Sự phát triển nghề chế biến thủy sản ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 26)

Thái Bình là một tỉnh ven biển với hơn 52 km bờ biển chủ yếu dành cho hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng có cả ba loại hình thủy vực nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Tiềm năng và nguồn lợi thủy sản là một trong những thế mạnh của tỉnh. Các loài hải sản khai thác chính là cá Trích, cá Nhâm, cá Mai, cá Đé, cá Khoai, cá Đối, cá Vược.... các loài tôm: tôm Vàng, tôm Bộp, tôm He... Nguồn lợi thuỷ sản phong phú, sản lượng khai thác ngày một tăng, năm 2012 đạt 49.600 tấn tăng 5.87% so với năm 2011. Hiện tại, khai thác hải sản là nguồn cung cấp nguyên liệu chính để chế biến các mặt hàng như nước mắm, mắm tôm, chế biến thức

ăn thủy sản và một phần để làm thực phẩm. Hiện nay, tổng số tàu thuyền khai thác hải sản trong toàn tỉnh là 1.479 chiếc với tổng công suất máy là 75.000 CV. Công tác quản lý tàu cá của Chi cục đạt hiệu quả cao, số lượng tàu cá

được kiểm soát là cơ sở định hướng việc phân tuyến khai thác và phát triển nghề, chú trọng đánh bắt xa bờ, hạn chế số tàu cá khai thác gần bờ. Tỉnh đã có nhiều chính sách động viên ngư dân cải hoán, nâng cấp máy chuyển sang khai thác tầm trung, xa bờ hoặc đổi ngành nghề mang tính chọn lọc và có hiệu quả

kinh tế cao. Năm 2013, Chi cục đang xây dựng đề án “Phát triển các phương tiện đánh bắt xa bờ, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường biển” với mục tiêu hỗ trợ ngư dân cải hoán, đóng mới, lắp đặt trang thiết bị hiện đại đồng bộ như: trang thiết bị thông tin liên lạc, thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, bảo quản sản phẩm với mục tiêu đến năm 2015 sẽ

phát triển được đội tàu đánh bắt xa bờ khoảng 300 chiếc [18].

Công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được sự quan tâm của UBND tỉnh, các cấp các ngành từ tỉnh xuống cơ sở. Ngày 14/8/2008, UBND tỉnh Thái Bình có Quyết định số 2289/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉđạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số

01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số

20/1998/CT-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình ngày 17/10/1998 về

nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản. Hàng năm, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đều phối hợp với Thanh tra Sở, Bộ đội Biên phòng tuần tra, kiểm soát trên vùng biển Thái Bình về

Thái Thụy là vùng biển của tỉnh Thái Bình có nghề chế biến hải sản. Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống, người dân quê biển đã nỗ lực tìm tòi, đầu tư sản xuất hàng loạt các sản phẩm mới không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, đem tiền đô về làm giàu cho quê hương, tạo bước đột phá cho nghề chế biến của địa phương.

Được thiên nhiên ưu đãi cho 27 km bờ biển, Thái Thụy có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển kinh tế biển. Mỗi năm, ngư dân đánh bắt, nuôi trồng

được hàng ngàn tấn tôm, cá tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề chế biến. Từ xa xưa, những sản phẩm như: cá khô, nước mắm, mắm tôm... nổi tiếng thơm ngon nơi đây đã chiều lòng được cả những thực khách khó tính nhất. Hiện nay, nghề chế biến hải sản trên đất biển vẫn tiếp tục phát triển mạnh

nhưng đa dạng hơn cả về chủng loại, hình thức và quy mô sản xuất. Toàn huyện hiện có 147 công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hộ, 4 làng nghề chế biến thuỷ

hải sản tập trung ở các xã Thụy Xuân, Thụy Trường, Thụy Hải, Thị trấn Diêm

Điền, Thụy Lương thu hút khoảng 2.000 lao động tham gia với mức thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Hiện tại, các làng nghề vẫn duy trì sản xuất ổn định những sản phẩm truyền thống; các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại đa dạng hoá sản phẩm, tạo cho nghề chế biến hải sản của Thái Thụy thực sự phát triển sôi động. Riêng khối doanh nghiệp

đóng góp khoảng 62% giá trị chế biến toàn huyện [19].

Sau nhiều lần tìm địa điểm đầu tư đến năm 2001, Công ty Thiên Lý (Hà Nội) quyết định chọn Thái Thụy là nơi xây dựng nhà máy chế biến bột cá Thụy Hải. Thời điểm năm 2001, cứ 1 kg cá chượp ngư dân đánh bắt về chỉ bán được từ 500 đến 800 đồng/kg, có khi ế phải đổ đi nhưng khi đi vào sản xuất, nhà máy đã mua với giá tối thiểu 2.000 đồng/kg, hiện nay lên tới 5.500đồng/kg cũng chẳng có cá mà mua. Thời điểm này, Bột cá Thụy Hải đã đầu tư 2 dàn máy, công suất 170 tấn cá nguyên liệu, từ năm 2009 đến nay chế biến được gần 7.000 tấn bột cá, doanh thu đạt 124 tỷđồng, tạo công ăn việc làm cho 45 công nhân với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/người/tháng [19].

Đầu tư vào địa bàn huyện từ tháng 8/2007 với số vốn khoảng 3 triệu USD, đến nay Công ty TNHH Rich Beauty (Đài Loan) là đơn vị duy nhất ở

Miền Bắc chế biến tôm cá đông lạnh, xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Nhật Bản. Năm 2009, Công ty chế biến khoảng 1.400 tấn tôm, cá các loại, doanh thu đạt 5,6 triệu USD; 6 tháng đầu năm nay chế biến gần 800 tấn, doanh thu 3 triệu USD tạo công ăn việc làm cho từ 600 đến 700 lao động nông thôn [19].

Chế biến hải sản ở Thái Thụy có những đột phá mới, từ chỗ chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ trong dân thì nay hải sản chế biến của Thái Thụy đã trở thành sản phẩm hàng hoá, nhiều mặt hàng mới ra đời, như: cá khô tẩm gia vị, tôm cá đông lạnh.... xuất đi hầu hết thị

trường các tỉnh trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Trong số mặt hàng mới, chế biến sứa xuất khẩu phát triển rất mạnh, bởi có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút nhiều lao động cả người tham gia đánh bắt và chế biến, nên đã góp phần tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho ngư

dân ven biển. Nếu như trước đây, địa phương chỉ có duy nhất sản phẩm sứa ngâm sú vẹt truyền thống của bà con, giá trị thấp, đến nay các doanh nghiệp, cơ sở đã năng động đầu tư thiết bị máy móc, nhà xưởng chế biến sản phẩm sứa ăn liền, sứa khô đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc, cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị ở Hà Nội, Hải Phòng... với lượng sản lượng tiêu thụ mỗi năm gần 2.000 tấn. Tính chung, 6 tháng đầu năm 2010, giá trị chế biến hải sản đạt 143 tỷđồng, chiếm gần 32% giá trị sản xuất CN-TTCN toàn huyện.

Nhiệm kỳ 2010-2015, Thái Thụy vẫn xác định: Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh ven biển để phát triển kinh tế, trong đó chế biến hải sản vẫn là một trong những mũi nhọn của ngành kinh tế biển được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay ngành này đang gặp khó khăn rất lớn do thiếu nguồn nguyên liệu, nhiều cơ sở, nhà máy hoạt động không hết công suất. Yêu cầu đặt ra là huyện cần xây dựng giải pháp tổng thể phát triển kinh tế biển bền vững, đầu tư mạnh cho lĩnh vực nuôi trồng, đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển nhưng phải gắn với việc bảo đảm an ninh sinh thái, tạo nguồn nguyên liệu dồi dào, thúc đẩy nghề chế biến phát triển ổn định, bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước và đề xuất giải pháp cải thiện ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến thủy sản xã Thụy Hải - Thái Thụy - Thái Bình. (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)