Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản tạ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 29)

ti Vit Nam

Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và quy mô sản xuất đã ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường và đời sống người dân xung quanh các cơ sở chế

biến thuỷ sản (CBTS) là điều không thể tránh khỏi. Sản xuất càng phát triển tự phát, thiếu chiều sâu thì áp lực về vấn đề ô nhiễm môi trường (ONMT) ngày càng cao, đòi hỏi trách nhiệm đối với vấn đề bảo vệ môi trường của nhà sản xuất, nhà quản lý ngày càng lớn.

Trong quá trình sản xuất, hàng năm, CBTS sử dụng khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu, hàng chục triệu m3 nước và hàng nghìn tấn hoá chất tẩy rửa, khử

trùng, môi chất lạnh,... với khối lượng chất thải rất lớn, đặc biệt là nước thải hữu cơ.

Qua kết quả điều tra thực trạng môi trường các cơ sở CBTS trên phạm vi toàn quốc năm 2011 của Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối - Bộ NN và PTNT, có thể nhận xét về hiện trạng môi trường trong các cơ sở CBTS hiện nay như sau:

Tổng cộng hàng năm lượng chất thải nguy hại bình quân khoảng 500 tấn/năm; nhưng hiện nay các cơ sởđang tồn đọng số lượng ngày càng lớn hơn (hàng nghìn tấn) chưa được bảo quản, xử lý; vì nhiều địa phương chưa có cơ

quan thu gom và xử lý chất thải nguy hại.

Tổng số chất tẩy rửa và khử trùng của các cơ sở CBTS sử dụng hàng năm là 5.475.063 kg; lượng sử dụng trung bình của một cơ sở là 13.619 kg/năm (so với năm 2007, tổng lượng sử dụng hàng năm đã tăng lên 2,45 lần); lượng sử dụng của một cơ sở tăng lên 1,9 lần. Đây cũng là một yếu tố

góp phần tăng mức độ ô nhiễm của nước thải của các cơ sở CBTS. Các cơ sở

CBTS vẫn còn sử dụng nhiều môi chất lạnh HCFC mà Việt Nam cần có kế

hoạch giảm dần và không còn được sử dụng vào năm 2030 [16].

Đến thời điểm năm 2011 có 84,08% cơ sở xây dựng hệ thống xử lý nước thải; Về công nghệ xử lý nước thải: có 240 cơ sở ứng dụng phương pháp kết hợp (Cơ học + Hóa lý + Sinh học) là phương pháp đạt hiệu quả xử lý cao hiện nay. Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước thải còn chưa hoàn chỉnh: vẫn còn 15,92% chưa có hệ thống xử lý nước thải; 29% chưa áp quy trình công nghệ

xử lý nước thải kiểu kết hợp (Cơ học + Hóa lý + Sinh học). Ngoài ra, hệ

thống xử lý nước thải còn hạn chế (khó vận hành, thời gian xử lý dài...), công nghệ xử lý nước thải phức tạp, chưa được nghiên cứu riêng phù hợp cho từng loại hình CBTS [16].

Trong số các thiết bị xử lý khí thải được điều tra mà các cơ sở đang sử

dụng có ảnh hưởng đến môi trường, có 70,52% số thiết bị không có bộ phận xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường; số còn lại 29,48% thiết bị có bộ

phận xử lý khí thải, nhưng hầu như không được thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng, cho nên kém hiệu quả, tác dụng rất ít.

Theo Viện nghiên cứu hải sản (Viện NCHS), hiện nay cả nước ta có 1.015 cơ sở chế biến (CSCB) thủy sản quy mô lớn nhỏ khác nhau, sản xuất sản phẩm XK và tiêu dùng nội địa. Sự phát triển nhanh chóng của ngành chế

biến cũng kéo theo những bất cập trong các lĩnh vực phụ trợ khác, trong đó có quản lý và xử lý chất thải sau chế biến. Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường từ chế biến thủy sản gồm phế liệu và chất thải rắn; chất thải lỏng; khí thải và mùi trong chế biến; môi chất lạnh và nhiều chất thải nguy hại khác. Đáng kể nhất là phế liệu và chất thải rắn, chất thải lỏng như đầu, xương, da, vây, vảy, vỏ tôm….những phế liệu dễ lên men thối rữa và phân hủy. Các

chất thải này có khả năng làm xuống cấp nghiêm trọng chất lượng môi trường sống xung quanh [20].

Điều tra mới đây của Viện NCHS cho thấy, trong chế biến thủy sản đông lạnh, cứ sản xuất được 1 tấn thành phẩm tôm sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải, cá tra philê là 1,8 tấn, nhuyễn thể chân đầu - 0,45 tấn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ - 8 tấn. Tỷ lệ phế liệu và chất thải rắn phụ thuộc vào mặt hàng sản xuất và vào loài cũng như chất lượng nguyên liệu …[20].

Chất thải lỏng từ chế biến thủy sản được coi là vấn đề nghiêm trong nhất hiện nay, có chỉ số ô nhiễm cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho nuôi trồng thủy sản (TCVN-2005), như BOD vượt từ 10-30 lần, COD từ 9-19 lần, nitơ tổng có nơi cao gấp 9 lần. Bên cạnh

đó còn có một lượng lớn nước thải là các chất tẩy rửa và khử trùng trong vệ

sinh nhà xưởng và thiết bị chế biến.

Khí thải và mùi trong chế biến bao gồm các loại như khí SO2, CO2, NO2, NH3 , H2S… phát thải từ các CSCB hàng khô và bột cá. Một phần khí thải khác là môi chất lạnh rò rỉ từ hệ thống lạnh của nhà máy.

Để đánh giá thực trạng môi trường ở các CSCB thủy sản, Viện NCHS đã

điều tra trực tiếp 402 cơ sở quy mô công nghiệp ở 34 tỉnh và thành phố trong cả nước. Kết quả cho thấy đã có 338 DN, chiếm tỷ lệ trên 84% cơ sở, có hệ

thống xử lý nước thải (HTXLNT), chủ yếu được xây dựng trong giai đoạn 2001-2010. Trong năm 2011 có 27 DN xây mới HTXLNT.

Về lượng phế liệu thủy sản sau chế biến, khoảng gần 50% số DN có từ

dưới 50 đến 100 tấn/năm; 22,6% có 100-500 tấn/năm, gần 9% có từ 500-300 tấn/năm, 36,5% có trên 500-1.000 tấn/năm và trên 27,5% có trên 1.000 tấn/năm [20].

Hiện nay, hầu hết phế liệu được thu gom và tận dụng để sản xuất các sản phẩm phụ như bột cá, dầu cá, chitin, chitosan và thức ăn chăn nuôi,… Do vậy, phế liệu trong CSCB thủy sản chỉ có ảnh hưởng hạn chế đến môi trường nhưng lại là nguồn thu đáng kể cho các cơ sởđó.

Kết quả phân tích nước thải của cơ sở CBTS về 9 chỉ tiêu gồm pH, BOD5, CO,TSS, Amoni, nitơ tổng, dầu mỡ, clo dư và coliform theo QCVN 11:2008/BTNMT cho thấy, tất cả các cơ sở CB nước mắm đều đạt 100%. Các loại hình chế biến như đông lạnh, hàng khô, bột cá và tổng hợp đều có tỷ lệ ô

nhiễm trên cả 9 chỉ tiêu. Trong đó mức độ ô nhiễm của cơ sở CB bột cá là cao nhất, cơ sở CB đông lạnh, hàng khô và tổng hợp tương đương nhau.

Kết quả phân tích khí thải các cơ sở CBTS về 7 chỉ tiêu, gồm bụi, SO2, CO, NO2, SO3, NH3 và H2S theo TCVN 5339:2005 (tương ứng QCVN 19:2009) cho thấy mức độ ô nhiễm của CSCB bột cá là cao nhất, tiếp theo là cơ sở hàng khô. CSCB đông lạnh và tổng hợp xấp xỉ nhay. CSCB nước mắm có mức độ ô nhiễm thấp nhất.

Làng nghề sơ chế biến thủy sản Xóm Đáy được UBND tỉnh công nhận vào năm 2009, với 346 hộ làm nghề thu mua, sơ chế biến mặt hàng thủy sản, chiếm 46,8% số dân của 2 ấp. Năm 2003, xã đầu tư xây dựng tuyến đường nhựa dài 1,2km để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong làng nghề giao thương hàng hóa. Những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế của huyện, ngoài bộ phận người dân khai thác thủy sản, nhiều hộ dân tự khai thác và chế biến thủy sản nên đời sống ngày càng trở nên khấm khá. Có được đời sống kinh tế ổn định, người dân trong làng nghề nâng cấp xây nhà kiên cố, nâng mặt bằng sân và nền nhà cao hơn so mặt đường, mặt khác, phương tiện vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều làm cho tuyến đường này bị “hư hỏng nặng” xuất hiện nhiều ổ voi, ổ gà. Cùng với đó, người dân dùng nước tẩy rửa sân phơi và dụng cụ chế biến thủy sản đổ xuống làn đường gây bào mòn, trong khi đó trên tuyến đường này không có hệ thống thoát nước là nguyên nhân gây ngập nước thường xuyên [21].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)