1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên.

72 393 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 726,21 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THỊ TRANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN BỆNH THỐI RỄ CAO LƯƠNG NGỌT TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Phương Oanh Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường thông qua những giờ học trên lớp và thực hành thì thực tập tốt nghiệp là khâu vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Đây là thời gian để sinh viên củng cố lại những kiến thức đã học, qua đó sinh viên được tiếp xúc với thực tế đồng ruộng, vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học đồng thời rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, đứng đắn để trở thành người cán bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai có trình độ chuyên môn cao, say mê tâm huyết với nghề, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Xuất phát từ từ cơ sở trên, được sự đồng ý của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Nông học, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên”. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Nông học cùng thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Nguyễn Thị Phương Oanh đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tận tình để tôi có được kết quả này. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học nên trong quá trình học tập không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các quý thây cô và các bạn để chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Hoàng Thị Trang DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần bệnh hại cao lương 10 Bảng 2.2. Sản xuất cao lương trên thế giới trong những năm gần đây 15 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cao lương ở một số châu lục những năm gần đây . 16 Bảng 2.4. Thành phần bệnh hại cao lương tại Việt Nam 20 Bảng 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên (Thái Nguyên, 2014) Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao lương vụ xuân 2014 30 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các mức phân bón đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao lương vụ xuân 2014 33 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các mật độ trồng đến tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao lương vụ xuân 2014 36 danh môc c¸c h×nh Hình 4.1. Triệu chứng của một số loại bệnh phổ biến phát hiện được trên cao lương ngọt 28 Hình 4.2. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến tỷ lệ bệnh thối rễ 31 Hình 4.3. Ảnh hưởng của các thời vụ trồng đến chỉ số bệnh thối rễ 31 Hình 4.4. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối rễ 34 Hình 4.5. Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến chỉ số bệnh thối rễ 34 Hình 4.6. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến tỷ lệ bệnh thối rễ 37 Hình 4.7. Ảnh hưởng của các mật độ khác nhau đến chỉ số bệnh thối rễ 37 DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CSB : Chỉ số bệnh DT : Diện tích ICRISAT : International Crop Research Institute for the Semi Arid Tropies (Trung tâm nghiên cứu cây trồng vùng bán khô hạn) KL : Khối lượng MĐ : Mật độ NS : Năng suất PB : Phân bón SL : Sản lượng TLB : Tỷ lệ bệnh TV : Thời vụ MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích 2 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Đặc điểm thực vật học 5 2.1.2. Nguồn gốc, phân bố và điều kiện ngoại cảnh 6 2.1.3. Ứng dụng của cây cao lương trong sản xuất năng lượng sinh học 7 2.1.4. Kỹ thuật canh tác cao lương ngọt trên thế giới 8 2.1.5. Nghiên cứu bệnh hại cao lương trên thế giới và ở Việt Nam 9 2.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương trên thế giới và Việt Nam . 14 2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương tại Việt Nam 17 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng 21 3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 3.2. Nội dung 21 3.3. Phương pháp theo dõi 21 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21 3.3.2. Quy trình kỹ thuật 24 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi 25 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 26 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 29 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 32 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 A. Tài liệu tiếng Việt 40 B. Tài liệu Tiếng Anh 40 C. Tài liệu Internet…………………………………………………………… 42 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là đất nước nông nghiệp và hàng năm phải nhập khẩu xăng dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chính sách khuyến khích sử dụng đa dạng hóa các nguồn năng lượng như: năng lượng hạt nhân, năng lượng nước, gió, mặt trời và đặc biệt là năng lượng sinh học. Sử dụng nhiên liệu sinh học mang lại các lợi ích như giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì nhiên liệu sử dụng để sản xuất ra nhiên liệu sinh học là cồn và dầu mỡ động thực vật, không chứa các hợp chất thơm, hàm lượng lưu huỳnh thấp, không chứa chất độc hại, mặt khác nhiên liệu sinh học khí thải vào đất có tốc độ phân hủy sinh học cao nhanh gấp 4 lần so với nhiên liệu dầu mỏ và do đó giảm được rất nhiều tình trạng ô nhiễm nước ngầm. Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc sinh học như ngũ cốc, cây công nghiệp: Mía, cây cọc rào (jatropha) , chất béo của động vật: Mỡ cá basa… Loại nhiên liệu này có nhiều ưu điểm nổi bật so với các loại nhiên liệu hóa thạch như có thể tái tạo, có tính thân thiện với môi trường, khí thải của chúng ít độc hại hơn. Tại Việt Nam, cao lương đang được xem là loại cây trồng phù hợp và có ưu thế vượt trội hơn so với ngô và mía trong sản xuất năng lượng sinh học, vì cao lương chỉ cần 1/2 lượng nước và 1/2 lượng phân bón so với ngô và mía. Do vậy, cao lương có thể được trồng hiệu quả trên những vùng đất khô cằn, thậm chí gần hoang hóa (khoảng 9,3 triệu ha đất hoang hóa và 4,3 triệu ha đất đồi núi) nơi không thể trồng lúa gạo hoặc cây trồng khác (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2009). Tuy nhiên, trong quá trình trồng thử nghiệm, cao lương 2 ngọt do có sinh khối lớn và hàm lượng đường trong thân cao, nên cũng là loại cây trồng bị nhiều đối tượng sâu bệnh phá hại, trong đó sâu đục thân, rệp muội, bệnh thối rễ, bệnh thối thân là những đối tượng đặc biệt nguy hiểm đối với cây cao lương ngọt. Cao lương ngọt là cây trồng mới ở Việt Nam, những nghiên cứu về cao lương ngọt nói chung và về sâu bệnh hại nói riêng còn rất hạn chế. Bệnh thối rễ ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng cao lương. Bệnh thối rễ xuất hiện trên tất cả các giống nhập nội và ở tất cả các thời vụ trồng, có những ruộng năng suất đã bị giảm tới 40%. Để có thể đưa cao lương ngọt vào sản xuất đại trà tại Việt Nam, cần phải có những nghiên cứu về nguyên nhân, đặc điểm, quy luật phát sinh gây hại của bệnh thối rễ, làm cơ sở xây dựng biện pháp quản lý hiệu quả bệnh thối rễ, nâng cao năng suất và chất lượng của cao lương ngọt. Do đó, chúng tôi đề xuất đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên”. Kết quả của đề tài sẽ góp phần đưa cao lương ngọt vào cơ cấu cây trồng, mở rộng và phát triển sản xuất cao lương ngọt ở Việt Nam. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ trên cao lương ngọt nhằm xác định được thời vụ, mật độ và lượng phân bón phù hợp tạo điều kiện cho cao lương sinh trưởng phát triển tốt hạn chế tối đa mức độ gây hại của bệnh thối rễ. 1.2.2. Yêu cầu - Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trong các thời vụ trồng khác nhau. - Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trồng ở các mật độ khác nhau. - Nghiên cứu mức độ gây hại của bệnh thối rễ cao lương ngọt trồng ở các mức phân bón khác nhau. [...]... cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ cao lương ngọt - Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 3.3 Phương pháp theo dõi 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.1.1 Thí nghiệm ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ cao lương ngọt Bố trí thí nghiệm mật độ tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thí... phức hệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ cây cao lương, xuất hiện ở tất cả những nơi trồng cao lương trên thế giới và cũng có khả năng lây bệnh cho ngô, lúa và mía (Zummo, 1983) Thực tế cho thấy một số biện pháp canh tác như biện pháp canh tác tối đa, sử dụng hàm lượng phân bón cao, và trồng với mật độ cao có thể làm tăng mức độ phổ biến của phức hệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ và cao lương Do đó, cần hiểu... bị nhẹ thường sinh trưởng phát triển kém, tỷ lệ đổ cao do bộ rễ bị tổn thương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và sản lượng Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bệnh thối rễ cao lương ngot, nhất là các biện pháp về thời vụ, mật độ và lượng phân bón Việc xác định mức độ gây hại của bệnh thối rễ ở các thời vụ trồng, mật độ trồng và ở các mức phân... cây, phần hạt cao lương ngọt vẫn để dùng làm thực phẩm cho chăn nuôi gia súc, gia cầm Để nâng cao năng suất chất lượng giống cây cao lương chúng ta cần quan tâm đến công tác chọn tạo giống, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất trong đó việc nghiên cứu phòng trừ các loại sâu bệnh hại là công việc hết sức quan trọng Trên cơ sở các nghiên cứu về cây cao lương từ đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật để phòng... Periconia circinata và Pythium spp 2.1.5.1 Bệnh thối rễ Fusarium Bệnh thối rễ Fusarium trên cây cao lương có liên quan mật thiết đến mô vỏ và mô mạch dẫn của rễ Rễ mới sinh ra có thể biểu hiện vết bệnh riêng biệt với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau Bệnh thối rễ tiếp tục phát triển, do đó rễ già hơn thường bị phân hủy, làm cho cây còi cọc; khi bộ rễ cây cao lương bị thối nặng, thì cây dễ bị bật gốc Nấm... chỉ tiêu theo dõi 3.3.3.1 Tỷ lệ bệnh thối rễ TLB (%) = A B × 100 Trong đó: TLB (%): Tỷ lệ bệnh A: Tổng số cây biểu hiện triệu chứng B: Tổng số cây điều tra 3.3.3.2 Chỉ số bệnh thối rễ CSB (%) = Σ (ni × vi) k×n × 100 Trong đó: CSB(%): Chỉ số bệnh Σ (ni x vi): Tổng số cây bị bệnh với trị số cấp bệnh tương ứng k: Trị số cấp bệnh cao nhất n: Tổng số cây điều tra Đánh giá bệnh theo thang phân cấp sau (Hwang... với những giống cao lương cao sản được trồng tại Okinawa, công ty EarthNote của Nhật bản đã bón tới 50 tấn phân chuồng, 600 kg phân chậm tan NPK tổng hợp (Theo EarthNote) 2.1.5 Nghiên cứu bệnh hại cao lương trên thế giới và ở Việt Nam Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bệnh thực vật Hoa Kỳ (*), có 45 loại bệnh trên cây cao lương trong đó có 3 loại bệnh do vi khuẩn, 26 loại bệnh do nấm, 12 loại bệnh do tuyến... khô hạn NRCS: Trung tâm nghiên cứu cao lương quốc tế INTSORMIL - CRSP: Chương trình hỗ trợ nghiên cứu hợp tác quốc tế về cây cao lương và cây kê INRAN: Viện nghiên cứu nông nghiệp Niger SAFGRAD: Tổ chức nghiên cứu và phát triển cây ngũ cốc vùng bán khô hạn CGIAR: Trung tâm nghiên cứu tư vấn nông nghiệp quốc tế 2.2.1.2 Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới Cao lương là một trong những loại cây... năng suất cao và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất Ở châu Phi dự án nghiên cứu cao lương cấp nhà nước được phê duyệt năm 1984, bắt đầu hoạt động từ năm 1986 đến 1991 dưới nguồn vốn tài trợ của chính phủ Mỹ Công tác nghiên cứu cao lương trên thế giới đang ngày càng được mở rộng với các tổ chức và nhiều chương trình nghiên cứu như: ICRISAT: Viện nghiên cứu cây trồng quốc tế vùng nhiệt... 2.1.4 Kỹ thuật canh tác cao lương ngọt trên thế giới Theo báo cáo về kỹ thuật trồng trọt cao lương ngọt của Blade Energy Crop (2010), những giống cao lương ngọt cao sản thường là các giống lai trỗ muộn hoặc không trỗ do phản ứng với ánh sáng Thời gian sinh trưởng của cao lương biến động nhiều phụ thuộc vào giống, có giống dài hơn 200 ngày, hoặc từ từ 60 đến 90 ngày Cao lương ngọt có khả năng thích ứng . trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 29 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 32 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến bệnh thối rễ cao lương ngọt 35. bệnh thối rễ, nâng cao năng suất và chất lượng của cao lương ngọt. Do đó, chúng tôi đề xuất đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THỊ TRANG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC ĐẾN BỆNH THỐI RỄ CAO LƯƠNG NGỌT TẠI THÁI

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN