1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình.

80 801 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ PHƯƠNG Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN XÃ THỤY HẢI- THÁI THỤY – THÁI BÌNH ” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên cuối khóa, đây cũng là thời gian cần thiết đối với sinh viên nhằm tạo điều kiện nâng cao năng lực, tri thức và khả năng sáng tạo của mình, bên cạnh đó còn giúp cho sinh viên có khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập tại trường. Được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường tôi tiến hành đề tài “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình”. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn tôi PGS.TS Nguyễn Thế Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn khu thí nghiệm khoa Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình và bạn bè, luôn động viên, quan tâm và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trong thời gian thực tập tôi đã cố gắng hết sức mình, nhưng do thời gian có hạn, năng lực và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2014 Sinh viên Bùi Thị Phương DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Hàm lượng DO biến thiên theo nhiệt độ 10 Bảng 2.2: Thống kê về tình hình thủy hải sản thế giới 16 Bảng 4.1: Các công đoạn sản xuất và vấn đề môi trường phát sinh 34 Bảng 4.2: Thành phần và khối lượng chất thải tại một số hộ trong làng nghề chế biến cá xã Thụy Hải 42 Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề chế biến thủy sản 43 Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ven biển tại làng nghề chế biến thủy sản . 46 Bảng 4.5: Dự báo diễn biến về chất lượng nước ngầm đến năm 2020 48 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề chế biến thủy sản 49 Bảng 4.7: Bảng tổng hợp phiếu điều tra nhận thức của người dân làng nghề về tình trạng môi trường địa phương 52 Bảng 4.8: Bảng tổng hợp phiếu điều tra các cơ sở chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường 53 Bảng 4.9: Kết quả điều tra ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt đang sử dụng 55 Bảng 4.10: Bảng tổng hợp phiếu điều tra về tình hình sức khỏe người dân làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải 56 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1: Quy trình sản xuất cá nướng 37 Hình 4.2: Quy trình sản xuất tôm bóc vỏ 38 Hình 4.3: Quy trình sản xuất tôm chín đông lạnh 39 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu TSS, COD, BOD 5 , Tổng N có trong nước thải với QC 11: 2008/BTNMT 43 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Colifrom trong nước thải với quy chuẩn QC11:2008/ BTNMT 44 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD có trong nước ven biển với QC10:2008/BTNMT 47 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform có trong nước ven biển với QC10:2008/BTNMT 47 Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform có trong nước ngầm với QC09:2008/BTNMT 50 Hình 4.9: Tỷ lệ nam, nữ của các đối tượng điều tra 51 Hình 4.10: Tỷ lệ ngành nghề của các đối tượng điều tra 51 Hình 4.11: Biểu đồ tổng hợp về tình hình sức khỏe người dân làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải 56 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxi sinh hóa BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CB Chế biến CBTS Chế biến thủy sản CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp COD Nhu cầu oxi hóa học CT-TTg Chỉ thị - Thủ tướng CT-UB Chỉ thị - Ủy ban DN Doanh nghiệp DO Hàm lượng oxi hòa tan DS Tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải KHKT Khoa học kỹ thuật NCHS Viện nghiên cứu hải sản NĐ-CP Nghị định - Chính phủ NN - PTNT Nông nghiệp - Phát triển nông thôn ÔNMT Ô nhiễm môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định SS Tổng hàm lượng các chất lơ lửng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tổng hàm lượng các chất rắn TT Thông tư UBND Ủy ban nhân dân XK Xuất khẩu MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1 . Một số khái niệm 4 2.1.2 . Các chỉ tiêu đánh giá môi trường nước 5 2.2. Cơ sở pháp lý 13 2.2.1 . Một số văn bản pháp luật quy định về bảo vệ môi trường nước 13 2.2.2 . Các TCVN, QCVN 14 2.3. Khái quát về hoạt động chế biến thủy sản 15 2.3.1 . Khái quát về hoạt động chế biến thủy sản trên thế giới 15 2.3.2 . Khái quát về hoạt động chế biến thủy sản ở Việt Nam 18 2.3.3. Sự phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thái Bình 19 2.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản. 22 2.4.1 . Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản tại Việt Nam 22 2.4.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản xã Thụy Hải 25 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 3.2. Nội dung nghiên cứu 27 3.2.1 . Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình 27 3.2.2 . Hiện trạng sản xuất của làng nghề 27 3.2.3 . Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề 27 3.2.4 . Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực 27 3.2.5 . Đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm, phục hồi môi trường làng nghề và bảo vệ sức khỏe người dân 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu 27 3.3.1 . Phương pháp kế thừa 27 3.3.2 . Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 27 3.3.3. Phương pháp so sánh 28 3.3.4 . Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 28 3.3.5 . Phương pháp xử lý số liệu 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội 29 4.1.1 . Điều kiện tự nhiên 29 4.1.2 . Đặc điểm kinh tế- xã hội 31 4.2. Hoạt động chế biến thủy sản tại xã Thụy Hải 33 4.2.1 . Nguyên liệu cho sản xuất 34 4.2.2 . Các công đoạn sản xuất 34 4.2.3 Một số quy trình công nghệ sản xuất 35 4.3. Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề 41 4.3.1. Hiện trạng nước cấp 41 4.3.2. Hiện trạng thoát nước thải 41 4.3.3. Hiện trạng môi trường nước 41 4.4. Ý kiến người dân về ảnh hưởng nước thải của hoạt động chế biến thủy sản xã Thụy Hải tới môi trường 51 4.4.1. Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra 51 4.4.2. Kết quả điều tra 51 4.5. Ảnh hưởng của môi trường ô nhiễm tới hệ sinh thái 57 4.6. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe người dân 60 4.6.1. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải 60 4.6.2. Các giải pháp bảo vệ sức khỏe người dân làng nghề và người lao động 63 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cũng như không khí và ánh sáng nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia vào quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò là trung tâm. Nguyên nhân phản ứng hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho cộng đồng dân cư. Trong sản xuất công nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, Vì vậy nước là cội nguồn của sự tồn tại, mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Tại Việt Nam trong nhưng năm gần đây, CNH-HĐH không ngừng phát triển và những lợi ích mà CNH-HĐH đã mang lại được thể hiện rất rõ qua tình hình tăng trưởng kinh tế, giáo dục, xã hội. Tuy nhiên CNH-HĐH cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi trường chính là tác động rõ nhất của CNH-HĐH. Tốc độ CNH và đô thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực càng nặng nề đối với tài nguyên trong nước và vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn. Làng nghề đã hình thành và phát triển từ rất lâu đời trong nông thôn Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong nên kinh tế. Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế nước nhà luôn gắn liền với lịch sử phát triển của làng nghề Việt Nam. Tuy nhiên làng nghề Việt Nam phát triển quá nhanh làm cho môi trường bị ảnh hưởng xấu. Môi trường tại các làng nghề ở 2 Việt Nam đang ở mức “báo động đỏ”. Kéo theo đó là những hệ lụy ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động sản xuất mà còn gây tổn hại đến sức khỏe người dân. Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Thái Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 241 làng nghề đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận, tăng 8 làng nghề so với kỳ cùng năm 2012 (ngày 18/12/2012, UBND tỉnh ban hành quyết định số 2970/QĐ-UBND về việc công nhận 8 làng nghề mới đủ tiêu chuẩn) [9]. Thụy Hải (Thái Thụy- Thái Bình) là một trong những làng nghề tiêu biểu ấy. Sự phát triển làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế của huyện. Và cùng với đó vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động làng nghề mang lại đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của người dân trên địa bàn. Và cùng với đó chất thải từ các làng nghề không chỉ gây ô nhiễm môi trường sống của người dân, mà còn gây ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái xung quanh một cách đáng kể, đặc biệt khu vực ven biển. Cả một vùng nước trong đê và ngoài ven đê bị ô nhiễm nặng do nước thải từ hoạt động chế biến hải sản ở làng nghề, tạo ra một môi trường sông không đảm bảo chất lượng. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Môi trường, cùng với sự giúp đỡ của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thế Hùng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản tới sức khỏe và môi trường từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng môi trường nước tại làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải. - Xác định được mức độ ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề. - Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nước làng nghề đến sức khỏe người dân. - Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề tài là thông tin cơ sở về hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình. - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng dụng kiến thức đó vào thực tiễn. - Biết cách thực hiện một đề tài khoa học, rèn luyện các kỹ năng thu thập xử lý số liệu, viết báo cáo và hoàn thành một khóa luận. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Biết được ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản tới môi trường nước - Tăng cường trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường làng nghề trong đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải. - Cảnh báo nguy cơ tiêm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường, bảo vệ sức khỏe của người dân khu vực làng nghề và khu vực xung quanh. [...]... Thụy Hải- Thái ThụyThái Bình 3.2.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề 3.2.3 Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề 3.2.4 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe người dân và hệ sinh thái khu vực 3.2.5 Đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm, phục hồi môi trường làng nghề và bảo vệ sức khỏe người dân 3.3 Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi sẽ sử dụng các phương pháp. .. sân phơi và dụng cụ chế biến thủy sản đổ xuống làn đường gây bào mòn, trong khi đó trên tuyến đường này không có hệ thống thoát nước là nguyên nhân gây ngập nước thường xuyên [21] 2.4.2 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản xã Thụy Hải Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản như: Khí thải - gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh... lượng nước sinh hoạt và gây mùi khó chịu [1] 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu - Đối tượng: Nước thải làng nghề xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình - Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy - Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2014 đến 4/2014 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Điều kiện tự nhiên- kinh t - xã hội xã Thụy. .. lượng nước thải lớn hơn các nhà máy chế biến thủy sản khô, nước mắm và đồ hộp Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất vì đổ vào môi trường lượng nước thải lớn với nồng độ ô 26 nhiễm cao do tiếp nhận nguồn protein và lipit từ mực, tôm, cá Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm. .. biến thủy sản 2.4.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản tại Việt Nam Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và quy mô sản xuất đã ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường và đời sống người dân xung quanh các cơ sở chế biến thuỷ sản (CBTS) là điều không thể tránh khỏi Sản xuất càng phát triển tự phát, thiếu chiều sâu thì áp lực về vấn đề ô nhiễm môi trường (ONMT) ngày càng cao,... có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu và chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều chất thải nguy hại khác Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm….những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy Các 24 chất thải này có... nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất và nguồn khí ô nhiễm từ các máy phát điện dự phòng; Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực và cá; Nước thải trong sản xuất chế biến (chiếm 8 5-9 0% tổng lượng nước thải) từ hoạt động rửa nguyên liệu, chế biến, vệ sinh dụng cụ, thiết bị và nhà xưởng Theo kết quả điều tra thì các nhà máy chế biến đông lạnh... nghiệp và nông nghiệp sớm nhất trong nông thôn Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong nông thôn để phát triển ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn [3] 2.1.1.2 Khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nước Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hương tới đời sống, sản xuất, ... lượng môi trường sống xung quanh [20] Điều tra mới đây của Viện NCHS cho thấy, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ sản xuất được 1 tấn thành phẩm tôm sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải, cá tra philê là 1,8 tấn, nhuyễn thể chân đầu - 0,45 tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ - 8 tấn Tỷ lệ phế liệu và chất thải rắn phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất và vào loài cũng như chất lượng nguyên liệu …[20] Chất thải... từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trong nhất hiện nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ 1 0-3 0 lần, COD từ 9-1 9 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần Bên cạnh đó còn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến Khí thải và . khoa Môi trường tôi tiến hành đề tài Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình khoa học - Đề tài là thông tin cơ sở về hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình. - Quá trình. động chế biến thủy sản tới sức khỏe và môi trường từ đó đề xuất giải pháp nhằm cải thiện ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w