Thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động chế biến thủy sản xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 32)

xã Thy Hi

Ngành chế biến thủy sản tác động đến môi trường với những đặc trưng cơ bản như: Khí thải - gây ô nhiễm môi trường bởi những mùi hôi phát sinh từ nguồn phế thải được lưu trữ trong quá trình sản xuất và nguồn khí ô nhiễm từ các máy phát điện dự phòng; Chất thải rắn từ các dây chuyền chế biến thủy sản, gồm đầu tôm, vỏ tôm, nội tạng mực và cá; Nước thải trong sản xuất chế

biến (chiếm 85-90% tổng lượng nước thải) từ hoạt động rửa nguyên liệu, chế

biến, vệ sinh dụng cụ, thiết bị và nhà xưởng... Theo kết quả điều tra thì các nhà máy chế biến đông lạnh có lượng nước thải lớn hơn các nhà máy chế biến thủy sản khô, nước mắm và đồ hộp.

Trong các nguồn phát sinh ô nhiễm thì nước thải là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất vì đổ vào môi trường lượng nước thải lớn với nồng độ ô

nhiễm cao do tiếp nhận nguồn protein và lipit từ mực, tôm, cá... Khi thải vào sông ngòi, kênh rạch, sẽ phá hủy hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cộng đồng. Tuy nhiên, các thành phần ô nhiễm hữu cơ từ nước thải sẽ phân hủy mạnh khi tiếp xúc với các vi sinh vật (có khả năng xử lí sinh học cao). Vì vậy, biện pháp phù hợp nhất là ứng dụng công nghệ xử lí vi sinh đối với nước thải từ hoạt động chế biến thủy sản.

Nhìn chung, chất thải của các nhà máy chế biến (gồm: nước thải, máu, mỡ, vây, ruột cá và các phụ phẩm khác) gây ô nhiễm môi trường theo những mức độ ảnh hưởng khác nhau, tùy thuộc vào loại hình chế biến, quy mô sản xuất, chủng loại sản phẩm, nguyên liệu đầu vào, mùa vụ, trình độ công nghệ, trình độ quản lý,.. Trong đó, yếu tố kỹ thuật và trình độ tổ chức sản xuất sẽ

quyết định mức độ ảnh hưởng đến môi trường, quyết định năng lực bảo vệ

môi trường của từng doanh nghiệp.

Hàng năm, lượng nước thải do các doanh nghiệp trên địa bàn huyện thải ra khá lớn. Số doanh nghiệp đầu tư hệ thống xử lý nước thải rất ít, hầu như

chỉ xử lý sơ bộ trước khi đổ ra hệ thống thoát nước chung. Các cụm công nghiệp chưa được đầu tư hạ tầng và xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nên nước thải công nghiệp vẫn là vấn đề nóng trên địa bàn huyện về chế

biến nông sản thực phẩm, chế biến thủy sản. Các chất thải gây tác động chủ

yếu là (1) các chất hữu cơ dễ phân hủy(BOD5, COD,..), (2) các chất dinh dưỡng( Nito, Photpho) và các vi sinh vật gây bệnh. Các chất hữu cơ dễ phân hủy bao gồm các hợp chất hidratcacbon, protein, chất béo,… Các chất thải này phân hủy rất nhanh dẫn đến hình thành axit. Trong các loại hình chế biến nông sản, thủy sản, thực phẩm trên địa bàn huyện Thái Thụy hàm lượng BOD trong nước thải trang trại chăn nuôi và chế biến thực phẩm thường dao động trong khoảng từ 120- 300 mg/l, vượt tiêu chuẩn loại thải B của QCVN 24: 2008/ BTNMT khoảng 4 – 10 lần. Bằng cảm quan thực tế thấy rằng nước mặt của thủy vực nơi tiếp nhân nước thải có màu đen và mùi hôi thối, với hàm lượng chất hữu cơ cao như trên có thể làm hạn chế sự phát triển và tiêu diệt các loài thủy sinh. Sự tác động của chúng đến môi trường nước làm suy giảm ôxi hòa tan trong nước, làm chậm quá trình phát triển hoặc làm chết các loài thủy sinh, suy giảm đa dạng sinh học, làm giảm chất lượng nước sinh hoạt và gây mùi khó chịu [1].

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đối tượng: Nước thải làng nghề xã Thụy Hải- Thái Thụy- Thái Bình. - Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thái Thụy

- Thời gian: Bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2014 đến 4/2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

3.2.1. Điu kin t nhiên- kinh tế- xã hi xã Thy Hi- Thái Thy- Thái Bình Thái Bình

3.2.2. Hin trng sn xut ca làng ngh

3.2.3. Hin trng môi trường nước ti làng ngh

3.2.4. nh hưởng ca ô nhim môi trường ti sc khe người dân và h

sinh thái khu vc

3.2.5. Đề xut gii pháp ci thin ô nhim, phc hi môi trường làng ngh

và bo v sc khe người dân

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi sẽ sử dụng các phương pháp sau:

3.3.1. Phương pháp kế tha

Thu thập các tài liệu, thông tin mới nhất về tình hình kinh tế- xã hội của xã. Làm việc với cơ quan, ban ngành của xã để thu thập số liệu thực tế về phát triển kinh tế- xã hội của xã.

Những tài liệu thứ cấp có thể thu thập được bao gồm: số liêu về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của làng nghề, số liệu về tình hình sản xuất, số

hộ làm nghề, số liệu về hiện trạng môi trường làng nghề.

3.3.2. Phương pháp thu thp s liu sơ cp

Phỏng vấn 50 hộ dân trong xã Thụy Hải -Đối tượng phỏng vấn: Các hộ dân trong xã

-Hình thức phỏng vấn: Phát phiếu điều tra đến các hộ gia đình làm nghề

3.3.3. Phương pháp so sánh

Tổng hợp các số liệu điều tra và thu thập được để chọn lọc ra các số liệu cần thiết, phù hợp đểđưa vào đề tài.

So sánh những số liệu phân tích với QCVN để có những nhận xét đúng về hiện trạng môi trường nước của làng nghề. Hệ thống quy chuẩn được sử

dụng gồm:

QCVN 09: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

QCVN 10: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.

QCVN 11: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.

3.3.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghim

- Các chỉ tiêu phân tích: ph, BOD5, COD, DO, TSS, Clo, Fe, độ cứng

Amoni (NH4

+

), tổng N, tổng P, Coliform.

- Địa điểm tiến hành phân tích: Phòng thí nghiệm- Khoa Môi trường- Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu:

• pH theo TCVN 6492:2011 • BOD5theo TCVN 6001:2008 • COD theo TCVN 4564:1988 • DO theo TCVN 5499:1995 • TSS theo TCVN 6625:2000 • Clo theo TCVN 6494:1999 • Fe theo TCVN 6177:1996 • Amoni(NH4 + ) theo TCVN 5988:1995 • Tổng N theo TCVN 5987:1995 • Tổng P theo TCVN 6202:2008 • Coliform theo TCVN 6187:1996 3.3.5. Phương pháp x lý s liu Dùng hệ thống bảng biểu excel để xử lý số liệu thô và vẽ biểu đồ.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội

4.1.1.Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thụy Hải giáp trung tâm thị trấn Thái Thụy về phía Đông, diện tích tự

nhiên 693.70 ha, có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp xã Thụy Xuân. - Phía Nam giáp thị trấn Diêm Điền. - Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. - Phía Tây giáp xã Thụy Lương.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc < 1, chỉ bị chia cắt bởi hệ thống sông, ngòi, kênh, mương và một số gò nằm rải rác. Độ cao bề mặt hầu hết từ 0,70 m đến 1,25 m so với mực nước biển, độ chênh lệch địa hình không quá 1m. Địa hình xã Thụy Hải bằng phẳng với độ cao giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Đông Nam [8]

4.1.1.3. Khí hậu

Thụy Hải nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm của vùng ven biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu duyên hải được điều hòa bởi khí hậu của vùng biển với đặc điểm mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, thường có bão, mùa đông lạnh, khô hanh nhưng không kéo dài liên tục mà xen kẽ những ngày nắng ấm hoặc mưa ẩm.

- Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23- 240C, nhiệt độ cao nhất lên tới 38- 390C và nhiệt độ thấp nhất là 5- 90C.

- Lượng mưa trung bình hàng năm là 1788 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè ( từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả

năm).

Vào mùa hè lượng mưa cao nhất là 1860 mm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm;

các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt.

- Độẩm không khí dao động trong khoảng 82 - 94%.

- Bức xạ mặt trời lớn: Số giờ nắng trung bình 1500 - 1800 giờ/ năm. Tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 1600 - 1800 KCQ/cm3/năm.

- Gió: Hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam mang theo không khí ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2 - 3 m/s. Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nhân dân. Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 11.

4.1.1.4. Thủy văn

Nhìn chung hệ thống kênh mương của xã có nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc thau chua, rửa mặn, đáp ứng tốt cho việc nuôi trồng thủy sản.

4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Đất đai xã thụy Hải có 3 loại chính:

- Đất cồn cát (Cc): Có khoảng 370 ha, phân bố tập trung ở ven biển. Đây

là diện tích bãi cát dài trải rộng toàn bờ biển của xã.

- Đất cát giồng (Cz): có khoảng 35 ha, phân bố ở trong đê. Đặc điểm

chung của nhóm đất này là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu thấp, sâu dưới tầng cát dày từ 2 – 3 m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phế tích và các loại cây sú vẹt,…).

- Đất mặn sú vẹt (Mm): Có khoảng 280 ha. Đặc điểm của loại đất này là

có mầu nâu tươi của phù sa do nhiễm mặn nên có ánh sắc tím. Độ mặn là yếu tố giảm độ phì nhiêu. Biện pháp cơ bản là rửa mặn và nâng cao áp lực nước ngọt ở toàn bộ hệ thống, đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trong địa bàn xã không có sông lớn chảy qua, tài

nguyên nước mặt khan hiếm, nguồn nước sinh hoạt của nhân dân chủ yếu phụ

thuộc vào nước mưa và nước nhà máy.

- Nguồn nước ngầm: Là một xã ven biển, nguồn nước ngầm của xã

gam/lít nước). Vì vậy việc khai thác nước ngầm với quy mô lớn dùng cho sinh hoạt và sản xuất đều không có tính khả thi.

4.1.2.Đặc đim kinh tế- xã hi

4.1.2.1. Tình hình phát triển các ngành kinh tế

Năm 2012, tổng giá trị sản xuất đạt 28 tỷ đồng. Trong đó, kinh tế biển

đạt 11 tỷđồng (gồm có sản xuất muối, nuôi trồng và khai thác thủy sản); kinh doanh, chế biến, xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 6 tỷ đồng. Dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp đạt 11 tỷđồng [8].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13%, bình quân thu nhập trên

đầu người đạt 5,2 triệu đồng/năm. Cơ cấu GDP:

- Ngành kinh tế biển chiếm 38,5%;

- Ngành kinh doanh, chế biến xuất khẩu thủy hải sản chiếm 9,2%; - Ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp chiếm 43,2%.

4.1.2.2. Dân số, lao động

Hiện nay, xã có 4.963 nhân khẩu và 1.224 hộ. Dân số phân bổ tương đối

đồng đều giữa các thôn.

Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền xã, phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia dình được tuyên truyền sâu rộng tới từng hộ gia đình, kết hợp giữa giáo dục, tuyên truyền với các biện pháp hành chính, bước đầu đã thu được kết quả khả quan: Tỷ lệ sinh giảm, hạn chế việc sinh dày, sinh sớm và sinh con thứ 3. Tỷ lệ sinh năm 2012 là 1,12 % [8].

Xã có nguồn nhân lực khá dồi dào song chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, lao động phổ thông đơn thuần chiếm tỷ trọng khá lớn còn lao động qua

đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ. Tình trạng thiếu việc làm nhất là lực lượng lao

động nông dân là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết trong thời gian tới.

4.1.2.3. Giáo dục- Y tế- Văn hóa

* Giáo dục:

Được sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, sự

nghiệp giáo dục và đào tạo của xã những năm qua đã có những chuyển biến

đáng kể về số lượng và chất lượng. Số lượng học sinh được duy trì ổn định

đảm bảo đúng độ tuổi, giữ vững phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Chất lượng giáo dục toàn diện có bước chuyển biến cả về trí, đức, thể, mỹ.

Phong trào khuyến học, khuyến tài được nhiều gia đình, dòng họ hưởng

ứng tham gia. Hàng năm, hội khuyến học tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng cho các cá nhân có thành tích trong dạy và học, góp phần khuyến khích sự nghiệp giáo dục phát triển.

* Y tế:

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt, các hoạt động y tế từng bước được nâng cao chất lượng trong việc phục vụ

khám chữa bệnh năm 2012. Trạm y tế xã đã khám và điều trị cho 1088 lượt người; 100% các cháu trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng, công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em được thực hiện tốt, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 30% xuống còn 25% [8].

* Văn hóa:

Trong những năm qua hoạt động văn hóa, thể thao có những chuyển biến tích cực. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa được phát

động rộng khắp. Hàng năm, phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và cán bộ văn hóa xã hội tổ chức việc đăng ký và xét duyệt gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Phong trào văn hóa, văn nghệ tổ chức các lễ hội truyền thống luôn được duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, tín ngưỡng của nhân dân và phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.

4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng

a) Hệ thống giao thông:

Mạng lưới giao thông của xã trong những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, hiện nay hầu hết các thôn xã đã có đường láng nhựa đan xen với đường bê tông hóa đến từng ngõ, xóm.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã được phân bố khá hợp lý, thuận lợi về hướng, tuyến tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các xã, huyện lân cận. Tuy nhiên, tuyến đường liên xã, liên thôn còn nhỏ hẹp. Do đó,

để tăng cường hơn nữa hiệu quả phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm tới việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông liên thôn, liên xã, giao thông khu dân cư là hết sức cần thiết.

b) Hệ thống thủy lợi:

Xã có hệ thống thủy lợi tương đối hoàn chỉnh, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho việc sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản. Mạng lưới thủy lợi và các công trình phục vụ thủy lợi thường xuyên được đầu tư, nâng cấp đảm bảo phục vụ sản xuất.

Thời gian qua, xã đã thực hiện nhiều dự án để nâng cấp hệ thống thủy lợi như: nâng cấp cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nghề muối; cải tạo thủy lợi vùng đầm Tam Đồng; cải tạo thủy lợi vùng đầm Quang Lang; nâng cấp hệ

thống thủy lợi cánh đồng muối Tam Đồng.

c) Hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống thông tin liên lạc của xã ngày càng được hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc cũng như giao lưu với bên ngoài của người dân, đến nay toàn xã đã có 300 hộ sử dụng điện thoại cốđịnh.

Công tác phát thanh truyền thanh thường xuyên được duy trì, đảm bảo cung cấp kịp thời những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, chủ trương,

đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, các quy chế, quy định

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)