Chương 3 GI NG NGÔ TH NGHI MV XUÂN VÀ THU ÔNG 2009 ỤĐ

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf (Trang 48 - 103)

3.1. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG NGÔ THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN VÀ THU ĐÔNG 2009

3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2009

Sinh trưởng, phát triển là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau. Sinh trưởng là tiền đề cho phát triển, phát triển lại là cơ sở cho sinh trưởng. Sinh trưởng, phát triển thường xen kẽ nhau trong chu kỳ sống của cây. Trong đó sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước, số lượng như: chiều cao cây, số lá/cây, số lượng rễ… Phát triển là sự thay đổi về chất ở bên trong của tế bào, các cơ quan dẫn đến sự thay đổi về hình thái, chức năng của cây.

Thời kỳ sinh trưởng của cây ngô được tính từ khi hạt nảy mầm đến chín sinh lý hoàn toàn. Thời gian sinh trưởng của một giống ngô không cố định mà thay đổi theo vùng sinh thái, mùa vụ, kỹ thuật gieo trồng, chế độ thâm canh...

Quá trình sinh trưởng, phát triển của ngô được chia làm hai giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực.

- Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng - Vegetative (V): Là giai đoạn đầu tiên của cây ngô, được tính từ thời kỳ mọc đến thời kỳ trỗ.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực - Reproductive (R): Được tính từ phun râu đến chín sinh lý.

Sự sinh trưởng và phát triển của cây là kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý trong cây. Do đó việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng sao cho thu được năng suất cao nhất là một việc rất khó khăn. Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng liên quan đến nhiều yếu tố: Giống, thời vụ, nhiệt độ, nước... Theo dõi thời gian sinh trưởng của cây ngô có vai trò

quan trọng nhằm xác định thời vụ để có biện pháp canh tác thích hợp. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô lai trong vụ Xuân và Thu Đông năm 2009 tại Thái Nguyên

Đơn vị: Ngày

Chỉ tiêu

Giống

Vụ Xuân 2009 Vụ Thu Đông 2009 Thời gian từ gieo đến….

(ngày)

Thời gian từ gieo đến…. (ngày) Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL Trỗ cờ Tung phấn Phun râu Chín SL BB09-2 68 69 70 110 49 50 52 101 VS09-5 68 69 71 109 51 51 54 101 LS07-12 69 69 71 108 50 51 52 98 SB08-213 69 70 71 108 51 52 53 99 KH07-4 72 73 74 114 53 54 55 105 KH08-7 69 69 72 111 50 52 52 100 CH08-8 69 69 71 115 51 53 55 105 VS09-6 69 70 71 111 52 53 54 104 SB07-25 70 71 72 117 52 53 54 105 H08-7 70 72 73 116 52 54 55 104 H08-8 68 70 70 114 50 50 51 102 VS09-26 67 69 69 107 50 51 51 97 H08-9 69 70 71 114 53 55 55 104 CH07-4 71 73 73 110 54 55 56 104 LVN-99 (đ/c) 68 69 69 110 49 50 51 99 CV (%) 0,9 1 0,9 2,0 1,4 2,8 2,2 2,2

LSD (05) 1,02 1,22 1,1 3,78 1,16 2,45 1,94 3,67

P 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

3.1.1.1 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ

Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ hay còn gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, là giai đoạn sinh trưởng dài nhất của cây ngô bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ. Giai đoạn trỗ cờ được tính khi xuất hiện nhánh cuối cùng của bông cờ, trong giai đoạn này cây ngô đạt được chiều cao tuyệt đối của nó và bắt đầu tung phấn. Đây là giai đoạn rất quan trọng quyết định đến khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây nên có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất của cây, đặc biệt vào giai đoạn ngô xoáy nõn (trước trỗ 1o-15 ngày) nếu gặp hạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hạt phấn làm giảm số hoa, số hạt ngô.

Qua bảng 3.1 cho thấy: Vụ Xuân 2009 thời gian từ khi gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm dao động trong khoảng 67 - 72 ngày, giống đối chứng có thời gian từ gieo đến trỗ cờ là 68 ngày. Trong đó giống KH07-4, SB07-25, H08-7 và CH07-4 trỗ cờ muộn nhất thí nghiệm (70-72 ngày), muộn hơn so với giống đối chứng từ 2-4 ngày, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến trỗ cờ tương đương so với giống đối chứng.

Vụ Thu Đông 2009, do điều kiện nhiệt độ đầu vụ cao nên thời gian từ gieo đến trỗ cờ của các giống ngô tham gia thí nghiệm đều sớm hơn so với vụ Xuân 2009, dao động trong khoảng 49-54 ngày. Đa số các giống đều trỗ cờ muộn hơn so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, một số giống có thời gian từ gieo đến trỗ cờ tương đương so với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95% là: BB09-2, LS07-12, KH08-7, H08-8, VS09-26.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất quyết định đến năng suất của ngô, do quyết định số noãn được thụ tinh, những noãn không được thụ tinh sẽ không cho hạt và bị thoái hóa. Nếu khoảng cách tung phấn, phun râu càng ngắn thì khả năng thụ phấn thụ tinh càng cao, ngược lại nếu khoảng cách này càng dài thì khả năng thụ phấn thụ tinh càng kém. Sự chênh lệch giữa tung phấn và phun râu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống chịu hạn. Trong giai đoạn này yếu tố ngoại cảnh chính làm tăng sự chênh lệch về khoảng cách giữa tung phấn và phun râu là nhiệt độ, lượng mưa. Vì vậy cần hạn chế ảnh hưởng xấu của các yếu tố này để cho khoảng cách tung phấn phun râu thích hợp nhất, tạo điều kiện cho thụ phấn, thụ tinh. Trong quá trình tung phấn, hoa đực tung phấn từ trục chính của bông cờ trước, sau đó mới đến các nhánh thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Ngô tung phấn vào khoảng 8 - 10 giờ sáng và từ 14 - 16 giờ chiều, mùa hè kéo dài từ 5 - 8 ngày, mùa đông ngô khoảng 10 - 12 ngày. Giai đoạn này yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa) rất nghiêm ngặt. Nếu nhiệt độ quá cao (>350C) ánh sáng mạnh sẽ làm cho hạt phấn chết, hoa cái không được thụ tinh dẫn đến năng suất thấp. Ngược lại nhiệt độ quá thấp cũng làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn thụ tinh của ngô. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn này từ 18 - 200C, ẩm độ không khí là 80%.

Ngoài phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, giai đoạn tung phấn, phun râu cũng chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: sâu bệnh, phân bón, chế độ chăm sóc... Trong giai đoạn này cây đặc biệt cần lân và kali, nếu không kịp thời cung cấp dinh dưỡng cho cây sẽ làm giảm số lượng và khối lượng hạt ngô.

Qua bảng 3.1 cho thấy:

Vụ Xuân 2009 các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu dao động từ 69 - 74 ngày. Các giống KH07-4, SB07-25, H08-7 và CH07-4 tung phấn muộn hơn so với giống đối chứng từ 2-4 ngày ở

mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại có thời gian tung phấn tương đương so với đối chứng. Ở giai đoạn phun râu hầu hết các giống đều có thời gian từ gieo đến phun râu muộn hơn so với giống đối chứng từ 2-5 ngày, ở mức độ tin cậy 95%. Một số giống phun râu tương đương so với giống đối chứng, đạt từ 69-70 ngày là: BB09-2, H08-8, VS09-26.

Vụ Thu Đông 2009, các giống ngô tham gia thí nghiệm có thời gian tung phấn, phun râu sớm hơn so với vụ Xuân, dao động từ 50-56 ngày. Các giống KH07-4, CH08-8, VS09-6, SB07-25, H08-7, H08-9 và CH07-4 có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu muộn hơn so với giống đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%, đạt từ 51-56 ngày. Giống VS09-5 và SB08-213 có thời gian tung phấn tương đương so với đối chứng, nhưng phun râu muộn hơn so với giống đối chứng từ 2-3 ngày, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu tương đương với giống đối chứng.

Vụ Xuân 2009 do ảnh hưởng của thời tiết nên các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến tung phấn, phun râu muộn hơn vụ Thu Đông 2009 từ 16-20 ngày. Ở cả 2 vụ khoảng cách tung phấn phun râu của các giống dao động từ 0 - 3 ngày rất thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh.

3.1.1.3. Giai đoạn chín sinh lý

Sau khi thụ phấn, thụ tinh hạt ngô được hình thành và phát triển bắt đầu sự tích luỹ chất khô vào hạt. Trong giai đoạn này các chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt làm cho kích thước hạt tăng, lượng nước trong hạt giảm dần nên quyết định đến khối lượng 1000 hạt và chất lượng hạt.

Giai đoạn chín sinh lý là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây ngô, được tính từ khi chân hạt ngô xuất hiện vết sẹo đen, thân lá chuyển sang màu vàng, lá bi khô. Cũng ở giai đoạn này tất cả các hạt trên bắp đã tích lũy vật chất khô tối đa, hàm lượng nước trong hạt giảm. Độ ẩm của hạt biến động

từ 30 - 35%, phụ thuộc vào yếu tố giống, điều kiện môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này từ 25-350C, độ ẩm không khí từ 70-80%.

Biểu đồ 3.1. Thời gian sinh trưởng của các giống ngô lai tham gia thí nghiệm vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên

Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Thời gian sinh trưởng của các giống ngô đều thuộc giống trung ngày, trong đó:

Thời gian từ gieo đến chín sinh lý của các giống ngô vụ Xuân 2009 dao động từ 107 - 117 ngày. Trong đó, giống KH07-4, CH08-8, SB07-25, H08-7, H08-8 và H08-9 có thời gian sinh trưởng 114-117 ngày, muộn hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng muộn hơn so với giống đối chứng (110 ngày).

Trong vụ Thu Đông 2009 do nền nhiệt độ tháng 12 thấp (19,40C) nên đã ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển chất sinh dưỡng vào hạt, làm kéo dài

thời gian từ phun râu đến chín sinh lý của cây. Tuy nhiên do giai đoạn đầu gặp điều kiện thuận nhiệt độ, ẩm độ thích hợp nên thời gian sinh trưởng của các giống ngô thí nghiệm đều ngắn hơn so với vụ Xuân 2009, dao động từ 97- 105 ngày. Trong đó giống KH07-4, CH08-8, VS09-6, SB07-25, H08-7, H08- 9 và CH07-4 có chín muộn hơn giống đối chứng từ 5-6 ngày, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng muộn hơn so với giống đối chứng (99 ngày).

Nhìn chung các giống ngô tham gia thí nghiệm đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình (<120 ngày) nên thuận lợi cho tăng vụ.

3.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và ra lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2009

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phản ánh khả năng sinh trưởng của cây, nếu tốc độ tăng trưởng chiều cao cây lớn thì cây sinh trưởng nhanh, ngược lại nếu tốc độ tăng trưởng chiều cao cây nhỏ thì cây tăng trưởng chậm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây còn cho biết giai đoạn nào cây sinh trưởng tốt nhất để có biện pháp chăm sóc thích hợp cho các vụ tiếp theo.

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm qua từng giai đoạn chúng tôi tiến hành đo chiều cao cây của các giống sau trồng 20, 30, 40, 50, 60 ngày. Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng của các giống ngô tham gia thí nghiệm trong vụ Xuân 2009 và Thu Đông

2009 tại Thái Nguyên

Đơn vị: cm/ngày Thời gian Giống 20 NST 30 NST 40 NST 50 NST 60 NST X.09 TĐ.0 9 X.0 9 TĐ.0 9 X.0 9 TĐ.0 9 X.0 9 TĐ.0 9 X.0 9 TĐ.09 BB09-2 1,13 3,00 2,62 3,95 3,30 4,95 5,33 5,10 6,57 4,18 VS09-5 0,96 2,66 2,34 3,73 3,58 5,20 5,28 4,59 5,94 3,73 LS07-12 1,24 2,83 2,63 3,51 3,40 5,46 6,04 5,49 5,67 3,98 SB08-213 1,06 2,73 2,28 3,53 3,31 5,17 5,19 4,60 6,43 2,98 KH07-4 1,23 2,83 2,74 3,99 3,04 5,26 5,81 4,93 6,02 2,96 KH08-7 1,25 2,80 2,35 4,11 3,02 4,92 5,52 5,48 6,61 4,01 CH08-8 1,11 2,84 2,94 4,14 3,63 5,45 6,64 6,05 5,73 3,91 VS09-6 1,50 2,92 2,91 3,69 3,52 5,23 6,22 5,83 5,45 2,50 SB07-25 1,18 2,88 2,61 3,87 3,31 5,20 5,14 4,72 5,79 4,85 H08-7 1,19 2,85 2,63 3,96 3,89 5,72 6,66 5,95 5,69 3,94 H08-8 1,25 2,82 2,25 3,97 3,66 5,24 5,61 4,97 5,71 3,08 VS09-26 1,29 2,72 2,72 4,11 3,66 5,71 6,06 5,80 5,54 3,28 H08-9 1,34 3,17 2,78 3,67 3,24 6,00 5,97 5,55 5,90 4,09 CH07-4 1,19 3,25 2,78 4,11 4,17 6,35 6,81 6,27 5,65 4,83 LVN-99(đ/c) 1,07 2,89 2,35 3,88 3,62 5,58 5,91 4,77 5,79 3,06

Qua bảng 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô tham gia thí nghiệm ở vụ Xuân và vụ Thu Đông có nhiều chênh lệnh. Do

đầu vụ Xuân 2009 có nền nhiệt độ và lượng mưa tương đối thấp nên trong giai đoạn đầu (20-40 NST) tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm hơn so với vụ Thu Đông 2009.

Tuy nhiên từ 40-60 NST nhiệt độ và lượng mưa tăng cao (tháng 4-5) nên tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở vụ Xuân 2009 trong giai đoạn này mạnh hơn so với vụ Thu Đông 2009.

*Giai đoạn 20 ngày sau trồng

Vụ Xuân 2009 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm biến động từ 0,96 - 1,50 cm/ngày. Giống VS09-5, SB08-213 có tốc độ sinh trưởng nhỏ hơn giống đối chứng (1,09 cm/ngày), các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giống đối chứng. Giống VS09-26 có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 20 NST cao nhất thí nghiệm.

Vụ Thu Đông 2009 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây dao động từ 2,66- 3,25 (cm/ngày), giống BB09-2, VS09-6, H08-9, CH07-4 có tốc độ tăng trưởng 20 NST cao hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn so với giống đối chứng.

*Giai đoạn 30 ngày sau trồng

Khi cây ngô đạt 30 ngày tốc độ tăng trưởng của các giống đều tăng so với giai đoạn từ gieo đến 20 ngày.

Vụ Xuân 2009 dao động trong khoảng từ 2,25 - 2,94 cm/ngày. Trong đó giống VS09-5, SB08-213, H08-8 có tốc độ tăng trưởng nhỏ hơn so với giống đối chứng, giống KH08-7 có tốc độ tăng trưởng tương đương với đối chứng. Các giống còn lại có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giống đối chứng .

Vụ Thu Đông 2009 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 20-30 NST dao động từ 4,95-6,35 cm/ngày, giống LS07-12, CH08-8, VS09-6, H08-7, VS09- 26, H08-9, CH07-4 có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với giống đối chứng.

* Giai đoạn 40 ngày sau trồng

Khi cây ngô 30-40 ngày tốc độ tăng trưởng của các giống vụ Xuân 2009 đạt từ 3,02 - 4,17 cm/ngày. Phần lớn các giống ngô tham gia thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng chiều cao 30-40 NST nhỏ hơn so với đối chứng, một số giống có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với đối chứng là: CH08-8, H08-7, H08-8, VS09-26, CH07-4.

Vụ Thu Đông 2009 tốc độ tăng trưởng chiều cao cây 30-40NST đạt từ

Một phần của tài liệu Đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng trong vụ Xuân và vụ Thu Đông 2009 tại Thái Nguyên " pdf (Trang 48 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w