Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên. (Trang 34)

chóng nhưng trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây luôn chịu sự phá hoại của rất nhiều đối tượng sâu bệnh hại. Mức độ ảnh hưởng của bệnh còn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, giống, kĩ thuật canh tác cũng như trình độ thâm canh.

Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên cao lương trong điều kiện vụ xuân năm 2014 tại tỉnh Thái Nguyên theo “Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng” của Viện BVTV (1997). Thu thập các bộ phận của cây trồng điều tra có triệu chứng bị bệnh gây hại. Sử dụng túi giấy để thu và giữ mẫu bệnh. Không sử dụng túi nilon để giữ mẫu tươi vì sẽ tạo độ ẩm trong túi nilon là điều kiện tốt cho vi sinh vật hoại sinh phát triển nhanh và phá hủy mẫu thực vật. Đóng gói mẫu cẩn thận để tránh va đập và ngưng tụ hơi nước. Quan sát vi sinh vật gây bệnh dưới kính hiển vi, phân lập nuôi cấy vi khuẩn, nấm trên một số môi trường chuyên dùng.

Xác định vi khuẩn, nấm gây bệnh. Xử lý mẫu thực vật theo các phương pháp ép khô, giữ tiêu bản màu xanh. Lưu giữ trong hộp kính hay trong phong bì. Lưu giữ nấm/vi khuẩn gây trên tiêu bản lam, trên giấy khô chân không hoặc trong dầu khoáng. Lây bệnh nhân tạo cho cao lương trong nhà lưới. Trộn các nguồn vi sinh vật đã phân lập được vào đất đã khử trùng. Phân lập lại vi sinh vật từ cây thí nghiệm có triệu chứng bệnh, so với nguồn vi sinh vật phân lập từ cây bị bệnh trên đồng ruộng. Một số loại bệnh do siêu vi trùng gây ra đã được gửi tới phòng thí nghiệm của Viện BVTV để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Bng 4.1. Thành phần bệnh hại cao lương ngọt tại Thái Nguyên (Thái Nguyên, 2014) STT Tên bnh B phn b hi Mc độ gây hi

Thông thường Tên Khoa hc

1 Đốm lá Leptosphaeria septovariata Saccas Lá +

2 Đốm vân Leptosphaeria grisea Paserini Lá +

3 Sẹo đen Phyllachora sorghi Hoehn. Lá +

4 Rỉ sắt Puccinia purpurea Cooke Lá +

5 Đốm nâu tím Curvularia lunata (Wakker) Boedijn Lá +

6 Cháy sọc đỏ Curvularia sp. Lá +

7 Đốm đen Alternaria tennuis Nees Lá +

8 Đốm tím Cercospora sorghi Ellis et Everhart Lá +

9 Thán thư Colletotrichum graminicola (Ces.)

Wils. Lá, bẹ ++

10 Đốm trắng viền

đỏ Pestalozzia andropogonis Rostr. Lá +

11 Đốm trắng Phyllosticta sorghi Sacc. Lá +

12 Cháy lá Septoria sorghi Padiwck Lá +

13 Đốm lá Bipolaris cookei (Sacc.) Shoemaker =

Helminthosporium cookei Sacc. Lá ++

14 Thi r Pythium graminicola,

Fusarium moniliforme R ++

15 Thi r Erwinia sp. R ++

16 Đốm vạch vi

khuẩn Pseudomonas andropogonis Stapp Lá ++ 17 Thối nõn Vi khun (chưa xác định được) Nõn ++

18 Khảm ngô Maize Mosaic Virus Cây +

Ghi chú: +: < 10% cây bị bệnh; ++: 11- 25% cây bị bệnh; +++: 26 -50% cây bị bệnh; ++++: > 50% cây bị bệnh.

Bệnh thán thư (Colletotrichum graminicola) Khảm mía (Sugarcane Mosaic Virus)

Khô vằn (Rhizoctonia solani) Bệnh thối nõn

(chưa xác định được tên khoa hc) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh thối rễ

Có nhiều loại bệnh hại cao lương trong suốt các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, gây hại ở tất cả các bộ phận khác nhau của cây từ rễ đến bông, hạt cao lương. Chúng tôi đã phát hiện được 15 loại bệnh do nấm, 3 loại bệnh do vi khuẩn (trong đó bệnh thối nõn vi khuẩn chưa xác định được tên khoa học) và 1 loại bệnh do vi rút gây ra (Bảng 4.1). Trong vụ xuân 2014 thì bệnh đốm lá và bệnh đốm vạch vi khuẩn có tỉ lệ cao, cây bị đốm lá nặng có thể cản trở quá trình quang hợp của cây ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như năng suất cây trồng. Ngoài ra còn xuất hiện các loại bệnh hại khác với tỉ lệ thấp hơn. Điều kiện vụ xuân 2014 của Thái Nguyên mưa nhiều độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Trong số các bệnh thu thập được, một số loại bệnh phổ biến như bệnh thán thư (Colletotrichum graminicola), bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani) và bệnh thối rễ (do nhiều loài vi sinh vật gây ra) (Hình 4.1).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên. (Trang 34)