, cụ thể như sau:

Trang 21

- Ưu thế lai về hình thái: Biểu hiện tốc độ phát triển trong thời gian sinhtrưởng và phát triển như chiều cao cây, số lá…

- Ưu thế lai về năng suất: Đây là biểu hiện quan trọng nhất của giốngngô lai đối với sản xuất đại trà

- Ưu thế lai thích ứng: Biểu hiện thông qua khả năng chống chịu vớiđiều kiện bất thuận như hạn, rét, sâu bệnh…

- Ưu thế lai về tính chín sớm: Biểu hiện tổ hợp lai chín sớm hơn so vớitrung bình bố mẹ Nguyên nhân là do sự tăng cường hoạt động của quá trìnhsinh lý, sinh hóa, trao đổi chất của tổ hợp lai mạnh hơn bố mẹ

- Ưu thế lai về sinh lý, sinh hóa: Là sự tăng cường biểu hiện quá trìnhtrao đổi chất (Nguyễn Văn Cương, 1995) [3]

Sự tăng năng suất ở thế hệ lai F1 của tất cả các cây trồng trung bình là

15 - 30%, ở ngô là 20 - 30% Hiện tượng ưu thế lai không nhất thiết phải biểuhiện ra đồng thời ở tất cả các tính trạng của cây lai Có thể ở tính trạng này ưuthế lai biểu hiện mạnh còn ở một số tính trạng khác ưu thế lai biểu hiện yếuhoặc không có Khi lai hai vật liệu với nhau có thể thu được cây lai với 3mức độ biểu hiện: tốt hơn hẳn so với bố mẹ, đạt mức trung bình giữa bố và

mẹ, kém hơn so với bố mẹ Theo Xôcôlốp (1995) chỉ có 37% số tổ hợp cónăng suất cao hơn bố mẹ, 46% số tổ hợp bằng mức trung gian của bố mẹ, 17%

số tổ hợp thấp hơn bố mẹ (Trần Văn Minh, 2004) [7]

Ưu thế lai ở ngô thể hiện rất rõ khi lai giữa các giống và khi lai giữa cácdòng tự phối Kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy trong điều kiệntương tự, ngô lai ở các giống tăng 10-20%, giống lai giữa các dòng thuần tăng20-30% và hơn nữa so với các giống địa phương tốt nhất

1.4.3 Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai

Lý thuyết và cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai được chú ý vànghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới Tuy nhiên các nhà khoa học

Trang 22

chưa đưa ra được một thuyết duy nhất để giải thích hiện tượng này Để giảithích cơ sở di truyền của ưu thế lai ngày nay trên thế giới đang tồn tại nhiềuthuyết khác nhau như thuyết siêu trội (East, 1912; Hull, 1945), thuyết tính trội(Bruce, 1910; Collins, 1921; Jones, 1917), thuyết cân bằng di truyền (Mazer,Turbin, 1961), thuyết sinh lý hóa sinh (Robinson, Emerson), thuyết tính dịhợp về cấu trúc, thuyết đồng tế bào chất v.v Sau đây là 2 thuyết quan trọngđược nhiều người chấp nhận

* Thuyết siêu trội

Thuyết siêu trội do East (1912) và Hull (1945) đưa ra Thuyết này chorằng bản thân tính dị hợp là nguyên nhân gây nên ưu thế lai, vì thế có ngườigọi thuyết này là thuyết dị hợp Cơ sở lý luận của thuyết siêu trội là các gentrội và lặn thuộc cùng một locus giữ những chức năng khác nhau trong quátrình sống của sinh vật, nó sản sinh ra các vật chất khác nhau, tất cả tác dụngcủa các vật chất này bổ sung lẫn nhau có ảnh hưởng đến sức sống vượt xa bất

cứ tác dụng của một loại alen đồng hợp thể nào

* Thuyết tính trội

Thuyết tính trội do Bruce (1910), Collins (1921), Jones (1917),Keeble và Pellew (1910) đưa ra Thuyết này giải thích ưu thế lai thông quacác hiệu ứng sau đây:

- Hiệu ứng trội: Bruce (1910), Collins (1921) cho rằng các gen trội nóichung tốt hơn các gen lặn, các gen trội quyết định các tính trạng có lợi, cònđồng vị của các gen lặn quyết đinh các tính trạng không có lợi làm giảm sứcsống Ở trạng thái dị hợp tử các gen lặn bị tác động của gen trội cùng locuslấn át tạo nên một hiệu ứng gọi là hiệu ứng trội (A > a; B > b)

- Hiệu ứng liên kết: Jones (1917) cho rằng, do tác động liên kết của cácgen trội khác nhau khi sự phát triển của một tính trạng nào đó chịu sự kiểm

Trang 23

tra của 2 hoặc nhiều gen trội khác nhau liên kết với nhau tạo nên hiệu ứng liênkết (A + B + C+ ).

- Hiệu ứng cộng: Keeble và Pellew (1910) cho rằng hai alen trội khôngcùng vị trí ở trong bộ nhiễm sắc thể có tác động hỗ trợ lẫn nhau cho sự pháttriển của một tính trạng nào đó tốt hơn khi chỉ có một gen trội hoặc hìnhthành nên một tính trạng mới Sự hỗ trợ tác động của hai gen trội không cùng

vị trí tạo nên hiệu ứng gọi là hiệu ứng cộng Hiệu ứng cộng là cơ sở của việc

sử dụng ưu thế lai khi lai các giống với nhau (A x B)

1.4.4 Phương pháp đánh giá ưu thế lai

Ưu thế lai ở cây trồng được biểu hiện thông qua các tính trạng Để đánhgiá mức độ ưu thế lai các nhà khoa học đã đưa ra các công thức để tính ưu thếlai, bao gồm:

- Ưu thế lai trung bình (heterosis) còn gọi là ưu thế lai giả định: Là sựhơn hẳn của con lai so với giá trị trung bình của bố mẹ

100 2

2

2 1

2 1 1

x P P

P P F

Hm: Ưu thế lai trung bình

F1: Giá trị trung bình của tính trạng ở cây lai F1

- Ưu thế lai thực (heterobetiosis): Là sự hơn hẳn của con lai so với bốhoặc mẹ tốt nhất một tính trạng nào đó

100

P

P F H

B

B B

 (HB: Ưu thế lai thực)

- Ưu thế lai chuẩn (standar heterosis): Biểu thị tính ưu việt của con lai

về một hay một số tính trạng nào đó so với giống thường dùng tốt nhất ở mộtvùng nhất định

100

S

S F

Hs 

Trang 24

Hs: Ưu thế lai chuẩn

F1: Chỉ giá trị tính trạng cần quan tâm của con lai F1

P1, P2: Chỉ giá trị tính trạng tương ứng của bố mẹ đem lai

PB: Chỉ giá trị tương ứng của bố hoặc mẹ tốt nhất

S: Chỉ giá trị tính trạng của giống chuẩn tốt nhất của vùng

- Ưu thế lai có thể có giá trị dương (F1 tốt hơn bố hoặc mẹ, giống chuẩn)

- Ưu thế lai có thể có giá trị âm (F1 thấp hơn bố hoặc mẹ hoặc giốngchuẩn về chiều cao cây, thời gian sinh trưởng )

Đối với cây giao phấn, ưu thế lai được tạo ra qua các tổ hợp lai từ cácdòng thuần cho nên khi đánh giá ưu thế lai của chúng chỉ cần dựa vào côngthức tính của ưu thế lai chuẩn (Trần Văn Minh, 2004) [7]

1.4.5 Các loại giống ngô

Giống ngô đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, nhờ những thànhtựu trong công tác giống mà năng suất và sản lượng ngô thế giới cũng tănglên liên tục trong những năm qua Giống ngô được chia làm 2 nhóm chính lànhóm ngô thụ phấn tự do và nhóm ngô lai

* Giống ngô thụ phấn tự do (Maize open pollinated variety - OPV)

Là danh từ chung để chỉ loại giống mà trong quá trình sản xuất hạt giốngcon người không cần can thiệp vào quá trình thụ phấn Đây là khái niệm tươngđối để phân biệt với loại giống lai Giống thụ phấn tự do được chia làm 2 loại:

- Giống địa phương (local variety): Là những giống ngô đã được trồng

lâu đời ở vùng, được chọn lọc qua quá trình sản xuất Giống địa phương là vậtliệu quan trọng trong quá trình sản xuất Phần lớn các giống ngô được tạo ra

từ vật liệu địa phương có tính thích nghi, cấu trúc bắp tốt, chống chịu sâu đụcthân khá

- Giống thụ phấn tự do cải tiến (improved variety): Giống thụ phấn tự

do cải tiến có một số đặc điểm chính như hiệu ứng gen cộng được khai thác

Trang 25

trong chọn tạo, có nền di truyền rộng nên thích ứng rộng, có tiềm năng năngsuất cao hơn các giống địa phương, độ đồng đều chấp nhận được, dễ sản xuất,giá rẻ, giống sử dụng được 2-3 đời (Mai Xuân Triệu, 1998) [23].

- Giống tổng hợp (Synthetic variety): Là giống lai nhiều dòng qua con

đường đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng, thường là trên 6 dòngnhư TH2A,TSB1, TSB2,VN1, MSB49, Q2, VN2, CV1 Giống tổng hợp được

sử dụng đầu tiên trong sản xuất nhờ đề suất của Hayse và Garber năm 1919(Ngô Hữu Tình, 1997) [18] Các tác giả này cho rằng sản xuất hạt giống ngôcải tiến bằng cách tái hợp nhiều dòng tự phối có ưu điểm hơn so với lai đơn,lai kép vì nông dân có thể giữ được giống từ 2-3 vụ

Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp vào sản xuất còn là nguồnnguyên liệu tốt cho công tác rút dòng để tạo giống lai và được coi là giốngngô ưu tú của thời kì quá độ trước khi sử dụng giống lai (Ngô Hữu Tình,1997) [18] Ở nước ta đã có một số giống ngô tổng hợp nổi tiếng như giốngngô TH2A, TH nếp trắng, HSB1

- Giống hỗn hợp (compsite variety): Là thế hệ tiến triển của tổ hợp các

nguồn vật liệu ưu tú có nền di truyền khác nhau Nguồn vật liệu này bao gồmcác giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai kép được chọn theomột số chỉ tiêu như năng suất hạt, thời gian sinh trưởng, dạng và màu hạt,tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh Những giống ngô thụ phấn tự docải tiến đầu tiên ra đời vào những năm 70 của thế kỉ 19, khi các nhà chọngiống tiến hành lai giữa các quần thể với nhau và áp dụng phương pháp chọnlọc đối với quần thể mới

Tuy nhiên sử dụng giống hỗn hợp vẫn có một vài nhược điểm, theoMai Xuân Triệu (1998) [22] giống hỗn hợp có nền di truyền rộng và không thểkiểm soát được chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống

* Giống ngô lai (Hybrid maize)

Trang 26

Ngô lai là kết quả của ứng dụng ưu thế lai trong tạo giống ngô Giống

ngô lai được chia làm hai nhóm: Giống ngô không quy ước (Nonconventional

hybrid) và giống lai quy ước (Conventional hybrid).

- Các giống ngô lai quy ước: Là giống ngô tạo ra bằng cách lai các

dòng thuần với nhau, loại giống lai phụ thuộc số dòng thuần tham gia Đây làphương thức sử dụng có hiệu quả nhất hiện tượng ưu thế lai do lợi dụng đượchiệu ứng trội và hiệu ứng siêu trội khi lai các dòng tự phối đời cao với nhau,hiện nay giống ngô lai quy ước được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trênthế giới đặc biệt ở Mỹ và Châu Âu Dựa vào số dòng thuần tham gia, giốngngô lai quy ước có các loại chính là: Lai đơn, lai đơn cải tiến, lai ba, lai ba cảitiến, lai kép

- Giống ngô lai không quy ước: Giống lai không quy ước là giống lai,

trong đó ít nhất có bố hoặc mẹ không phải là dòng thuần Giống ngô lai khôngquy ước có năng suất và các đặc điểm nông sinh học cao hơn giống TPTD,song có giá thành thấp hơn giống ngô lai quy ước Các giống lai không quyước có thể là:

+ Giống x giống: Là lai giữa hai giống TPTD

+ Dòng x giống hoặc dòng x giống(lai đỉnh): Là giống lai giữa mộtdòng thuần và một giống Các tổ hợp lai đỉnh cho năng suất cao hơn 25 - 30%

so với giống thụ phấn tự do có cùng thời gian sinh trưởng

+ Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Là giống lai giữa một lai đơn và mộtgiống Lai đỉnh kép cho năng suất cao hơn 20 -30% so với giống thụ phấn tự

do có cùng thời gian sinh trưởng,

+ Gia đình x gia đình

Hai loại giống lai không quy ước được sử dụng nhiều nhất là giống laiđỉnh và lai đỉnh kép, vì sản xuất hạt giống dễ dàng và có tiềm năng năng suấtcao hơn Một số giống ngô lai không quy ước phổ biến như: LS4, LS5, LS6…

Trang 27

1.4.6 Các bước chọn tạo giống ngô lai

Chọn tạo giống ngô lai gồm 3 bước cơ bản sau:

- Phát triển dòng thuần

- Thử khả năng kết hợp của các dòng thuần bằng phương pháp lai đỉnh

và lai luân giao

- Kết hợp các dòng thuần ưu tú trong con lai ưu thế cao

1.5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ

1.5.1 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới

Thành công về tăng năng suất và sản lượng ngô trên thế giới trongnhững năm qua là kết quả của những công trình nghiên cứu trong nhiều nămcủa các nhà khoa học Trước tiên phải kể đến những nghiên cứu về nguồn gốccây ngô Năm 1493, cây ngô được đưa về Tây Ban Nha và bắt đầu mang lạinền văn minh cho châu Âu Năm 1926, Vavilov đã phát hiện Mexico và Peru

là hai trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của cây ngô Mexico là trungtâm thứ nhất còn Andet (Peru) là trung tâm thứ hai

Năm 1716, Cotton Matther là người đầu tiên nghiên cứu thí nghiệm vềgiới tính của ngô, ông đã quan sát thấy sự thụ phấn chéo ở cây ngô Tám nămsau Cotton Matther, Paul Dudley đã đưa ra nhận xét về giới tính của ngô vàcho rằng gió đã giúp ngô thực hiện quá trình thụ phấn

Việc phát minh, nghiên cứu, chọn tạo ra các giống ngô lai là một trongnhững thành tựu cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thế giới Nhiều giốngngô lai được tạo ra đã ngay lập tức chiếm được vị trí quan trọng và thay thếdần các giống ngô địa phương có năng suất thấp Ngô lai đã tạo ra bước nhảyvọt về sản lượng trước lúa mỳ nhiều thập kỷ

Hiện tượng ưu thế lai ở cây ngô được các nhà khoa học quan tâm từ rấtsớm Thực hành tạp giao đầu tiên ở ngô với mục đích nâng cao năng suất hạtđược thực hiện bởi John Lorain, năm 1812 ông đã nhận thấy rằng việc trộn

Trang 28

lẫn các loài ngô khác nhau như người da đỏ đã làm sẽ cho năng suất ngô cao.Tuy nhiên người đầu tiên đưa ra lý thuyết về hiện tượng ưu thế lai là CharlesDarwin vào năm 1871 Bằng cách nghiên cứu các cá thể giao phối và tự phối

ở nhiều loài khác nhau như đậu đỗ, ngô, ông nhận thấy sự hơn hẳn của cáccây giao phấn với các cây tự thụ phấn về chiều cao, tốc độ nẩy mầm của hạt,

số quả trên cây, chống chịu với điều kiện bất thuận và năng suất hạt Sử dụng

ưu thế lai trong chọn tạo giống ngô được Wiliam Janes Beal người Mỹ bắtđầu nghiên cứu từ năm 1877, kết quả cho thấy những cặp lai thu được hơnhẳn so với bố mẹ về năng suất bình quân 25%

George Harrison Shull là nhà khoa học dẫn chứng và nêu khái niệm về

ưu thế lai hoàn chỉnh trên ngô, năm 1904 ông đã tiến hành thí nghiệm tự thụcưỡng bức trên cây ngô để tạo dòng thuần và sử dụng dòng thuần để lai tạocác giống ngô lai mới Năm 1913, nhà khoa học này đã chính thức đưa ra

thuật ngữ “Heterosis” để chỉ ưu thế lai, những công trình nghiên cứu về ngô

lai của Shull đã đánh dấu cho chương trình chọn tạo giống ngô trên thế giới(Hallauer, 1988) [31] Song ảnh hưởng lớn nhất đến các nhà chọn tạo giốngngô sau này phải kể đến Edward Marray East, ông là nhà khoa học đã sử dụngthành công ưu thế lai trong chọn tạo giống ngô và đưa ra phương pháp lai képvào năm 1917

Năm 1917, Jones đã đề xuất sử dụng giống ngô lai kép trong sản xuất

để hạ giá thành hạt giống, thành công của sử dụng hạt giống ngô lai kép đãtạo điều kiện cho cây ngô lai phát triển mạnh mẽ ở Mỹ và một số nước pháttriển trên thế giới Năm 1966, Trung tâm Cải tiến ngô và lúa mì Quốc tế(CIMMYT) được thành lập tại Mexico, đây là nơi nghiên cứu về ngô, lúa mìtại các nước đang phát triển Hơn 30 năm hoạt động Trung tâm đã góp phầnđáng kể vào việc xây dựng, phát triển và cải tiến hàng loạt vốn gen, quần thể

và giống ngô trên 80 quốc gia trên thế giới

Trang 29

Dòng thuần là nguyên liệu được sử dụng trong chọn tạo giống ngô laicũng được chú trọng Theo điều tra của Bauman năm 1981 [28], ở Mỹ cácnhà tạo giống đã sử dụng 15% quần thể có nguồn di truyền rộng, 16% quầnthể có nền di truyền hẹp, 14% quần thể của các dòng ưu tú, 39% tổ hợp laicủa các dòng ưu tú và 17% quần thể hồi giao để tạo dòng.

Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai là vấn đề quan trọng trong chiếnlược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia Sản phẩm ngô lai không nhữngphục vụ cho nhu cầu trong nước mà còn được xem là sản phẩm hàng hóa

Một sự kiện đáng lưu ý trong sản xuất ngô thế giới trong 10 năm qua làviệc nghiên cứu và sử dụng ngô chuyển gen trong sản xuất Với việc ứngdụng công nghệ gen người ta có thể chuyển các gen có lợi sang cây ngô đểtạo ra giống ngô như mong muốn như gen chống sâu bệnh, chịu hạn, chịulạnh, chịu mặn Năm 1997 ngô được chuyển gen kháng sâu đục thân vàthuốc trừ cỏ bắt đầu được trồng ở Mỹ và Canada, đến năm 2007 toàn thế giới

đã có 114,3 triệu ha cây trồng chuyển gen được trồng ở 23 nước, trong đó ngôchuyển gen chiếm 25% diện tích

Hiện nay nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới bằng kỹ thuật cao đangphát triển và có nhiều triển vọng trong tương lai như ứng dụng kỹ thuật nuôicấy bao phấn invitro vào công tác chọn tạo dòng thuần, thụ tinh trong ốngnghiệm đã để khôi phục nguồn gen trong tự nhiên, sử dụng súng bắn gen và

chuyển gen thông qua vi khuẩn A tumefaciens, ứng dụng các kỹ thuật RAPD,

SSP để phân tích đa dạng di truyền và phân nhóm ưu thế lai của giống (TrầnThị Thêm, 2006) [16]

Các giống ngô có thời gian sinh trưởng ngắn cũng được nghiên cứu vàchọn tạo bằng nhiều phương thức khác nhau vì rút ngắn thời vụ và hạ giáthành sản xuất, trong đó nổi bật là việc chiếu xạ gamma

Trang 30

Bên cạnh việc chọn tạo giống ngô có năng suất cao, phù hợp với điềukiện sản xuất, các chuyên gia còn chú trọng đến nghiên cứu phát triển cácgiống ngô chất lượng cao Vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ 20 do có sựcải tiến hệ thống gen opaque-2 đã nâng cao tỷ lệ lyzin và tryptophan cao gấp

2 lần ngô thường đã mở ra triển vọng phát triển giống ngô chất lượngprotein cao (QPM) Các nhà nghiên cứu đã và đang sử dụng phương phápđánh dấu AND giúp việc chuyển gen chất lượng protein cao vào giống ngôthường ưu tú tại địa phương Cuộc cách mạng về ngô QPM được CIMMYT

và một số nước nghiên cứu Bước đầu tạo thành công ở Mỹ, Nam Phi vàBrazil Ngô QPM được đưa vào sản xuất sẽ đem lại hiệu quả vô cùng to lớn khidùng làm thức ăn chăn nuôi và làm lương thực cho con người Ở Châu Á, có banước đang có chương trình phát triển ngô QPM là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt

Nam (Trần Hồng Uy và cộng sự, 2002) [25]

Tóm lại: Các nước sản xuất ngô lớn trên thế giới đã đạt được những

thành công lớn trong nghiên cứu tạo giống mới, tăng năng suất, chất lượngngô Có được kết quả là do:

- Quy mô sản xuất lớn, trong đó thế mạnh là sự tập trung hóa và chuyênmôn hóa trong sản xuất

- Công tác đầu tư được chú trọng

- Cơ giới hoá mạnh trong sản xuất

- Nghiên cứu, chọn tạo giống mới được chú trọng, cán bộ khoa họcđược đào tạo chuyên môn cao

Đây những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thành công của các nước sảnxuất ngô lớn trên thế giới, và cũng là những mặt còn hạn chế đối với quá trìnhsản xuất nông nghiệp ở nước ta nói chung và sản xuất ngô nói riêng Vì vậytrong tương lai các mặt trên cần được chú trọng hơn nữa, khi mà Việt Nam

Trang 31

bước vào sản xuất ngô thương phẩm năng suất cao với mục tiêu thay thế hàngnhập khẩu và hướng ra thị trường quốc tế.

1.5.2 Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam

Trong nhiều năm gần đây sản xuất ngô tại Việt Nam đã có sự tăngtrưởng mạnh về cả diện tích, năng suất và sản lượng nhưng do nhu cầu tiêudùng và xuất khẩu ngày càng tăng nên nghiên cứu, phát triển sản xuất ngô ttrở lên cấp thiết hơn

Việt Nam tiếp cận với ngô lai không phải là muộn, ngay từ những năm

60 chúng ta đã sử dụng ngô lai vào sản xuất Nhưng do điều kiện chiến tranhkéo dài nên nghiên cứu về cây ngô bắt đầu muộn hơn so với các nước trongkhu vực, năm 1973 nước ta mới có những định hướng phát triển ngô ở ViệtNam (Trần Hồng Uy, 2001) [24] Mặt khác do vật liệu khởi đầu của chúng tacòn nghèo nàn và không phù hợp, vì vậy ngô lai đã không phát huy được vaitrò của nó Phải đến những năm đầu của thập kỷ 90 công tác chọn tạo giốngngô lai được các nhà khoa học coi là nhiệm vụ chiến lược chủ yếu, góp phầnđưa cây ngô nước ta đứng vào hàng ngũ những nước phát triển ở Châu Á

Trong 20 năm qua công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã đượctriển khai theo các nội dung sau đây:

- Thu thập, bảo tồn các giống ngô địa phương

- Thu thập nghiên cứu các giống ngô nhập nội

- Nghiên cứu phục tráng các giống ngô địa phương tốt

- Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô thụ phấn tự do (TPTD)

- Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai

- Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trong tạo giống ngôKết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô mới phục vụ sản xuất đạt đượcluôn gắn liền với chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ của Đảng và

Trang 32

Chỉnh phủ, thể hiện qua những đề tài nghiên cứu phù hợp với từng giai đoạnphát triển.

- Giai đoạn 1986 - 1990: Nghiên cứu chọn tạo các giống ngô có năngsuất cao, phẩm chất tốt, chống chịu các điều kiện bất thuận của môi trường,phục vụ cho sản xuất ngô ở các vùng sinh thái của Việt Nam nhằm tập chungchủ yếu chọn tạo các giống ngô TPTD

- Giai đoạn 1991 - 1995: Nghiên cứu lai tạo, chọn lọc bộ giống ngômới có thời gian sinh trưởng khác nhau, thích hợp với cơ cấu mùa vụ, cácvùng sinh thái trong nước, chống chịu những điều kiện bất thuận, có năngsuất cao phẩm chất tốt, đề tài đã tiếp tục cải thiện các giống TPTD, bước đầu

- Giai đoạn 1996 - 2000: Nghiên cứu chọn tạo giống cây màu, ngô rau

có năng suất cao, chất lượng tốt

- Giai đoạn 2001 - 2005: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai thích hợpcho các vùng sinh thái; giống ngô TPTD đáp ứng nhu cầu sản xuất

Ở Việt Nam ngô là cây trồng nhập nội do đó nguồn gen phục vụ chocông tác chọn tạo giống còn hạn chế Hiện nay nước ta đã điều tra thu thập,bảo tồn và phân loại 584 nguồn nguyên liệu ngô, làm mới hạt hàng năm 180nguồn Duy trì nghiên cứu khoảng 6000 dòng/năm từ 580 nguồn dòng hiện có(Trần Văn Minh, 2004) [7]

Từ năm 1990 đến nay công tác chọn tạo giống ngô ở Việt Nam đã thuđược những thành tưu to lớn, đó là:

* Chọn tạo giống ngô thụ phấn tự do (TPTD)

- Giai đoạn năm 1991-1995 chọn tạo được 2 giống TPTD là Q2 và VN1

- Ba giống ngô TPTD khác được phép khu vực hóa là CV-1, MSB-49B

và TSB-3 (ngô đường)

- Một số giông ngô nếp mới ngắn ngày chất lượng cao như VN-2 vàmột số giống ngô rau

Trang 33

*Chọn tạo và được công nhận nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng khác nhau phục vụ cho các vùng và mùa vụ trong cả nước

Trong những năm 1992-1994, Viện nghiên cứu ngô đã lai tạo ra cácgiống ngô lai không quy ước là: LS-5, LS-6, LS-7, LS-8, bộ giống ngô lai nàygồm những giống chín sớm, chín trung bình và chín muộn, cho năng suất từ3-7 tấn/ha và đã được mở rộng trên phạm vi toàn quốc Mỗi năm diện tíchgieo trồng ngô lai tăng trên 8.000 ha, làm tăng năng suất trên 1 tấn/ha so vớigiống thụ phấn tự do (Trần Hồng Uy, 1997) [23]

- Giống dài ngày: LVN10, HQ2000 (2004), LVN98 (2002)…

- Giống trung ngày: LVN4 công nhận năm 1999, LVN17 (1999),LVN12 (1995), T9 (2004), VN 8960 (2004), LCH9 (2004)…

- Giống ngắn ngày: LVN20 công nhận năm 1998, LVN25 (2000),LVN99 (2004), V981 (2004), LVN24 (2004), LVN25 (2004)…

Chọn tạo được hàng loạt các giống ngô lai mới có chất lượng cao,nghiên cứu chọn tạo các dòng ưu tú sử dụng trong chọn tạo giống ngô lai cóhàm lượng protein cao (PQM) thông qua kỹ thuật nuôi cấy bao phấn như:C126, C130, C136, C138, C147, C155… (Bùi Mạnh Cường và cs, 2006) [4]

Thông qua việc áp dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống ngô

đã xác định được 62 nguồn vật liệu có tỷ lệ tạo phôi trên 15% và tái sinh trên12% cho công tác chọn tạo dòng bằng nuôi cấy bao phấn và đã tạo ra được 114dòng bằng phương pháp này, một số dòng đã tham gia vào chương trình lai thử.Trong vòng 7-8 năm chúng ta đã đuổi kịp các nước trong khu vực vềtrình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và đang ở giai đoạn đầu ứng dụng côngnghệ cao trong chọn tạo giống ngô (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn, noãn)

Trong giai đoạn từ 1996 đến 2002 các nhà chọn tạo giống ngô ViệtNam đã chú trọng đến việc tạo dòng thuần để tạo giống ngô lai Kết quả đãđưa ra được nhiều giống ngô lai có năng suất cao và đã đưa ra khảo nghiệm ở

Trang 34

các vùng sinh thái khác nhau như: LVN4, LVN10, LVN17, LVN20,LVN25 Viện khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam trong giai đoạnnày cũng nghiên cứu và lai tạo ra giống ngô lai đơn V98 - 1, đây là giốngngô lai đơn ngắn ngày có tiềm năng năng suất cao chống chịu đổ gẫy, nhiễmkhô vằn nhẹ (ở mức độ điểm 1 - 2), trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợpvới điều kiện sinh thái ở miền Nam Việt Nam (Phạm Thị Rịnh và cs), [11].

Bên cạnh việc tạo ra các giống ngô lai có năng suất chất lượng cao thìcông tác lai tạo các giống ngô thích hợp với nhiều vùng sinh thái khác nhauvới nhiều đặc tính nông học quý được các nhà nghiên cứu rất quan tâm.Trong giai đoạn từ năm 1995 - 2002 nhóm nghiên cứu ngô thuộc Trung tâmKhảo nghiệm giống cây trồng Trung ương đã lai tạo giống ngô lai đơn T9 vàgiống ngô lai ba T7 có triển vọng sản xuất tại các tỉnh Duyên Hải NamTrung Bộ, trong đó giống T9 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn công nhận là giống khu vực hoá tại Miền Trung tháng 9 - 2002 Năm

2000, Viện nghiên cứu ngô tiếp tục đưa ra thử nghiệm giống ngô laiHQ2000, hàm lượng Protein cao hơn hẳn ngô thông thường, đặc biệt là hailoại axit amin thường thiếu ở ngô là Lyzin và Triptophan, nhờ vậy có thểnâng cao được giá trị dinh dưỡng của ngô Năm 2005, Lưu Văn Quỳnh và cs[10] nghiên cứu tạo giống ngô lai cho vùng sinh thái đồng bằng sông CửuLong, bước đầu tạo ra 9 tổ hợp lai có triển vọng trong sản xuất

Thông qua dự án "Phát triển giống ngô chịu hạn nhằm cải thiện thu

nhập cho Nông dân vùng Đông Nam Châu Á” (AMNET), chúng ta đã thu

thập được một số nguồn nguyên liệu mới từ CIMMYT và các nước trongkhu vực, bước đầu tạo ra một số tổ hợp lai có triển vọng Nhờ nguồn nguyênliệu tạo dòng khá phong phú và được thử nghiệm trong nhiều điều kiện sinhthái và mùa vụ khác nhau nên các giống ngô lai mới tạo ra đã tỏ ra có nhiều

ưu thế hơn như: chịu hạn, chống đổ, ít nhiễm sâu bệnh, chất lượng và mẫu

Trang 35

mã hạt tốt hơn Điển hình là các giống dài ngày, tỷ lệ 2 bắp/cây cao nhưLVN98, LVN145 có màu dạng hạt đẹp, thời gian sinh trưởng ngắn; một sốgiống ngô chịu hạn tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau nhưVN8960, LCH9, LVN61, LVN14.

Ngoài những giống ngô lai sản xuất trong nước chúng ta còn tiến hànhnhập nội thông qua liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất các hạtgiống ngô lai như: P11, DK222 đây là các giống ngô có ưu thế lai cao, chịuthâm canh, phù hợp với điều kiện sản xuất của Việt Nam

Cùng với quá trình nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới phục vụ sảnxuất, biện pháp canh tác mới làm tăng năng suất và sức chống chịu của câyngô cũng được nghiên cứu và ứng dụng

- Một trong những yếu tố mới trong sản xuất ngô đó là kỹ thuật trồngngô vụ Đông trên đất ướt sau vụ lúa thành công ở miền Bắc, hàng ngàn hangô bầu được trồng trên những ruộng lúa mùa sớm đất thấp

- Chọn tạo các tổ hợp lai mới vừa có năng suất cao, vừa có khả năngchịu hạn tốt từ phương pháp lai luân giao giữa 8 dòng thuần chịu hạn: T2,T3,T4, T5, T6, T7, T8, T9 (Phan Thị Vân và cs, 2004) [26]

- Nghiên cứu mật độ, khoảng cách trồng ngô phù hợp nhằm tăng năngsuất trồng ngô tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu ngô: cóthể tăng thêm 1 triệu tấn ngô so với hiện nay nếu trồng theo khoảng cách 40 x

70 cm và đảm bảo mật độ 7 vạn cây/ha (Phan Xuân Hào, 2006) [5]

Nhờ nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu và ứng dụng ngô lai trongsản xuất, đến năm 2009 giống ngô lai chọn tạo của Việt Nam chiếm 32,5%diện tích, giống nước ngoài chiếm 52,3% Số giống ngô có mặt trong sản xuất

là 114 giống, trong đó 10 giống được ưa chuộng nhất là LVN10, CP888,B9698, CP999, C919, G49, B9681, P11, LVN4, CP989 với diện tích chiếmgần 73% diện tích gieo trồng, riêng giống LVN10 chiếm 25%

Trang 36

Khác với lúa lai, các giống ngô lai chủ yếu sản xuất trong nước, đơn vịchính tham gia sản xuất và cung ứng giống ngô lai là C.P.Group, Bioseed,SSC (Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam), NSC (Công ty Cổ phầnGiống cây trồng Trung ương), Syngenta, Monsanto và Viện nghiên cứu ngôvới thị phần được thể hiện ở biểu đồ 1.1.

(nguồn: Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng Việt Nam 2007) [2]Trong 2 - 3 năm trở lại đây, hàng năm có khoảng 7.000 - 8.000 tấngiống ngô lai F1 các loại của Việt Nam phục vụ nhu cầu thị trường trong tổng

số 12.000 tấn giống ngô lai tiêu thụ hàng năm, trong đó:

- Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam: 3.500 tấn

- Viện nghiên cứu ngô: 2.500 tấn

- Các công ty cổ phần giống cây trồng các tỉnh, các công ty tư nhântrong kinh doanh giống cây trồng: 1.000 tấn

C.P.Group21%

SSC19%

Viện ngô14%

Bioseed12%

NSC7%

Monstanto 11%

Syngenta 10%

Khác

6%

Biểu đồ 1.1 Cơ cấu thị phần giống ngô lai ở Việt Nam

Trang 37

1.5.4 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây ngô.

Một giống ngô bất kỳ cho năng suất cao, chất lượng tốt phụ thuộc rấtnhiều vào các đặc điểm nông sinh học của nó Các đặc điểm nông sinh họccủa cây ngô do bản chất di truyền của giống quyết định Tuy nhiên muốn câyngô cho năng suất cao ngoài việc chọn giống ngô có khả năng sinh trưởng,phát triển tốt thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý

Thực tế cho thấy giống tốt và đạt tiêu chuẩn chất lượng có thể tăngnăng suất từ 10 - 30% hoặc nhiều hơn nữa Vì vậy khi tạo ra một giống mớithì việc đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống là công việc cầnphải được tiến hành Đánh giá giống thường bắt đầu từ các đặc tính sinhtrưởng, phát triển, tiềm năng cho năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh,điều kiện bất lợi và phân tích mối tương quan giữa một số chỉ tiêu nông họcvới năng suất

Qua một số thí nghiệm trên cây ngô, Roahenco (1968) thấy: Thời giansinh trưởng tương quan với chiều cao cây, chiều cao đóng bắp Các tính trạngnày biến động tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết (Phạm Thị Tài,1993) [14]

Kuleshov (1955), Baliura (1960) kết luận: Số lá tương quan với thờigian sinh trưởng và ít biến động Mỗi giống có một số lá nhất định ít thay đổidưới ảnh hưởng của môi trường (Phạm Thị Tài, 1993) [14]

Kozubenko (1960) thấy tương quan giữa các đặc tính của cây và năngsuất thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện môi trường, phần lớn các giống ngôđều thuộc nhóm chín trung ngày và chín muộn Trong điều kiện khô hạn hoặc

đủ ẩm đều tương quan thuận và chặt chẽ giữa năng suất và số bắp/cây Năngsuất hạt tương quan thuận và chặt với khối lượng bắp, thời gian từ nảy mầmđến chín (Phạm Thị Tài, 1993) [14]

Trang 38

Samuael R Aldrich, Walter O Scott, Robret G Hoeft (1986) và côngtrình nghiên cứu của Steves W Richie và John J Hanway (1989) đã phân biệtgiai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô Mỗi giai đoạn được xác địnhtheo số lá trên cùng khi cổ bẹ lá của nó thấy rõ (Nguyễn Hữu Tình, 2003) [19].

Theo Nguyễn Văn Thu và cs (2007) [17] với tính chịu hạn, tính chịurét, chịu nóng … cây trồng còn có một khoảng thời gian nhất định để thíchnghi hoặc chịu đựng, thông qua các đặc điểm hình thái có thể nhìn thấy các phảnứng sinh lý của cây ngô đối với điều kiện hanh như héo lá, thân có biểu hiện màusắc tía đỏ…

Domasnhew P.P (1968) là người đầu tiên xác định chiều dài bắp, sốhạt/hàng, khối lượng bắp có tương quan chặt với năng suất Thí nghiệm củaTrần Văn Minh (1993) [6] cũng cho kết quả tương tự

Bảng 1.7 Tương quan giữa các yếu tố cấu thành năng suất

với năng suất ngô Các chỉ tiêu tương quan với năng suất Hệ số tương quan

Số hàng trên bắp 0,12

Số hạt trên hàng 0,73Khối lượng 1000 hạt 0,39

(Nguồn: Trần Văn Minh (1993) [6]

Luyện Hữu Chỉ (1980) nhận xét có sự tương quan thuận giữa thời giansinh trưởng và các đặc trưng hình thái, cũng như các yếu tố cấu thành năngsuất Số lá và thời gian từ mọc đến trỗ cờ là những chỉ tiêu tin cậy để đánh giá

độ dài thời gian sinh trưởng Nhìn chung lượng tích nhiệt của giống lai tươngđối ổn định, tính trạng này liên quan chặt chẽ tới năng suất

Trang 39

Như vậy căn cứ vào các chỉ tiêu sinh học, đặc tích thích nghi, năngsuất của giống để xác định được một giống tốt phù hợp với từng vùng là vấn

đề cần được giải quyết

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG

VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU

2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Vật liệu nghiên cứu gồm 14 giống ngô lai do Viện nghiên cứu Ngô cungcấp, giống LVN-99 được chọn làm giống đối chứng (giống được công nhậntạm thời năm 2002, được công nhận giống quốc gia năm 2004 theo quyết định

số 2182 QĐ/BNN - KHCN ngày 29/7/2004)

2.2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Địa điểm thí nghiệm:Thí nghiệm được bố trí tại trung tâm thực hànhthực nghiệm Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

- Đất đai: Đất có thành phần cơ giới nhẹ chuyên trồng màu

- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm tiến hành trong 02 vụ liên tiếp + Vụ Xuân 2009: Tiến hành từ 6/2/2009đến 28/6/2009

+ Vụ Thu Đông 2009: Tiến hành từ 25/8/2009 đến 8/12/2009

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô laitham gia thí nghiệm

Trang 40

- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống ngô.

- Đánh giá khả năng chống chịu giữa các giống tham gia thí nghiệm

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô lai thamgia thí nghiệm

- Xây dựng mô hình trình diễn giống ưu tú

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

Theo Quy phạm khảo nghiệm giống ngô quốc gia 10TCN 341-98

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh,gồm 15công thức, 3 lần nhắc lại, xung quanh có dải bảo vệ

- Diện tích ô thí nghiệm: 11,2m2/ô thí nghiệm

- Mật độ, khoảng cách: Mật độ: 5,7 vạn cây/ha; Khoảng cách: 70 x 25cm

Dải bảo vệ

Ngày đăng: 27/06/2014, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Nguyễn Văn Cương (1995), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của một số dòng tự phối ngô trong công tác tạo giống, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Cương (1995), "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học củamột số dòng tự phối ngô trong công tác tạo giống
Tác giả: Nguyễn Văn Cương
Năm: 1995
4. Bùi Mạnh Cường và cs (2006), “Chuyển đổi dòng ngô thường thành dòng PQM bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ 1), trang 28-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Mạnh Cường và cs (2006), “Chuyển đổi dòng ngô thường thànhdòng PQM bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn”, "Tạp chí nôngnghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Bùi Mạnh Cường và cs
Năm: 2006
7. Trần Văn Minh (2004), Cây ngô nghiên cứu và sản xuất, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Văn Minh (2004), "Cây ngô nghiên cứu và sản xuất
Tác giả: Trần Văn Minh
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
8. PGS.TS. Nguyễn Đức Lương và cs (1999), Giáo trình chọn tạo giống cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS. Nguyễn Đức Lương và cs (1999), "Giáo trình chọn tạo giốngcây trồng
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đức Lương và cs
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999
9. Nguyễn Thị Lưu (1999), Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai nhiều bắp, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Lưu (1999), "Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai nhiều bắp
Tác giả: Nguyễn Thị Lưu
Năm: 1999
11. Phạm Thị Rịch và cộng sự (2002), “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống ngô lai đơn V98 – 1”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 10/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Rịch và cộng sự (2002), “Kết quả nghiên cứu lai tạo giốngngô lai đơn V98 – 1”," Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn
Tác giả: Phạm Thị Rịch và cộng sự
Năm: 2002
12. Ngô Sơn, (2007), “Xăng sinh học - hướng đi thà muộn còn hơn không”, Báo Lao động, 26/11/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Sơn, (2007), “Xăng sinh học - hướng đi thà muộn còn hơn không”,"Báo Lao động
Tác giả: Ngô Sơn
Năm: 2007
13. Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (1997), Giáo trình cây ngô, Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh (1997), "Giáo trình cây ngô
Tác giả: Dương Văn Sơn, Lương Văn Hinh
Năm: 1997
14. Phạm Thị Tài (1993), Khảo nghiệm một số giống ngô mới tại các tình miền núi phía Bắc, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp, Đại học nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Thị Tài (1993)," Khảo nghiệm một số giống ngô mới tại các tìnhmiền núi phía Bắc
Tác giả: Phạm Thị Tài
Năm: 1993
15. Hoàng Minh Tấn và cs (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Minh Tấn và cs (1994), "Giáo trình sinh lý thực vật
Tác giả: Hoàng Minh Tấn và cs
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp
Năm: 1994
17. Nguyễn Văn Thu (2007), “Ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh lý đến tính chống đổ của cây ngô”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (kỳ I), trang 27-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Thu (2007), “Ảnh hưởng của một số đặc điểm sinh lý đếntính chống đổ của cây ngô”, "Tạp chí nông nghiệp và phát triển nôngthôn
Tác giả: Nguyễn Văn Thu
Năm: 2007
18. Ngô Hữu Tình và cộng sự (1997), Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng di truyền và quá trình phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Hữu Tình và cộng sự (1997), "Cây ngô, nguồn gốc, đa dạng ditruyền và quá trình phát triển
Tác giả: Ngô Hữu Tình và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1997
20. Ngô Hữu Tình (2009), Chọn lọc và lai tạo giống ngô, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngô Hữu Tình (2009), "Chọn lọc và lai tạo giống ngô
Tác giả: Ngô Hữu Tình
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông nghiệp
Năm: 2009
22. Mai Xuân Triệu (1998), Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngô thuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ chương trình tạo giống ngô, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mai Xuân Triệu (1998), "Đánh giá khả năng kết hợp của một số dòng ngôthuần có nguồn gốc địa lý khác nhau, phục vụ chương trình tạogiống ngô
Tác giả: Mai Xuân Triệu
Năm: 1998
23. Trần Hồng Uy (1997), Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam, Báo cáo của Viện Nghiên cứu Ngô tạI hội nghị tổng kết 5 năm phát triển ngô lai (1992-1996), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hồng Uy (1997), "Báo cáo kết quả ngô lai ở Việt Nam
Tác giả: Trần Hồng Uy
Năm: 1997
24. Trần Hồng Uy (2001), “Một số kết quả bước đầu và những định hướng chính của chương trình nghiên cứu và phát triển ngô lai Việt Nam giai đoạn 2001-2010”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, (số 1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hồng Uy (2001), “Một số kết quả bước đầu và những định hướngchính của chương trình nghiên cứu và phát triển ngô lai Việt Namgiai đoạn 2001-2010”, "Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn
Tác giả: Trần Hồng Uy
Năm: 2001
25. Trần Hồng Uy, Mai Xuân Triệu, Lê Quý Kha (2002), Kết quả điều tra xác định vùng và các điều kiện phát triển ngô thụ phấn tự do và ngô lai ở phía Bắc Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hồng Uy, Mai Xuân Triệu, Lê Quý Kha" (2002), Kết quả điềutra xác định vùng và các điều kiện phát triển ngô thụ phấn tự do vàngô lai ở phía Bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Hồng Uy, Mai Xuân Triệu, Lê Quý Kha
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2002
26. Phan Thị Vân, Luân Thị Đẹp, Ngô Hữu Tình (2004), “Đánh giá về năng suất của các tổ hợp lai nhận từ phương pháp lai luân giao giữa 8 dòng ngô thuần chịu hạn”, Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (số 12), trang 1676-1679 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phan Thị Vân, Luân Thị Đẹp, Ngô Hữu Tình (2004), “Đánh giá về năngsuất của các tổ hợp lai nhận từ phương pháp lai luân giao giữa 8dòng ngô thuần chịu hạn”, "Tạp Chí Nông nghiệp và phát triển nôngthôn
Tác giả: Phan Thị Vân, Luân Thị Đẹp, Ngô Hữu Tình
Năm: 2004
29. CIMMYT (1991/1992), Word Maize Facts and Trends, Maize Seed Indurstries, Revisitad: Emering Rolas of the public and Private Sectors. CIMMYT improvement center, El Batal, Mexico,pp.56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CIMMYT (1991/1992), "Word Maize Facts and Trends, Maize SeedIndurstries, Revisitad: Emering Rolas of the public and PrivateSectors
2. Báo cáo hiện trạng ngành giống cây trồng việt nam (2007), Cục trồng trọt, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009. - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới từ năm 1961 - 2009 (Trang 8)
Bảng 1.3: Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 1.3 Dự báo nhu cầu ngô thế giới đến năm 2020 (Trang 11)
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai trong  vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên (Trang 49)
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.3. Tốc độ ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại (Trang 58)
Bảng 3.4. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.4. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên (Trang 60)
Bảng 3.6. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.6. Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên (Trang 69)
Bảng 3.7. Khả năng chống đổ các giống ngô thí nghiệm  ở vụ Xuân 2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.7. Khả năng chống đổ các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên (Trang 73)
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thí nghiệm ở vụ Xuân 2009 và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên (Trang 75)
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên (Trang 83)
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên (Trang 95)
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên - Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với giống ngô H08-9 và LVN99 trong vụ Xuân 2010 tại Phổ Yên- Thái Nguyên (Trang 96)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w