Các giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 67)

thy sn xã Thy Hi

4.6.1.1. Giải pháp về quản lý, chính sách

Các giải pháp quản lý về cơ chế chính sách và kỹ thuật đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm đối với các cấp, các ngành liên quan.

Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT

Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân thi biện pháp cơ bản nhất đối với một làng nghề là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản xuất sao cho thích hợp. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất do sản xuất chế biến gây nên. Nhà nước cần tập trung các cơ sở CBTS vào một khu vực riêng để dễ quản lý về môi trường, nhất là việc áp dụng các QCVN, TCVN;

đồng thời hệ thống xử lý nước thải chung của Khu CBTS thuận lợi hơn trong việc kiểm soát các chỉ tiêu đặc thù dành riêng cho cơ sở chế biến thủy sản.

Nhà nước cũng cần quy hoạch, đầu tư, xây dựng thêm các cơ sở thu gom, xử lý chất thải nguy hại tại các địa phương, địa bàn, khu công nghiệp... phù hợp để giúp các cơ sở CBTS xử lý dứt điểm chất thải nguy hại, không để

tồn đọng lâu dài.

Tăng cường hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức

Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi trường, thông qua các hoạt

động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.

Chính quyền địa phương cần tuyên truyền cho nhân dân địa phương theo dõi giám sát việc xả thải của các cơ sở sản xuất, nếu phát hiện cơ sở nào xả

nước thải chưa xử lý ra môi trường kịp thời thông báo đến cơ quan quản lý môi trường. Các biện pháp tuyên truyền bảo vệ môi trường (tờ rơi, báo chí, truyền thông...) cũng cần được đa dạng hóa cho phù hợp, dễ hiểu, dễ nhớ.

Thực hiện tốt nội quy vệ sinh môi trường có gắn kết với các tiêu chí bình xét công nhận làng văn hóa và gia đình văn hóa.

Thôn phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu chế biến.

Tăng cường pháp chế trong công tác quản lý môi trường

Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Đối với các đơn vị chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường đối với bãi xử lý rác. Nếu bãi gây ô nhiễm thì cần có biện pháp xử lý tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ thì cảnh cáo, xử

phạt vi phạm hành chính, khắc phục ô nhiễm tạm thời đình chỉ hoặc cấm hoạt

động theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra chính quyền địa phương cần phải áp dụng các cơ chế thu phí bảo vệ môi trường, thu phí nước thải hợp lý đúng quy định.

Tăng cường năng lực quản lý môi trường

Với cách tiếp cận cơ quan, chính quyền địa phương đóng vai trò quyết

định trong công tác BVMT làng nghề thì cán bộ quản lý cấp xã là nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường các làng nghề. Vì vậy, cần bổ sung nguồn nhân lực cho quản lý môi trường cấp xã - là đầu mối và đi theo sát các hoạt

động của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.

Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Trong những năm qua chất thải của các hộ sản xuất chế biến thải vào môi trường mà các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc

đổ thải, chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy cần phải thực hiện thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi

hộ phải nộp một số tiền nhất định theo khối lượng sản phẩm làm ra. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những nhà không làm nghề bị thiệt hại do vấn đề môi trường.

4.6.1.2. Giải pháp công nghệ

Áp dụng khoa học công nghệđể khắc phục suy thoái môi trường nước:

a, Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý kết hợp với sinh học

cưỡng bức

Nước thải từ các hộ sản xuất được thu gom qua song chắn rác đưa về bể điều hòa của khu xử lý tập trung và sau đó được đưa qua hệ thống bể hòa trộn hóa chất keo tụ, tao bông với các hóa chất keo tụ PAC, chất trợ keo PAA. Nước thải từ bể hòa trộn hóa chất dẫn vào bể keo tụ tuyển nổi với thời gian lưu nước là 2h (trong đó lưu tuyển nổ là 30 phút và lắng là 1,5h). Phần lớn các chất lơ lửng và một phần chất ô nhiễm hữu cơ được tách ra tại bể tuyển nổi - lắng. Nước thải đảm bảo các yêu cầu để xử lý sinh học hiếu khí được dẫn vào bể aroten hoạt động theo nguyên lý trộn. Tại bể aroten, khí cung cấp vào trong nước thải để tạo điều kiện cho vi khuẩn hấp thụ và oxi hóa chất hữu cơ. Mầu nước thải cũng được giảm do oxi hóa của vi khuẩn. Sau quá trình hấp thụ và oxi hóa chất hữu cơ trong bể aroten, hỗn hợp nước thải được sang bể

lắng thứ cấp (lắng đợt hai). Bùn hoạt tính được tuần hoàn theo yêu cầu.

Hệ vi sinh vật trong aroten có thể sinh trưởng lơ lửng trong hệ bùn hoạt tính hoặc dính bám trên bề mặt vật liệu (giá thể) mang di động.

Sau xử lý bậc hai trong bể aroten, nước thải có hàm lượng BOD dưới 70mg/l tiếp tục được xử lý trong hồ sinh học hiếu khí tự nhiên.

Hồ sinh học tự nhiên, đóng vai trò hồ xử lý bậc ba kết hợp lắng và nuôi trồng thực vật thủy sinh. Chất hữu cơ và cặn lơ lửng trong nước còn lại sẽ được lắng tại hồ và chuyển hóa thành sinh khối thực vật.

Trong quá trình xử lý nước thải theo phương pháp này sẽ hình thành hai loại bùn: cặn sơ cấp có hàm lượng bột cao (khoảng 60- 70%) và bùn thứ cấp (bùn hoạt tính dư) có hàm lượng hữu cơ lớn. Cặn sơ cấp có thể được thu hồi và tái sử dụng. Bùn thứ cấp được ổn định và sau đó làm phân bón.

b, Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học

Có rất nhiều phương pháp sinh học đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong xử lý ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là nước thải chế biến thủy sản chứa nhiều các chất hữu cơ.

* Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật

Có một số loài vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, sinh trưởng nhờ vậy sinh khối của chúng tăng lên. Các vi sinh vật này được sử dụng để phân huỷ

các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ có trong chất thải từ nước thải thủy sản. Quá trình phân hủy này được gọi là quá trình phân hủy ôxy hóa sinh hóa. Thành phần sinh học của chế phẩm này gồm nhiều chủng loại vi sinh, tập hợp các thành phần men ngoại bào của quá trình sinh trưởng vi sinh; các enzyme ngoại bào tổng hợp; các chất dinh dưỡng sinh học và khoáng chất kích hoạt sinh trưởng ban đầu và xúc tác hoạt tính. Chúng có khả năng tiêu thụ các chất hữu cơ phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Hay nói cách khác, chúng có tác dụng phân giải chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan từ chất thải của hoạt động sản xuất. Mặt khác chế phẩm này còn giúp giảm thiểu được các vi sinh vật gây bệnh như Vibrio, aeromonas, E.coli…, làm tăng thêm lượng oxy hòa tan trong môi trường nước và giảm thiểu lượng amoniac.

* Hồ sinh học

Bao gồm một chuỗi từ 3 đến 5 hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Mối quan hệ giữa vi sinh vật, thực vật trong hồ sinh học là mối quan hệ thông qua oxy và thông qua các chất dinh dưỡng cơ bản.

Trong hồ luôn diễn ra các quá trình như quang hợp, khuếch tán oxy vào nước. Nhưng quá trình quang hợp chỉ xảy ra trong điều kiện có ánh sáng, ánh sáng chiếu vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là chiều sâu của nước và sự tồn tại hàm lượng chất hữu cơ lơ lửng nhiều hay ít.

Mô hình này có thể áp dụng cho những nơi có diện tích đất lớn, để xử lý nước thải trong nuôi trồng chế biến thủy sản sẽ cho hiệu quả về môi trường và kinh tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 67)