Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên. (Trang 25)

Cây cao lương là cây trồng khá mới, chưa được nước ta chú trọng quan tâm nghiên cứu nhiều, do còn nhiều hạn chế nên cây cao lương ngọt chưa được

phổ biến, nhân rộng như một số nước trên thế giới.

Việt Nam là đất nước nông nghiệp và hàng năm phải nhập khẩu xăng dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo (NLTT) thay thế năng lượng truyền thống là một giải pháp hết sức cấp bách. Năng lượng sinh học nói chung là một loại NLTT được coi là một trong những nhiên liệu thân thiện với môi trường và hiện nay đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng sinh học có ý nghĩa hết sức to lớn đối với vấn đề an ninh năng lượng quốc gia đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn theo hướng hàng hóa và công nghiệp hóa. Xuất phát từ xu hướng đó, ngày 20/11/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. Quyết định này đã tạo hành lang pháp lý, chính sách và các kế hoạch đầu tư phát triển nhiên liệu sinh học. Theo mục tiêu đặt ra trong đề án, đến năm 2010 Việt Nam phải sản xuất được 5.000 tấn ethanol sinh học; năm 2015 là 250.000 tấn ethanol và biodiesel; năm 2025 là 1,8 triệu tấn ethanol và biodiesel… Để đạt được những mục tiêu đề ra trong đề án này, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích những nghiên cứu về phát triển nhiên liệu sinh học mới trong đó đặc biệt chú ý đến những nghiên cứu về các giống cây mới và hoàn thiện quy trình canh tác để sản xuất nguyên liệu có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học của nước ta. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định để đạt được mục tiêu đó, rất khó thực hiện quy định chung về bảo đảm an ninh lương thực nếu không có nguyên liệu thay thế thích hợp và cây trồng lý tưởng nhất chính là cao lương ngọt. Ethanol sinh học sản xuất từ cao lương ngọt có giá thành cạnh tranh rất cao (tại Ấn Độ, giá thành sản xuất 1 lít ethanol từ cao lương ngọt là 0,46 USD so với 0,58 USD nếu làm từ mía và 0,56 USD làm từ ngô).

Việt Nam đã và đang xây dựng 4 nhà máy sản xuất ethanol sinh học, đó là các nhà máy: Nhà máy sản xuất ethanol của Công ty cổ phần Đồng Xanh

tại tỉnh Quảng Ngãi, vốn đầu tư trên 500 tỷđồng, công suất 100.000 tấn/năm (tương đương 130 triệu lít/năm); nhà máy của Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) tại tỉnh Phú Thọ, tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD, công suất 100 triệu lít/năm; nhà máy của Công ty Tùng Lâm ở Đồng Nai công suất 70 triệu lít/năm; nhà máy sản xuất ethanol Dung Quất của Petrovietnam với tổng mức đầu tư 80 triệu USD, công suất 100 triệu lít/năm. Trong đó, một nhà máy đã đi vào hoạt động từ năm 2010 và ba nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011 và 2012. Như vậy, khi cả 4 nhà máy này đi vào hoạt động và cung ứng sản phẩm ra thị trường với tổng công suất gần 300.000 tấn/năm (gần 400 triệu lít/năm). Con số này mới chỉ đáp ứng được 1/2 nhu cầu xăng sinh học theo ước tính đến năm 2025 (600 triệu tấn, tương ứng với 760 triệu lít). Hiện nay, nguyên liệu chính để sản xuất xăng sinh học là sắn lát khô, tuy nhiên năng suất sắn thấp nên đòi hỏi diện tích vùng nguyên liệu rất lớn, ảnh hưởng đến quỹđất cho sản xuất nông nghiệp.

Từ những năm 1990, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tiến hành một số nghiên cứu về một số giống cao lương lấy hạt nhập từ ICRISAT trên quy mô nhỏ. Nhưng do chưa có quá trình nghiên cứu tổng thể về điều kiện sinh thái trong quá trình chọn tạo giống, nên những giống nhập nội này chưa thực sự phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Trung du miền núi phía Bắc và vẫn rất thấp. Năm 2010 - 2011, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã bắt đầu hợp tác với Công ty Earthnote - Nhật Bản nghiên cứu, phát triển và đưa vào sản xuất cây cao lương ngọt làm nguyên liệu phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam. Đã tuyển chọn được 5 giống cao lương ngọt có năng suất trung bình từ 80 đến 100 tấn/ha và thích nghi với điều kiện khí hậu Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các giống cao lương này đang phải chịu ảnh hưởng xấu của sâu bệnh hại gây ra.

Đối với cây cao lương (Sorghum vulgare Pers.), Viện Bảo vệ thực vật đã phát hiện được 52 loài sâu hại, và 12 loại bệnh hại tại Việt Nam trong các cuộc điều tra năm 1967 - 1968 và 1977 - 1978. Trong kết quả điều tra này, chưa ghi nhận được sự xuất hiện và gây hại của bệnh thối rễ cao lương (Bảng 2.4).

Bng 2.4. Thành phần bệnh hại cao lương tại Việt Nam(**)

STT

Bnh hi

Tiếng Vit Khoa hc

1 Đốm lá Leptosphaeria septovariata Saccas

2 Đốm vân Leptosphaeria grisea Paserini

3 Sẹo đen Phyllachora sorghi Hoehn.

4 Gỉ sắt Puccinia purpurea Cooke

5 Đốm nâu tím Curvularia lunata (Wakker) Boedijn

6 Cháy sọc đỏ Curvularia sp.

7 Đốm đen Alternaria tennuis Nees

8 Đốm tím Cercospora sorghi Ellis et Everhart

9 Thán thư Colletotrichum graminicolum (Ces.) Wils.

10 Đốm trắng viền đỏ tím Pestalozzia andropogonis Rostr.

11 Đốm trắng Phyllosticta sorghi Sacc.

12 Đốm khô Septoria sorghi Padiwck

**Theo kết quả điều tra của Viện Bảo vệ thực vật năm 1967 - 1968 đối với bệnh hại và năm 1977 - 1978 đối với sâu hại.

Nhìn chung các nghiên cứu về cây cao lương của thế giới tương đối đa dạng, sâu rộng. Các nghiên cứu cao lương ở Việt Nam là chưa nhiều. Mong muốn hơn nữa là do nước ta nói riêng và thế giới nói chung đều bịảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho những nơi lượng mưa giảm đi và khả năng nước tưới không đáp ứng nhu cầu của các cây trồng truyền thống và dẫn tới đất bị bỏ hoang không thể canh tác được; cùng với đó do băng tan, nước biển dâng cao làm cho diện tích đất có thể trồng trọt kéo dài theo 3.260 km bờ biển của nước ta bị nhiễm mặn. Do vậy việc nghiên cứu cây trồng mới tham gia cơ cấu cây trồng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn không xa là hết sức quan trọng với nông nghiệp Việt Nam.

PHN 3

ĐỐI TƯỢNG, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến bệnh thối rễ cao lương ngọt tại Thái Nguyên. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)