Hiện trạng môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 48)

a) Hiện trạng nước thải

Qua điều tra hiện tại có 30 hộ tại xã Thụy Hải sản xuất chế biến cá, tổng lượng nước thải bình quân cho một hộ trong làng nghề ở xã Thụy Hải thải ra hàng ngày bình quân khoảng 15-20 m3/ngày, thành phần nước thải chủ yếu là các chất hữu cơ, nước thải sinh hoạt của người dân và công nhân sản xuất.

Bảng 4.2: Thành phần và khối lượng chất thải tại một số hộ trong làng nghề chế biến cá xã Thụy Hải STT Họ tên Thôn Nghề chế biến Nước thải (m3/ngày) Chất thải rắn

1 Bùi Thị Hồng Quang Lang

Đoài Chế biến cá 10 - 20 Đầu cá, vẩy cá, ruột cá 2 Phạm Thị Lan Quang Lang

Đoài

Làm sứa,

rau câu 10

3 Tô Thị Hoài Quang Lang

Đoài Chế biến cá Đóng cửa 4 Nguyễn Thị Thái Quang Lang

Đoài Chế biến cá 10 Đầu cá, vẩy cá, ruột cá 5 Nguyễn Thị Lợi Quang Lang

Đoài Chế biến cá Đóng cửa 6 Lê Thị Lan Quang Lang

Đoài

Làm sứa,

rau câu 5

7 Nguyễn Thị Hòa Quang Lang

Đoài Chế biến cá 30 - 50 Đầu cá, vẩy cá, ruột cá 8 Phạm Thị Chuyên Quang Lang

Đoài Chế biến cá 5 - 10 Đầu cá, vẩy cá, ruột cá 9 Tô Thị Hường Quang Lang

Đoài Chế biến cá 40 - 50 Đầu cá, vẩy cá, ruột cá 10 Trần Danh Tuyên Quang Lang

Đoài Chế biến cá Đã có hệ thống xử lý

Trong quá trình sản xuất, người dân thải trực tiếp ra cống rãnh, cửa ven biển và thậm chí đổ tràn vào hệ thống cống thoát nước thải xung quanh… gây nên mùi hôi thối, hủy hoại môi trường, nhất là vào ngày nắng.

Tiến hành lấy 2 mẫu nước thải tại 2 vị trí thoát nước thải thu được kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.3: Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại làng nghề chế biến thủy sản STT Thông số Đơn vị NT1 NT2 QCVN 11:2008/BTNMT cột B 1 pH - 6,76 7,63 5,5 – 9 2 TSS Mg/l 528,6 848,64 100 3 DO Mg/l 3,6 3,9 - 4 COD Mg/l 153,6 356 80 5 BOD5 Mg/l 122,8 284,8 50 6 Fe Mg/l 0,106 0,01 5 7 Tổng N Mg/l 104 120,86 60 8 Tổng P Mg/l 9 8,45 - 9 Coliform MPN/100ml 1,1x105 5.000

(Nguồn: - Kết quả phân tích tại phòng phân tích hóa học – Viện khoa

học sự sống – Đại học Thái Nguyên;

- Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm – Khoa Môi Trường – Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên). *Ghi chú:

- Dấu (-) biểu thị không có kết quả.

- NT1 Nước thải của công ty cổ phần nông thủy sản Đạt Doan, lấy ngày

06/03/2014 lúc 14h28’.

- NT2 Nước thải của cơ sở chế biến thủy sản Biển Đông lấy tại cửa xả ra

Biển phía sau, lấy ngày 06/03/2014 lúc 14h 40’

Hình 4.4: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu TSS, COD, BOD5, Tổng N có trong nước thải với QC 11: 2008/BTNMT

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Colifrom trong nước thải với quy chuẩn QC11:2008/ BTNMT

Qua bảng kết quả phân tích, hình 4.4 và hình 4.5 cho thấy nước thải của hoạt động chế biến thủy sản đã có sự thay đổi, hầu hết các thông số đều vượt TCCP theo QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản, cụ thể như sau:

- pH: pH trong mẫu nước thải có giá trị lần lượt là 6,76 và 7,63. Kết quả

này phù hợp với QCVN 11:2008/BTNMT

- TSS: Có giá trị lần lượt là 528,6 mg/l và 848,64 mg/l, vượt từ 5,286

đến 8,4864 lần TCCP theo QCVN 11: 2008/BTNMT

- DO: DO trong mẫu nước thải có giá trị lần lượt là 3,6 và 3,9.

- COD: Có giá trị lần lượt là 153,6 mg/l và 356 mg/l, vượt từ 1,92 đến

4,45 lần TCCP theo QCVN 11: 2008/BTNMT

- BOD5: Có giá trị lần lượt là 122,8 mg/l và 284,8 mg/l, vượt từ 2,456

đến 5,696 lần TCCP theo QCVN 11: 2008/BTNMT

- Fe: Fe trong mẫu nước thải có giá trị lần lượt là 0,01 và 0,106. Kết quả

này phù hợp với QCVN 11:2008/BTNMT

- Tổng N: Có giá trị lần lượt là 104 mg/l và 120,86 mg/l, vượt từ 1,733

đến 2,014 lần TCCP theo QCVN 11: 2008/BTNMT

- Coliform: Có giá trị là 1,1x105 MPN/100 ml, vượt 22 lần TCCP theo QCVN 11: 2008/BTNMT

Điều này cho thấy chất lượng nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được đầu tư hệ thống xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả nước thải ra môi trường. Mặt khác, nồng độ các chất nito, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loại tảo, đến mức độ

giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản trong khu vực. Nước thải không đảm bảo và vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến môi trường nước biển.

b) Hiện trạng nước mặt

Ô nhiễm môi trường nước biển chủ yếu là do các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản. Chất thải từ các phương tiện vận tải trên biển cảng hầu hết đều đổ xuống biển; khu vục cảng cá Tân Sơn - Thụy Hải, và một số cảng cá khác xuất hiện ô nhiễm do hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng coliform tương đối cao, vượt giới hạn cho phép nước biển ven bờ vùng nuôi trồng thủy sản. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến thủy sản tại các làng nghề ven biển nuôi trồng thủy sản góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường (nhà máy chế biến bột cá Thụy Hải, công ty TNHH RichBeuty, công ty TNHH Vạn Đạt, Công ty TNHH Biển Đông, công ty TNHH Việt Mỹ, công ty thương mại Hà Nội,…). Các chất thải gây ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động trên cùng với chất thải ngay trên biển (hoạt động vận tải, đóng tàu, nuôi trồng thủy sản,..), hoạt động khai thác khoáng sản ven biển gây xói lở vùng bờ, thay đổi luồng lạch,.. là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển và ven bờ.

Diễn biến ô nhiễm môi trường nước biển, với tình hình phát triển kinh tế

- xã hội của huyện tăng trưởng nhanh áp lực chính là vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ô nhiễm, tổng lượng thải, tải lượng chất thải phát sinh lớn gây ô nhiễm môi trường hiện tại các sông tiếp nhận nước thải. Nước thải ngày càng gia tăng sẽ là áp lực lớn đe dọa ô nhiễm môi trường nước ven biển. Do vậy ngăn chặn ô nhiễm môi trường ngay từ đầu nguồn thải, tăng

cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quản lý chặt chẽ các lưu vực sông đổ ra biển. Tăng cường việc giám sát, cấp phép xả nước thải vào nguồn nước tại các sông tiếp nhận, chỉ cho phép hòa nhập nước từ các sông tiếp nhận đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam vào sông lớn.

Trong địa bàn xã không có sông lớn chảy qua, tài nguyên nước mặt khan hiếm. Tiến hành lấy 2 mẫu nước ven biển tại 2 vị trí của xã Thụy Hải thu

được kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ven biển tại làng nghề chế biến thủy sản STT Thông số Đơn vị NB1 NB2 QCVN 10:2008/BTNMT 1 pH - 6,85 7,80 6,5 – 8,5 2 DO Mg/l 5,00 5,50 >=5 3 COD* Mg/l 7,20 6,40 3 4 BOD5* Mg/l 5,76 5,12 - 5 Tổng N Mg/l 8,43 7,64 - 6 Tổng P Mg/l 0.46 0,38 - 7 Coliform MPN/100ml 4,6x103 1.000

(Nguồn: - Kết quả phân tích tại phòng phân tích hóa học – Viện khoa

học sự sống – Đại học Thái Nguyên;

- Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm – Khoa Môi Trường – Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên).

Dấu (-) biểu thị không có kết quả.

Dấu (*) thông sốđã được công nhận Vilas

*Ghi chú: NB1 mẫu nước ven biển lấy tại cảng cá Tân Sơn, lấy ngày

06/03/2014 lúc 15h05’.

NB2 mẫu nước ven biển xã Thụy Hải huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, lấy ngày 06/03/2014 lúc 15h 20’.

Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu COD có trong nước ven biển với

QC10:2008/BTNMT

Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform có trong nước ven biển

với QC10:2008/BTNMT

Qua bảng kết quả phân tích và hình 4.6 cho thấy hầu hết các thông số đều vượt TCCP theo QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ, cụ thể như sau:

- pH: pH trong mẫu nước ven biển có giá trị lần lượt là 6,85 và 7,80. Kết quả này phù hợp với QCVN 10:2008/BTNMT

- DO: DO trong mẫu nước ven biển có giá trị lần lượt là 5,0 và 5,5. Kết quả này phù hợp với QCVN 10:2008/BTNMT

- COD: Có giá trị lần lượt là 6,40 mg/l và 7,20 mg/l, vượt từ 2,13 đến 2,4

lần TCCP theo QCVN 10: 2008/BTNMT

- BOD5: BOD trong mẫu nước ven biển có giá trị lần lượt là 5,12 mg/l và 5,76 mg/l.

- Coliform: Có giá trị là 4,6x103 MPN/100 ml, vượt 4,6 lần TCCP theo QCVN 10 : 2008/BTNMT

Điều này cho thấy chất lượng nước ven biển đang có dấu hiệu bị ô nhiễm chất hữu cơ với hàm lượng COD và Coliform cao.

c) Hiện trạng nước ngầm

Qua khảo sát trên địa bàn xã, nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất chủ yếu là do các cụm công nghiệp chưa được đầu tư khu xử lý nước thải tập trung, các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả nước thải ra ngoài môi trường. Việc để

nước thải chảy trên rãnh thoát nước không được cứng hóa bê tông, việc để

nước thải tràn ra môi trường xung quanh làm nguồn nước thải ngẩm xuống làm ô nhiễm môi trường nước dưới đất.

Do đặc thù nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh có lượng sắt cao, một số

khu vực bị nhiễm mặn là yếu tố làm giảm chất lượng nước ngầm của khu vực. Qua quan trắc cho thấy nguồn nước ngầm của huyện đã bị ô nhiễm vi sinh vật, phần lớn quan trắc đều có các chỉ tiêu Coliform, NH4

+

vượt quy chuẩn cho phép.

Kết quả dự báo diễn biến về chất lượng nước ngầm trên địa bàn huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình đến năm 2020 dưới đây.

Bảng 4.5: Dự báo diễn biến về chất lượng nước ngầm đến năm 2020

Năm dự báo Hệ số (KAL)1/2 Chỉ số WQI Thang phân loại

1.Trung bình năm 2012

chỉ số chất lượng nước 1,0 0,12 < 1,0; không ô nhiễm 2.Trung bình năm 2015

chỉ số chất lượng nước 1,18 0,14 < 1,0; không ô nhiễm 3. Trung bình năm 2020

chỉ số chất lượng nước 1,22 0,15 < 1,0; không ô nhiễm

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Thái Thụy) [1]

Dự báo theo mô hình Áp lực – Trạng thái – Đáp ứng ( PSR) với công thức WQIDB = (KAL) ½ x WQIHT

Với : WQIDB: Là chỉ số chất lượng nước ngầm năm dự báo KAL : Là hệ số hồi quy áp lực gây ô nhiễm

WQIHT: Là chỉ số chất lượng nước ngầm ở thời điểm hiện tại

Như vậy chất lượng nước ngầm ở huyện Thái Thụy ít thay đổi đến năm 2020 song nguy cơ ô nhiễm cục bộ vẫn có thể xảy ra.

Tiến hành lấy 2 mẫu nước lấy tại 2 giếng khoan trong xã, thu được kết quả phân tích như sau:

Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại làng nghề chế biến thủy sản STT Thông số Đơn vị NG1 NG2 QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH - 6,54 7,20 5,5 -8,5 2 DO Mg/l 4,9 4,5 - 3 COD Mg/l 3,1 2,8 4 4 Độ cứng Mg/l 254 262 500 5 Cl- Mg/l 149,6 167,7 250 6 Fe Mg/l 0,027 0,023 5 7 Coliform MPN/100ml 47 3

(Nguồn: - Kết quả phân tích tại phòng phân tích hóa học – Viện khoa

học sự sống – Đại học Thái Nguyên;

- Kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm – Khoa Môi Trường – Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên).

Dấu (-) biểu thị không có kết quả.

*Ghi chú: NG1 nước giếng khoan nhà bà Nguyễn Thị Lanh thôn Quang

Lang Đoài xã Thụy Hải

NG2 nước giếng khoan nhà bà Phạm Thi Lan thôn Quang Lang Đoài xã Thụy Hải.

Hình 4.8: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Coliform có trong nước ngầm với QC09:2008/BTNMT

Qua bảng kết quả phân tích và hình 4.8 về chất lượng nước ngầm xã Thụy Hải có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh vật, cụ thể như sau:

- pH: pH trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 6,54 và 7,20. Kết quả này phù hợp với QCVN 09:2008/BTNMT

- DO: DO trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 4,5 và 4,9.

- COD: COD trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 3,1 và 2,8. Kết quả này phù hợp với QCVN 09:2008/BTNMT

- Độ cứng: Trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 254 mg/l và 262 mg/l. Kết quả này phù hợp với QCVN 09:2008/BTNMT

- Cl- : Cl - trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 149,6 và 167,7. Kết quả này phù hợp với QCVN 09:2008/BTNMT

-Fe: Fe trong mẫu nước ngầm có giá trị lần lượt là 0,023 và 0,027. Kết quả này phù hợp với QCVN 09:2008/BTNMT

- Coliform: Coliform trong mẫu nước ngầm có giá trị là 47 MPN/100 ml, vượt 15,67 lần TCCP theo QCVN 09 : 2008/BTNMT

Theo kết quả phân tích nguồn nước ngầm không có dấu hiệu ô nhiễm kim loại nặng trong nước. Hàm lượng kim loại nặng đều nằm trong giới hạn

cho phép. Do đặc thù trên địa bàn xã nên nguồn nước ngầm bị ô nhiễm vi sinh vật, chỉ tiêu Coliform.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)