Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM KHẮC ĐIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM KHẮC ĐIỆP
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trường
Giảng viên hướng dẫn : ThS Hà Đình Nghiêm
Thái Nguyên, 2014
Trang 2hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em học tập và rèn luyện tại trường
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các cô, chú, các anh chị đang công tác tại Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu đề tài
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS Hà Đình Nghiêm đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hịên đề tài
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, tập thể lớp 42A – MT đã động viên, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu đề tài
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, do kinh nghiệm
và kiến thức có hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm
Em rất mong được các thầy cô và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến, bổ sung
để khoá luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Phạm Khắc Điệp
Trang 3Bảng 2.1: Lượng dòng chảy một số sông lớn 9
Bảng 2.2: Mức độ ô nhiễm ở một số sông lớn tại Việt Nam 11
Bảng 2.3: Chất lượng nước tại các ao hồ, sông ngòi, kênh mương vùng đô thị 12
Bảng 3.1: Vị trí, số lượng và phương pháp lấy mẫu 24
Bảng 4.1: Nhiệt độ trung bình tháng trong năm 2013 30
Bảng 4.2: Độ ẩm không khí trung bình tháng trong năm 2013 30
Bảng 4.3: Lượng mưa trung bình tháng trong năm 2013 31
Bảng 4.4: Tốc độ gió trung bình tháng trong năm 2013 31
Bảng 4.5: Số giờ nắng trung bình tháng trong năm 2013 31
Bảng 4.6: Quy mô của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 37
Bảng 4.7: Lượng rác thải rắn của Bệnh viện Đa Khoa Bắc Kạn 2013 40
Bảng 4.8: Phân loại chất thải rắn bệnh viện theo mức độ độc hại 40
Bảng 4.9: Tiêu chuẩn cấp nước và lượng nước thải bệnh viện 41
Bảng 4.10: Các nguồn phát sinh nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 48 Bảng 4.11: Ký hiệu vị trí lấy mẫu 49
Bảng 4.12: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học trong nước thải trước khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (NT-1) 50
Bảng 4.13: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học trong nước thải trước khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (NT-1) 51
Bảng 4.14: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của nước thải của bệnh viện sau khi xử lý (NT-2) 52
Bảng 4.15: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu vật lý, sinh học của nước thải của bệnh viện sau khi xử lý (NT-2) 52
Bảng 4.16: So sánh kết quả phân tích chỉ tiêu trước và sau khi xử lý của nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 53
Trang 4Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ của nhóm 1 20
Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ của nhóm 2 21
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ của nhóm 3 21
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ xử lý gián đoạn theo mẻ 22
Hình 4.1: Bản đồ tỉnh Bắc Kạn 28
Hình 4.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức của Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 38
Hình 4.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 43
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện các nguồn phát sinh của bênh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 48
Hình 4.5: Biểu đồ một số chỉ tiêu hoá học trong nước thải trước khi xử lý của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 50
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh kết quả phân tích chỉ tiêu trước và sau khi xử lý của nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 53
Trang 5STT Các từ viết tắt Giải thích
1 BOD5 Nhu cầu oxy sinh hóa
2 BVMT Bảo vệ môi trường
4 BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
7 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
8 TDS Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan
9 TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng
10 UBND Ủy ban nhân dân
Trang 6PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.4 Yêu cầu của đề tài 2
1.5 Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
2.1.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.2 Cơ sở pháp lý 6
2.2 Tình hình ô nhiễm nuớc trên thế giới và Việt Nam 8
2.2.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 8
2.2.2 Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam 10
2.2.3 Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 13
2.3 Cơ sở thực tiễn 16
2.3.1 Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện 16
2.3.2 Hiện trạng xả và xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Việt Nam 18
2.3.3 Hiện trạng xả và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 22
PHẦN 3 23
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23
3.2 Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu 23
3.3 Nội dung nghiên cứu 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu 23
3.4.1 Phương pháp kế thừa 23
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 24
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước thải 24
Trang 7PHẦN 4 28
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 28
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 34
4.2 Tổng quan về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 36
4.2.1 Địa điểm, quy mô bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 36
4.2.2 Các công tác xử lý vệ sinh môi trường của bệnh viện 39
4.2.3 Tình hình sử dụng nuớc của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 41
4.2.4 Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 42
4.3 Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 48
4.3.1 Lượng nước thải phát sinh của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 48
4.3.2 Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 49
4.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước bởi nước thải bệnh viện 54 4.4.1 Biện pháp quản lý 54
4.4.2 Một số biện pháp xử lý nước thải bệnh viện 55
PHẦN 5 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58
5.1 Kết luận 58
5.2 Đề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
Trang 8PHẦN 1
MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Song song với tiến trình phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thì vấn đề về môi trường, sức khỏe của cộng đồng là nền tảng và là động lực để phát triển đất nước và tham gia hội nhập quốc tế Với sự tăng về dân số cùng với sự phát triển của các khu đô thị thì việc phát triển về vấn đề giáo dục, kinh tế văn hóa xã hội đặc biết phát triển y tế nhằm đảm bảo sức khỏe cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề quan trọng và cấp thiết Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ cho tới năm 2010 thì ở Việt Nam có khoảng 1186 bệnh viện và hơn 12569 cơ sở khám chữa bệnh với công suất là 187843 giường bệnh Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con người thì quá trình hoạt động cũng tác động tiêu cực tới môi trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra Từ năm 1997 các văn bản về quản lý chất thải bệnh viện được ban hành Nhưng hầu hết các bệnh viện ở nước ta vẫn chưa trang bị các phương pháp xử lý đạt tiêu chuẩn, vẫn còn tình trạng xả thẳng ra ngoài môi trường mà chưa qua quy trình xử lý nào Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hại đến đời sống con người Điều quan tâm hàng đầu đối với nước thải của các bệnh viện là vấn đề các vi trùng gây bệnh và thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng Các
vi trùng gây bệnh có thể tồn tại trong một thời gian nhất định ngoài môi trường khi có cơ hội nó sẽ phát triển trên một vật chủ khác và đó chính là hiện tượng lây lan các bệnh truyền nhiễm Đây chính là điểm khác biệt của nước thải bệnh viện so với các loại nước thải khác Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh, nếu không quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho con người và môi trường
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được thành lập ngày 04/01/1997 theo quyết định số 53/QĐ – UB của Ủy ban nhân dân tỉnh, là một đơn vị trực thuộc
Trang 9Sở Y Tế Bắc Kạn.Bệnh viện chính thức đi vào hoạt động năm 2001 được xây dựng trên tổng diện tích 25.705 m2 với nhiều hạng mục công trình bao gồm các khoa, phòng, các công trình phụ trợ và đường nội bộ kết hợp với đường dân sinh Tổng lượng nước thải hiện nay của toàn bệnh viện trung bình ước tính thải vào môi trường 3,7 m3/h tính trung bình theo ngày thì lượng nước thải của bệnh viện thải ra môi trường một ngày 85 m3 / ngày đêm
Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
ThS Hà Đình Nghiêm em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”
1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện
-Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải của bệnh viện
-Đề xuất giải pháp giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường nước của bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
-Nghiên cứu sơ lược về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
-Xác định nhu cầu sử dụng nước cho từng hoạt động và tổng lượng nước thải y tế của bệnh viện
-Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải của bệnh viện
-Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước thải bệnh viện
1.4 Yêu cầu của đề tài
-Số liệu thu thập phải phản ánh trung thực, khách quan
-Kết quả phân tích phải chính xác
-Những kiến nghị đưa ra phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học
-Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tiễn
-Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
Trang 10- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học
- Sự thành công của đề tài là cơ sở để nâng cao phương pháp làm việc
có khoa học, giúp bố trí được thời gian và công việc một cách hợp lý
Ý nghĩa trong thực tiễn
-Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
- Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và
sử lý theo quy định
-Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý nước thải y tế một các phù hợp và khoa học với điều kiện của bệnh viện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Trang 11PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường
-Khái niệm về môi trường:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."
(Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam)
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ
Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước:
Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu
Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa:
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công
Trang 12nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý
Khái niệm và phân loại về nước thải
Khái niệm về nước thải:
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980- 1995 và ISO 6107/1- 1980: Nước thải là nước được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó
Người ta còn định nghĩa nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng
Phân loại nước thải: thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh
Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở trường học khác
Nước thải công nghiệp: là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu
Nước thải thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố gas hay hố xí
Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng
Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chỉ chất lỏng trong
hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã, đó là hỗn hợp của các loại nước thải trên
Trang 13Khái niệm phát triển bền vững:
Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”.
Khái nện tiêu chuẩn môi trường:
Tiêu chuẩn môi trường là các giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng chất gây ô nhiễm trong chất thải, được cơ quan có thẩm quyền quy định, làm căn cứ và bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: “ Tiêu chuẩn môi trường
là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dung làm căn cứ để quản lý môi trường”.( kiểm tra kiểm soát môi trường, xử lý các vi phạm môi trường và đánh giá tác động môi trường…)
2.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006
- Luật tài nguyên nước năm 2012 được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013
- Luật số 08/2008/QH10 của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về tài nguyên nước
- Nghị định số 117/2009/NĐ - CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị định số 149/2004/NĐ – CP của Chính phủ ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước
- Nghị định 34/2005/NĐ – CP ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP sửa đổi bổ sung nghị định 80/2006/NĐ-CP
về quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường
Trang 14- Thông tư số 02/2005/TT – BTNMT ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thực hiện Nghị đinh 149/2004/NĐ –
CP ngày 27 tháng 07 năm 2004 của Chính phủ quy định về việc cấp phép thăm
dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam
- Quyết định 81/2006/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
- QCVN 28: 2010/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
- Nghị định 117/2009/NĐ - CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Một số TCVN, QCVN liên quan tới chất lượng nước:
- TCVN 6663 – 1:2011( ISO 5667 – 3:2006)-Chất lượng nước- Phần 1 hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kĩ thuật lấy mẫu
- TCVN 6663 – 3:2008 (ISO 5667 – 3:2003) – Chất lượng nước – Lấy mẫu Hướng dẫn bảo quản mẫu và xử lý mẫu
- TCVN 5999:1995 ( ISO 5667 – 10:1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu Hướng dẫn lấy mẫu nước thải
- TCVN 5945: 2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải
- TCVN 5499 : 1995 Chất lượng nước – Phương pháp uyncle ( winkler ) xác định oxy hòa tan
- TCVN 6001 – 1: 2008 Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày ( BODn )
Trang 15- TCVN 4565 – 88 Nước thải – Phương pháp xác định oxy hóa
- TCVN 6492 : 2011 Chất lượng nước – Xác định pH
- TCVN 4557 : 1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ
- TCVN 6177 : 1996 Chất lượng nước - Phương pháp xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1.10-Phenantrolin
- TCVN 6185 : 2008 Chất lượng nước – Kiểm tra và xác định độ màu
- QCVN 08: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
- QCVN 14: 2008/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
- QCVN 40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
2.2 Tình hình ô nhiễm nuớc trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60 của thế kỉ XX, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tốc độ khoa học kĩ thuật
- Nước Anh vào đầu thế kỉ XIX, sông tamise rất sạch nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỉ này Các con sông khác cũng có tình trạng tương
tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt (Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Thanh Hải, 2010)[7]
- Tại Pháp, các con sông lớn và nước ngầm ở nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp đã bị ô nhiễm mãn tính (Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Thanh Hải, 2010)[7]
- Tại Hoa Kì, tình trạng thảm thương ở bờ Đông cũng như nhiều vùng khác, vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario là đặc biệt nghiêm trọng (Hoàng Văn Hùng và Nguyễn Thanh Hải, 2010)[7]
Ô nhiễm nguồn nước tại các quốc gia ngày càng nhiều và trầm trọng, vấn đề môi trường nước đang là vấn đề quan tâm, lo ngại rất lớn Loài người đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ do suy thoái môi trường gây nên
Trang 16Tài nguyên nước trên trái đất có trữ lượng khoảng 1,45 tỉ km3, bao gồm các dạng nước như nước sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm, nước bốc hơi…Trong đó lượng nước hồ là 280.103 km3 với diện tích 2058.103 km2chiếm 0,02 % trữ lượng nước Sơ bộ ước tính có 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong
đó có 145 hồ có diện tích nước mặt trên 100km2
, lượng nước của hồ này chiếm 95% tổng số, trong đó có khoảng 65% là nước nhạt Hồ nhân tạo có hơn 10.000 hồ, tổng diện tích hữu ích ước tính gần 5000 km2, Châu Âu – 95
km2, Châu Phi – 341 km2, Bắc Mỹ - 180 km2, Nam Mỹ - 1.332 km2 và Châu
Úc – 4 km2 (Dư ngọc Thành, 2010)[12]
Bảng 2.1: Lượng dòng chảy một số sông lớn
TT Tên sông
Lượng dòng chảy TB năm
693
630
551
220.000 43.000 38.000 22.000 22.000 17.500
7.000 3.670 2.000 1.940
936
810
(Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, 2010)
Cũng theo báo các triển vọng toàn cầu GEO – 4 do văn phòng chương trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc ( UNEP ) tại Hà Nội đã công bố ngày 26/10/2007 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Nước ngọt đang giảm nhanh, tốc độ thay đổi đa dạng sinh học hiện nay được xem là nhanh nhất trong lịch sử con người, với 30 % động vật lưỡng
cư, 23 % động vật có vũ và 12 % loài chim có nguy cơ tuyệt chủng Ngoài ra, công suất đánh cá của con người ước tính gấp 2,5 lần so với sản lượng khai thác bền vững của các đại dương ( Thuận An, 2009)[1]
-"Sự tàn phá có hệ thống đối với tài nguyên đã đến một điểm mà mà tại đó sức sống của các nền kinh tế đang bị thách thức – mà đã đến mức hóa đơn thanh toán của chúng ta giao lại cho con cái có thể không sao thanh toán
Trang 17được”, Ông Achim steiner, Phó Tổng thư kí Liên Hợp Quốc và là giám đốc
điều hành UNEP nhấn mạnh ( Thuận An, 2009)[1]
Qua báo cáo trên có thể thấy hiện trạng môi trường trên thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng đang càng ngày bị suy giảm một cách nghiêm
trọng Trong đó ô nhiễm nước là vấn đề quan trọng quan tâm hàng đầu, bởi vì
nước là yếu tố hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của mọi sinh vật
Nước đã được xác định là tài nguyên quan trọng thứ hai sau tài nguyên con
người Thế nhưng tài nguyên quý giá này đang bị đe dọa về cả số lượng và
chất lượng Bước vào thế kỉ XXI, với sự bùng nổ dân số và phát triển kinh tế-
xã hội đã làm cho nhu cầu về nước ngày càng tăng nhanh Theo tính toán của
Liên Hợp Quốc, trong thế kỉ XX, dân số tăng thêm 3 lần thì lượng nước khai
thác để sử dụng tăng lên 7 lần ( Nguyễn Thị Phương, 2010 )[8]
2.2.2 Tình hình ô nhiễm nước tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nơi được coi là
phát triển năng động nhất thế giới Tuy nhiên, những thuận lợi về sự phát triển
kinh tế thì lại đặt ra bài toán lớn về vấn đề môi trường, và ô nhiễm môi trường
đá và đang trở nên ngày càng nghiêm trọng ở nước ta
Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên
toàn cầu phải đối mặt với những thử thách to lớn Tốc độ công nghiệp hóa và
đô thị hóa nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài
nguyên thiên nhiên, môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất rắn Ở các thành phố lớn, hàng
trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường do không có
công trình và thiết bị xử lý nước thải Cùng với sự gia tăng các nhu cầu nguyên
liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng đã làm gia tăng sự suy giảm và xuống cấp
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sa sút chất lượng môi trường
Cùng với sự ô nhiễm môi trường nói chung thì vấn đề ô nhiễm môi
trường nước đang ngày càng trở nên nghiêm trọng trên toàn thế giới, đặc biệt
là các lưu vực sông và các sông nhỏ, kênh rạch trong các thành phố lớn gần
các khu công nghiệp Nguồn nước ngầm cũng như nước mặt đang bị suy thoái
nghiêm trọng
Trang 18Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các nghành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại
* Hiện trạng ô nhiễm ở một số sông lớn nước ta
Sau hơn 20 năm mở cửa và đẩy mạnh phát triển kinh tế với hàng trăm khu chế xuất, khu công nghiệp cùng với đó là hàng ngàn cơ sở hóa chất và chế biến trên toàn quốc Vấn đề chất thải là một vấn đề nan giải đối với những quốc gia đang phát triển, và chất thải lỏng trong trường hợp Việt Nam đã trở thành một vấn nạn lớn cho quốc gia hiện tại vì chúng được thải thẳng vào các dòng sông mà không hề qua xử lý Qua thời gian nguy cơ ô nhiễm ngày càng tăng dần, và cho đến hiện nay, cơ thể nói rằng tình trạng ô nhiễm trên những dòng sông của Việt Nam đã tăng với cường độ kinh khủng và gần như không
có biện pháp không thể cứu hồi
Do ô nhiễm nên chất lượng nước các con sông đã suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu quan trọng như BOD, COD, DO,NH4, P, pH… vượt quá mức cho phép nhiều lần ( Phạm Tuyên, 2010 ) [14]
Bảng 2.2: Mức độ ô nhiễm ở một số sông lớn tại Việt Nam
Sông Mức độ vượt quá nồng độ cho phép
S Cầu ( Đoạn nhà máy
giấy Hoàng Văn Thụ đến
cầu Gia Bẩy )
Trang 19còn lại là trung bình có màu trắng Điều quan trọng nhất là chất lượng nước ở các lưu vực sông đang bị suy thoái bà trở nên nghiêm trọng ở một số điểm
Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng xếp theo thứ tự là lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng – sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Vu Gia – Sông Thu Bồn và lưu vực sông Cả Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng có nhiều điểm nóng là sông Đồng Nai – Thị Vải, sông Trà Khúc và sông Hồng
Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, cả nước có khoảng hơn 4000 cơ
sở sản xuất gây ô nhiễm, trong đó có 439 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, cần phải di dời, đóng cửa hoặc phải chấp nhận áp dụng các công nghệ sạch và tiến hành xử lý nước thải Khoảng 70 khu công nghiệp đã và đang được xây dựng và khoảng hơn 1000 bệnh viện trên cả nước mỗi ngày thải ra hàng triệu
m3 nước thải chưa qua xử lý
Ngày càng có nhiều kênh, ngòi, mương và ao hồ nội đô trở thành nơi chứa nước thải công nghiệp và sinh hoạt Hầu hết các hồ ở Hà Nội đã bị ô nhiễm BOD rất cao Tương tự, 4 sông nhỏ ở Hà Nội và 5 con kênh ở thành phố Hồ Chí Minh có nồng độ DO rất thấp cỡ 0 - 2 mg/l và nồng độ BOD ở mức cao cỡ 50 - 200 mg/l (Bảng 2.7)
Bảng 2.3: Chất lượng nước tại các ao hồ, sông ngòi, kênh mương vùng đô thị
Sông/ Hồ/ Kênh/ Mương SS (mg/l) BOD (mg/l) COD
(Nguồn: Bộ khoa học công nghệ, số liệu về đồng bằng sông Hồng (2010)
Trang 202.2.3 Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
2.2.3.1 Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một vùng núi với những mạch núi thuộc vòng cung sông Gâm và vòng cung Ngân Sơn do vậy đây cũng là nơi khởi nguồn mạng lưới dầy đặc những con suối, dòng sông chảy ra các hướng xung quanh Do đặc điểm của địa hình các con sông ở Bắc Kạn chảy theo 2 hướng chủ yếu:
- Hướng chảy về phía Nam vào đồng bằng Bắc Bộ có sông Cầu, sông Năng, sông Pò Đáy
- Hướng chảy sang Đông Bắc đổ vào sông Kỳ Cùng rồi chảy qua đất Trung Quốc có sông Na Rì, sông Bằng Giang
Sông Cầu bắt nguồn từ phía đông dãy núi Văn Ôn địa phận xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi hợp lưu với sông Đuống, sông Thương, sông Lục Nam tại Phả Lại Sông Cầu có phụ lưu là sông Chu, sông Đu, sông Công, sông Nghinh Tường, sông Mo Linh Thác Giềng ở phía hạ lưu Bắc Kạn, thác Bưởi
ở hạ lưu làng Hít và thác Huống cách thành phố Thái Nguyên khoảng 4km Diện tích lưu vực 6 030km2, chiều dài 290km, độ cao bình quân lưu vực 190m, độ dốc bình quân 16,1%, chiều rộng lưu vực 31km, hệ số uốn khúc 2,02 Lưu lượng sông Cầu từ 1500mm/năm đến 2700mm/năm Lưu lượng hàng năm 4,2 tỷ m3 Sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 100km, ứng với lưu vực 1 660km2
Tổng lượng dòng chảy trung bình năm của lưu vực sông Cầu như sau:
- Trên sông Cầu (đến cửa sông): 4,50 km3/năm, trong đó đóng góp của sông Công là 0,8992 km3/năm (19,8%), sông Cà Lồ là 0,8800 km3/năm (19,5%)
- Mức bảo đảm nước trung bình năm của toàn lưu vực sông Cầu vào khoảng 116.103 m3/km2 và 2.250 m3/người Giá trị này thấp hơn nhiều so với mức bảo đảm nước trung bình của toàn lãnh thổ Việt Nam (2.500.103 m3/km2
và 10.800 m3/người)
Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng trong năm chênh lệch nhau khá lớn, có thể tới 5 – 6m Trong những năm gần đây do rừng đầu nguồn bị chặt phá nên dòng chảy sông suối có xu thế cạn kiệt
Chế độ thuỷ văn sông Cầu (tại trạm thác Giềng) có sự phân bố dòng chảy cà lưu lượng như sau:
Trang 21- Lưu lượng mùa mưa: 30 m3/s 72,3% toàn năm
- Lưu lượng mùa cạn: 8,3 m3/s 27,7% toàn năm
Do tính chất thượng nguồn và địa hình vùi dốc nên sông Cầu có độ dốc lớn chảy qua thị xã Bên cạnh đó do các hoạt động xây dựng và sinh hoạt người dân trong thị xã nên dòng chảy của sông Cầu bị thu hẹp, mức nước dâng cao đã gây lụt 2 bên sông, suối và các vùng trũng trong khu vực trung tâm thị xã
Lưu vực sông Năng là phụ lưu của lưu vực sông Gâm, bắt nguồn từ huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng Sông chảy qua huyện Pác Nặm theo hướng tây bắc - đông nam Đoạn chảy qua thị trấn Chợ Rã và các xã Cao Trĩ, Cao Thượng, Nam Mẫu huyện Ba Bể, đến xã Bành Trạch thì đổi theo hướng đông nam - tây bắc Chiều dài toàn bộ sông chảy qua tỉnh Bắc Kạn là 70km, diện tích lưu vực tính đến Thác Đầu Đẳng là 890km2, lưu lượng bình quân 42,1 m3/giây
Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng tây nam núi Tam Tao, huyện Chợ Đồn chảy theo hướng tây bắc - đông nam, qua các xã Đồng Lạc, Ngọc Phái sang tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc nhập vào sông Lô tại ngã ba Việt Trì với chiều dài 190km, diện tích lưu vực 1610km2 Đoạn sông Phó Đáy chảy qua địa phận tỉnh Bắc Kạn có chiều dài 60km, diện tích lưu vực là 390km2
, lưu lượng bình quân là 9,7m3/s Mùa mưa sông Phó Đáy thường hay có lũ quét và
lũ ống gây nhiều thiệt hại về tài sản cho dân
Sông Bắc Giang gồm lưu vực sông Na Rì và sông Bắc Giang Sông Na Rì bắt nguồn từ xã Liêm Thuý chảy theo hướng đông bắc - tây nam
về tới Pác Cáp thì đổi dòng chảy theo hướng tây sang đông chảy qua đất Lạng Sơn rồi đổ vào sông Bắc Giang, chiều dài chảy qua tỉnh là 35km, diện tích lưu vực 1200km2 Lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24,2m3/s, có năm vào mùa lũ lưu lượng lên tới 2100m3/s (năm 1979).Ngoài ra còn có 2 phụ lưu sông Tà Cáy, Khao Poòng thuộc hệ thống sông Bằng Giang [3]
Ngoài ra Bắc Kạn có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng
là một danh thắng nổi tiếng cả nước Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145 m, rộng khoảng gần 5 triệu m2, gồm 3 hồ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) dài gần 9km, nơi
Trang 22rộng nhất tới 2km, độ sâu trung bình khoảng 20-25 m, nơi sâu nhất là 29 m Đặc điểm đáng chú ý là nguồn nước phân bố không đồng đều theo mùa và theo vùng lãnh thổ Nhiều nơi sông suối thường ngập úng vào mùa mưa, mùa khô nước lại cạn kiệt gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt [3]
2.2.3.2 Thực trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chế độ thủy văn các sông ở Bắc Kạn phụ thuộc chủ yếu vò chế độ mưa
và khả năng điều tiết của lưu vực Chế độ thủy văn trên các sông thay đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn Mùa lũ trên các sông ở Bắc Kạn tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10 Mùa cạn trên các sông bắt đầu từ tháng 10, có năm vào tháng 11 và kết thúc vào tháng
4, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau [3]
Chất lượng nước tại các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã suy giảm và đang có dấu hiệu bị ô nhiễm các chỉ tiêu như: TSS, COD, BOD5, Coliform, Hg, Cu, Fe, Hóa chất bảo vệ thực vật, … có thể sẽ vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT Dự báo các khu vực sau đây có nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường nước mặt:
-Sông Cầu: Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiêp
-Sông Năng: Ô nhiễm do phát triển công nghiệp khai khoáng: khai thác cát cuội sỏi dòng sông, khai thác vàng và các điểm khai thác khoáng sản khác
-Sông Pò Đáy: Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, y tế, khai thác và chế biến khoáng sản
-Sông Bắc Giang: Ô nhiễm do phát triển công nghiệp khai khoáng: khai thác cát cuội sỏi dòng sông, khai thác vàng và các điểm khai thác khoáng sản khác
-Sông Na Rì: Ô nhiễm do hoạt động dân sinh, nông nghiệp, khai thác khoáng sản
-Hồ Ba Bể: Ô nhiễm do hoạt động du lịch, dân sinh và nông nghiệp Nguồn nước thải y tế phát sinh với khối lượng không lớn và không tập trung nhưng tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm rất cao Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn lượng nước thải y tế ở các cơ sở y tế huyện và tỉnh đã được xử lý trước
Trang 23khi thải ra môi trường nhưng các cơ sở y tế cấp xã, phường hầu như không được xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường [3]
2.3 Cơ sở thực tiễn
2.3.1 Nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải bệnh viện
2.3.1.1 Thành phần, tính chất của nước thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:
sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổ4ng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l; tổng lượng các-bon hữu cơ 290mg/l, tổng phốt-pho
(tính theo P) là 15mg/l và tổng ni-tơ 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108
đến 109 Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định
Trang 242.3.1.2 Độc tính của một số chất có trong nước thải bệnh viện tới môi trường
đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng
BOD
Nhu cầu ôxy sinh học BOD (Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand), là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào
Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng, mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng của nguồn nước BOD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu
cơ tìm thấy trong nước Nếu hàm lượng BOD quá cao sẽ làm suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và sinh vật
COD
Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu ôxy hóa học COD (Chemical oxygen demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước
bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước
COD được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch Các nguồn tài liệu cũ còn
Trang 25biểu diễn nó dưới dạng các đơn vị đo khác như phần triệu (ppm) Khi nhu cầu oxi hóa học cao thì lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất lớn, nhu cầu này vượt quá chỉ tiêu cho phép thì khả năng tự làm sạch của nước không đáp ứng được Trong thời gian dài sẽ làm giảm chất lượng nước
Coliform
Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men lactose để sinh ga ở nhiệt độ 35 ± 0.5oC, coliform có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật (tự nhiên), đặt biệt trong môi trường khí hậu nóng Nhóm vi khuẩn coliform chủ
yếu bao gồm các giống như Citrobacter, Enterobacter, Escherichia, Klebsiella và
cả Fecal coliforms (trong đó E Coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô
nhiễm nguồn nước bởi phân) Chỉ tiêu tổng coliform không thích hợp để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không
có nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44oC Do đó số lượng E coli được coi là một chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước
Chất rắn lơ lửng
Nước thải bệnh viện có chứa hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và mất oxy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực của nguồn nước tiếp nhận
Ngoài ra, trong nước thải bệnh viện còn có chứa các hợp chất hữu cơ, một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ mà độc tính của nó không thể nhận biết ra ngay Các chất này tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và có thể gây ra nhiễm độc ở người (với nồng độ lớn) khi con người là sinh vật cuối cùng trong chuỗi thức ăn đó
2.3.2 Hiện trạng xả và xử lý nước thải tại một số bệnh viện ở Việt Nam
Tính đến năm 2010, Việt Nam bệnh viện này lên tới 350-400 tấn/ngày, trong đó 40 tấn chất thải nguy có 1186 bệnh viện với 187.843 giường Nguồn chất thải rắn từ hệ thống hại
Với nước thải, mỗi ngày các bệnh viện xả ra khoảng 150 nghìn m3 Nếu không được xử lý tốt, những thành phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây ung thư có thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường
Trang 26Thế nhưng, hiện 66% bệnh viện tại Việt Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải - Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) cho biết tại hội thảo “Giải pháp Công nghệ xử lý chất thải cho các Bệnh viện” tổ chức sáng 12-4 -2012 ở Hà Nội
Nước thải từ các cơ sở y tế gồm phát sinh từ hoạt động chăm sóc và sinh hoạt trong bệnh viện Nó có thể chứa vi sinh vật, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ Lo ngại chủ yếu tập từ nguồn nước thải bệnh viện tập trung vào vi sinh vật gây bệnh đường ruột dễ dàng lây truyền qua nước
Vi sinh vật gây bệnh trong chất thải lây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người Sự xuất hiện của các loại vi khuẩn kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý chất thải y tế không an toàn
Tại TP.HCM, hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế không trang bị hệ thống
xử lý nước thải hoặc hệ thống không đảm bảo tiêu chuẩn Mới đây, tại buổi làm việc cùng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM, báo cáo của ông Trần Nguyên Hiền - Trưởng phòng Quản lý môi trường (Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM) về tình trạng xử lý nước thải , chất thải ở các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM khiến mọi người giật mình Theo đó, trong số 19 cơ sở y tế trực thuộc Trung Ương đóng trên địa bàn TP.HCM có đến 11 cơ sở không có
hệ thống xử lý nước thải, trong đó có nhiều cơ sở rất lớn như: bệnh viện Chợ Rẫy (phẫu thuật hơn 100 bệnh nhân/ngày), bệnh viện 30/4, bệnh viện Răng - hàm
- mặt Trung Ương, Viện Pasteur TP.HCM, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình phục hồi chức năng 8 cơ sở còn lại có hệ thống xử lý nước thải thì có 3 không đạt tiêu chuẩn
Theo thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM, trong số 62 bệnh viện và trung tâm y tế công lập của TP.HCM hiện chỉ có 1/3 cơ sở có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn 21 cơ sở không có hệ thống xử lý nước thải và 20 cơ sở hệ thống không đạt tiêu chuẩn
Như vậy, theo thống kê chưa đầy đủ, trong số hơn 100 cơ sở y tế công,
tư thuộc Trung Ương và địa phương tại TP.HCM, có đến 34 không có hệ thống
xử lý nước thải, 34 có nhưng không đạt tiêu chuẩn và chỉ có 37 cơ sở mà hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn Đó là chưa kể hơn 300 trạm y tế của các phường, xã trên địa bàn TP.HCM không nơi nào có hệ thống xử lý nước thải
Trang 27Hà Nội là địa phương có số lượng bệnh viện thứ nhì sau TP.HCM Theo
sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: hiện có 42 bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh cần phải có hệ thống xử lý nước thải Tuy nhiên đến thời điểm này, mới 12 bệnh viện (cả công và tư) có hệ thống xử lý nước thải theo yêu cầu Bên cạnh 7 bệnh viện công lớn đã có hệ thống xử lý nước thải (Bạch Mai,
108, Việt - Xô, Nhi Thụy Điển, 19/8, Thanh Nhàn, Xanh – Pôn), còn 5 bệnh viện lớn khác đã được cơ quan chức năng yêu cầu có hệ thống xử lý vào năm
2007, nhưng đến nay chưa hoàn thành ( dù quyết định này được đưa ra từ năm
2003 ) gồm bệnh viện Việt – Đức, bệnh viện K, phụ sản Trung Ương, phụ sản
Hà Nội, Đống Đa
Các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong các bệnh viện ở Việt Nam
Các công nghệ xử lý nước thải hiện áp dụng trong bệnh viện của Việt
Nam có thể chia làm 4 nhóm phương án
−Nhóm 1:
Đối với nhóm công nghệ thứ nhất, nước thải bệnh viện được xử lý sơ
bộ trong bể tự hoại, bể lắng và sau đó được khử khuẩn hoặc xử lý trong hồ sinh học hay bãi lọc ngập nước
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ của nhóm 1
−Nhóm 2:
Trong nhóm công nghệ thứ hai, nước thải bệnh viện lần lượt trải qua các quá trình xử lý sơ bộ (trong bể tự hoại hoặc bể lắng), xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo (trong bể lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính) và khử khuẩn (xem Hình 2) Các bệnh viện ở Việt Nam đã áp dụng nhóm công nghệ này từ
1975 Cho đến nay, đây vẫn là nhóm công nghệ phổ biến nhất ở Việt Nam
Nước thải Bể tự hoại Bể lắng Khử trùng Thải ra
Nước thải Bể tự hoại Bể lắng
Hồ sinh học hoặc bãi lọc ngập nước
Thải ra
Trang 28Hình 2.2: Sơ đồ công nghệ của nhóm 2
−Nhóm 3:
Trong nhóm công nghệ thứ ba, nước thải được xử lý sơ bộ trong công trình hợp khối, xử lý tiếp theo trong mo-dun thiết bị xử lý sinh học và được khử khuẩn trước khi xả thải ra môi trường Các công trình xử lý nước thải sử dụng phương án hợp khối và theo mo-dun như CN2000, V69 đã được xây dựng ở Việt Nam từ 1998
Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ của nhóm 3
Nước thải Bể tự hoại Ngăn thu +
Song chắn rác Công trình xử lý sinh học
Bể lắng thứ cấp Khử trùng
Xả thải
Nước
thải
Song chắn rác
Ngăn thu nước thải
Bể điều hòa
và xử lý sơ bộ
Xả thải
Hố bơm và các bơm chìm Ngăn
bùn
Bể xử lý thứ cấp
Thiết bị xử lý aerolift – aeroten với vật liệu lọc sinh học cao tải
Thiết bị khử trùng
Hệ thống hợp khối
Modun thiết bị
Trang 29−Nhóm 4:
Nhóm công nghệ thứ tư bao gồm các công nghệ mới nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây ví dụ như Xử lý gián đoạn theo mẻ hay công nghệ có tên AAO (Yếm khí – thiếu khí – hiếu khí)
Hình 2.4: Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải sử dụng công
nghệ xử lý gián đoạn theo mẻ
2.3.3 Hiện trạng xả và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Kết quả điều tra cho thấy, trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thải ra khoảng 294,49 m3 nước thải Chất thải chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế tuyến huyện (Chiếm 41,06% tổng lượng nước thải) Do
đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu khám, kê đơn thuốc và sử dụng những thủ thuật đơn giản nên các phòng khám tư nhân có lượng chất thải phát sinh ít nhất (Chiếm 10,84% tổng lượng nước thải).Hoạt động xử lý chất thải y tế ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư Tính đến thời điểm tháng 9/2012, tỉnh Bắc Kạn đã có bệnh viện đa khoa tỉnh và 6/8 bệnh viện tuyến huyện (Trừ bệnh viện huyện Chợ Đồn và huyện Ngân Sơn) được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải Các hệ thống xử lý nước thải chủ yếu sử dụng công nghệ hợp khối Các cơ sở còn lại đều chưa có hoặc đang được đầu
tư xây dựng, hiện tại nước thải chủ yếu được xử lý thông qua bể phốt hoặc
thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường
Nước thải Máy lọc
rác
Bể lắng và bể điều hòa
Xử lý sinh học gián đoạn theo mẻ
Khử trùng bằng Ozon
Xả thải
Trang 30PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
3.2 Địa điểm, thời gian tiến hành nghiên cứu
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Địa chỉ: Tổ 10 Phường Minh Khai thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn
ĐT: 0281 3870 324 Fax: 0281.3878 154
Thời gian: từ 15/1/2014 đến 30/4/2014
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn
- Tổng quan về bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
+ Quy mô của bệnh viện
+ Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
+ Tình hình sử dụng nước của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
- Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn + Lượng nước thải phát sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
+ Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
- Đề xuất giải pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp kế thừa
Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài bằng cách thu thập số liệu từ các cơ quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vệ môi trường và các cơ quan có liên quan
Đây là phương pháp thu thập số liệu truyền thống, nhanh và có hiệu quả Chúng ta có thể thu thập được nhiều kiến thức từ phương pháp này, các tài liệu thu thập được giúp chúng ta khái quát các vấn đề cần nghiên cứu
Trang 313.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về tổ chức hoạt động (quy mô, diện tích, cơ cấu
tổ chức, công nghệ thiết bị sử dụng…) của bệnh viện
- Thu thập các số liệu ở các văn bản, báo chí của tỉnh và trên internet
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu nước thải
* Vị trí lấy mẫu
Bảng 3.1: Vị trí, số lượng và phương pháp lấy mẫu
Nước thải bệnh viện trước
( Nguồn: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Kạn, 2013)
* Cách lấy mẫu nước:
Tiến hành theo tiêu chuẩn 5999 :1995
+ Dụng cụ hóa chất
Chai nhựa polytylen, dung tích 500; 1000ml
Tất cả các chai lọ lấy mẫu càn phải rửa sạch bằng nước xà phòng, sau
đó rửa kĩ bằng nước sạch, tráng bằng nước cất, trước khi lấy mẫu ít nhất phải tráng một lần bằng chính nước thải cần lấy mẫu rồi mới lấy mẫu đó
+ Tiến hành lấy mẫu
Do nước thải của bệnh viện sau khi xử lý thải ra hệ thống cống xả nhỏ nên mẫu được lấy tại cửa xả với lượng khoảng 5 mẫu , mỗi mẫu 1 lít
Mẫu được lấy khi hệ thống xử lý nước thải của bênh viện đang hoạt động Kèm theo mẫu phải có ghi rõ ( ngày, giờ, tên mẫu, người lấy mẫu, điều kiện thời tiết, vị trí lấy mẫu… )
* Bảo quản và vận chuyển mẫu: Theo tiêu chuẩn 5999 : 1995
Thời gian vận chuyển mẫu từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng ngắn càng tốt, tránh để mẫu thay đổi tính chất và thành phần cần phân tích, đặc biết đối với mẫu của nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi sinh vật dễ bị thay đổi về tính chất
Trang 32Các điều kiện bảo quản tùy thuộc vào từng chỉ tiêu phân tích
Mẫu nước thải phải được công phá trước khi tiến hành phân tích, giai đoạn công phá giúp tách được các hợp chất hữu cơ không liên quan tới các chất phân tích trong quá trình này , giúp cho quá trình phân tích được chính xác hơn Quá trình công phá nươc thải được tiến hành trên máy công phá mẫu 705( đặt ở nhiệt độ 900C trong thời gian 45phút)
- Lựa chọn chỉ tiêu phân tích: lựa chọn các chỉ tiêu đặc trưng cho nước thải bệnh viện theo QCVN 28:2010/BTNMT về chất lượng nước thải bệnh viện
3.4.4 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm
Các mẫu nước được lấy và bảo quản, phân tích theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5999 : 1995 ) và theo phương pháp trong phòng thí nghiệm
Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích mẫu nước có thể được trình bày như sau:
* Cách xác định pH, nhiệt độ: Đo bằng máy đo pH cầm tay matter
* Phương pháp xác định Coliform: Xác định theo tiêu chuẩn ISO
9308 – 2000
* Cách xác định màu của nước: Xác định bằng phương pháp so màu thông qua máy quang phổ tử ngoại khả biến
* Cách xác định BOD: Có thể tính toán theo lượng oxi hoá thông qua
nhu cầu ôxi hoá học ở một số nguồn thải Khi thông số COD đánh giá nhu cầu oxi học để phân huỷ tất cả các chất hữu cơ, trong khi BOD5 chỉ có thể đánh giá thành phần các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học Thông thường
tỷ lệ COD/BOD là 2,7
* Cách xác định COD : Xác đinh trên máy VARIO
+ Máy móc thiết bị:máy đo COD Vario, máy ổn nhiệt Al 38 Chuẩn 150mg/l, chuẩn 0-15000mg/l,
0-+ Phương pháp xác định: Phương pháp được tiến hành dựa trên nguyên
lý so mầu, đó là phương pháp đo cường độ màu của dung dịch, chủ yếu là Cr3+ ở 3 khoảng đo với 3 bước sóng khác nhau đã được cài sẵn trên máy,
+ Chuẩn bị mẫu và đo: Cho vào lít ( lọ thủy tinh chuyên dùng để đo COD) mẫu trắng 2ml nước cất khửu ion và các mẫu cần đo, mỗi kít 2ml nước
Trang 33mẫu rồi đậy nắp lại Đưa kít mẫu trắng và mẫu cần đo lên đun trên máy ASL
38 ở nhiệt độ là 1480C trong 2h và lấy ra để nguội ở nhiệt độ phòng
Cần phân tích với độ chính xác đến +_ 0,001 gam
Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ +_10C
Hộp nhôm và nắp có đường kính 65mm, cao 30mm
Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm trong vòng 4h từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 2050C
1050C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không được quá 30 phút ) cho đến khi đạt khối lượng không đổi, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm Sau khi để nguội đem cân bằng phân tích Khối lượng hao hụt sau khi sấy được gọi là tổng chất rắn trong nước thải
- Tính toán tổng lượng chất rắn trong mẫu phân tích:
- Tổng lượng chất rắn trong mẫu phân tích (S) được tinh bằng công thức phần trăm
S = M
Trong đó: S là tổng chất rắn trong mẫu
M1: Khối lượng mẫu nước trước khi sấy ở 1050C
M2: Khối lượng mẫu sau khi sấy ở 1050C