Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 76 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
76
Dung lượng
1,43 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHÓ THỊ LAN ANH Tên đề tài: “DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 – 2013” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : 42A - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2010 - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp đại học là một khâu quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo. Thực tập giúp cho sinh viên củng cố lại kiến thức đã được học trên lý thuyết tại trường và tạo cho sinh viên có cơ hội vận dụng, ứng dụng vào thực tế trước khi ra trường. Qua đó giúp sinh viên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm thực tiễn phục vụ cho công tác sau khi ra trường. Được sự giới thiệu của Ban chủ nhiệm khoa Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã đến và thực tập tại Trung tâm phát triển, ứng dụng kỹ thuật và Công nghệ môi trường từ ngày 10 tháng 2 năm 2014 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014. Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin hết lòng cảm ơn đến quý thầy cô khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian em theo học tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Đặng Văn Minh đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình em thực hiện báo cáo tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới chị Nguyễn Thị Bích cùng các anh chị trong Trung tâm phát triển, ứng dụng kỹ thuật và Công nghệ môi trường đã tạo điều kiện tốt nhất và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và viết báo cáo. Cuối cùng, với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi đến gia đình, bạn bè, những người đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành được chương trình học tập cũng như báo cáo tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiêp, do kinh nghiệm và kiến thức của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khóa luận của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Phó Thị Lan Anh MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 6 2.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 7 2.3.1. Vấn đề môi trường nước trên Thế giới 7 2.3.2. Vấn đề môi trường nước ở Việt Nam 11 2.3.3. Sông Nhuệ Đáy và một số kết quả nghiên cứu về ô nhiễm trên sông Nhuệ Đáy 14 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 17 3.3.2. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước của sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2013 18 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 18 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm 18 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 19 3.4.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia 19 3.4.5. Phương pháp so sánh và đánh giá 19 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 20 4.1.1. Tổng quan về sông Nhuệ Đáy 20 4.1.2. Điều kiện tự nhiên 21 4.1.3. Điều kiện kinh tế, xã hội 27 4.2. Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước của sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2013 29 4.2.1. Sự thay đổi lưu lượng dòng chảy sông Nhuệ Đáy theo thời gian 29 4.2.2. Chất lượng nước sông Nhuệ Đáy thông qua các năm 2000, 2005 30 4.2.3. Chất lượng nước sông Nhuệ Đáy năm 2010 thông qua các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD, Coliform, TSS, Fe, NH 4 + , NO 3 - 34 4.2.4. Chất lượng nước sông Nhuệ Đáy năm 2013 thông qua các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD, Coliform, TSS, Fe, NH 4 + , NO 3 - 46 4.2.5. Sự thay đổi chất lượng nước giữa điểm đầu và điểm cuối của lưu vực 57 4.2.6. Nhận xét diễn biến môi trường nước tại lưu vực sông Nhuệ Đáy 59 4.3. Đề suất một số giải pháp bảo vệ nước sông Nhuệ Đáy 61 4.3.1. Về kĩ thuật xử lý 60 4.3.2. Về quy hoạch, xây dựng 65 4.3.3. Về quản lý và xử lý vi phạm 65 4.3.4. Về truyền thông, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng 66 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 5.1. Kết luận 67 5.2. Kiến nghị 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thống kê tài nguyên nước trên thế giới 7 Bảng 2.2. Chất lượng nước mặt trên Thế giới 10 Bảng 2.3: Một số đặc trưng của 9 hệ thống sông chính của Việt Nam 11 Bảng 4.1. Kết quả quan trắc trên sông Nhuệ Đáy năm 2010 34 Bảng 4.2. Kết quả quan trắc trên sông Nhuệ Đáy năm 2013 46 Bảng 4.3. Chất lượng nước giữa điểm đầu và điểm cuối của lưu vực 57 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1. Bản đồ lưu vực sông Nhuệ Đáy 21 Hình 4.2. Biểu đồ kết quả quan trắc nhiệt độ năm 2010 36 Hình 4.3. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số pH năm 2010 37 Hình 4.4. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số DO năm 2010 38 Hình 4.5. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số BOD 5 năm 2010 39 Hình 4.6. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số COD năm 2010 40 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số TSS năm 2010 41 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số Coliform năm 2010 42 Hình 4.9. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số Fe năm 2010 43 Hình 4.10. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số NH 4 + năm 2010 44 Hình 4.11. Biểu đồ kết quả quan trắc thông số NO 3 - năm 2010 45 Hình 4.12. Biểu đồ kết quả quan trắc nhiệt độ năm 2013 48 Hình 4.13. Biểu đồ kết quả quan trắc pH năm 2013 49 Hình 4.14. Biểu đồ kết quả quan trắc DO năm 2013 50 Hình 4.15. Biểu đồ kết quả quan trắc BOD 5 năm 2013 51 Hình 4.16. Biểu đồ kết quả quan trắc COD năm 2013 52 Hình 4.17. Biểu đồ kết quả quan trắc TSS năm 2013 53 Hình 4.18. Biểu đồ kết quả quan trắc Coliform năm 2013 54 Hình 4.19. Biểu đồ kết quả quan trắc Fe năm 2013 55 Hình 4.20. Biểu đồ kết quả quan trắc NH 4 + năm 2013 56 Hình 4.21. Biểu đồ kết quả quan trắc NO 3 - năm 2013 56 Hình 4.22. Sự thay đổi chất lượng nước giữa điểm đầu và điểm cuối của lưu vực 57 Hình 4.23. Hệ thống xử lý nước thải tại nguồn 62 Hình 4.24. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 64 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCCP Quy chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Tổng chất rắn lơ lửng BOD 5 Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học LVS Lưu vực sông DO Oxy hòa tan MPN/100ml Most probable number 100 mililiters ( số lượng vi sinh vật trong 100 ml) UNEP United Nation Environment Programme ( Chương trình Môi trường Liên hợp quốc) UNESCO United Nation Educational Scientific and Cultural Organization ( Tổ chức Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc, trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km 2 . Tài nguyên nước mặt nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới. Đây là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nguồn nước mặt ở Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức, trong đó đáng quan ngại nhất là tình trạng suy kiệt và ô nhiễm trên diện rộng. Thành phố Hà Nội là một thành phố phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, du lịch, thương mại và dịch vụ. Nhu cầu sử dụng nước của người dân càng ngày càng tăng, trong khi chất lượng nguồn nước tại các lưu vực sông trong nội thành Hà Nội đang ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Chất lượng nước của các lưu vực sông cũng đã và đang thay đổi theo từng năm. Đặc biệt là chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy. Một số đoạn sông chảy qua các khu công nghiệp, làng nghề, khu khai thác chế biến thuộc địa bàn Hà Nội, Nam Định đều có mức độ ô nhiễm vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép, có nơi ô nhiễm lên tới mức báo động. Xuất phát từ nhu cầu sử dụng nước của người dân và sự thay đổi về chất lượng nước tại các lưu vực sông ở Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu trường Đai Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Đặng Văn Minh - giảng viên khoa Môi trường, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 2 Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013” 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát - Hiện trạng và diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2013. - Đề xuất các biện pháp về quản lý và kỹ thuật để nâng cao chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy nói chung và đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội nói riêng. 1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013 - Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. - Sự thay đổi của một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. - Đề xuất các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, bảo vệ và nâng cao chất lượng nguồn nước. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá đúng thực trạng môi trường nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội. - Số liệu cần được phản ánh một cách trung thực, khách quan. - Lấy kết quả quan trắc môi trường định kỳ trong thời gian nghiên cứu để phân tích thông số, so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT. - Đảm bảo những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn nghiên cứu. 1.2.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy được các kiến thực đã được học tập vào nghiên cứu. 3 - Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Bổ sung tư liệu cho việc học tập sau này. Ý nghĩa trong thực tế - Đưa ra được những đánh giá chung nhất về thực trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Thành phố Hà Nội. - Góp phần giúp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát, hạn chế các nguồn tác động gây ô nhiễm chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân [...]... chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013 bao gồm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sông như: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD, Coliform, TSS, Fe, NH4+, NO 3- Phạm vi nghiên cứu: sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Vị trí lấy mẫu, phân tích đánh giá chất lượng nước lưu vực sông Nhuệ Đáy. .. địa lý - Địa hình, địa chất khoáng sản - Đặc điểm khí hậu, thủy văn - Đất đai 3.3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số - Đô thị hóa - Tình hình phát triển kinh tế xã hội 18 3.3.2 Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước của sông Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2013 3.3.2.1 Sự thay đổi về lưu lượng dòng chảy sông Nhuệ Đáy theo thời gian 3.3.2.2 Chất lượng nước sông Nhuệ Đáy thông qua các năm 2000, 2005,... Nhuệ - Đáy giai đoạn 2000 – 2013 4.2.1 Sự thay đổi lưu lượng dòng chảy sông Nhuệ Đáy theo thời gian Dòng chảy trên lưu vực sông Nhuệ Đáy phân phối không đều trong năm Trong một năm dòng chảy sông phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa lũ (từ tháng VI-X) và mùa kiệt (từ tháng XI-V năm sau) Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có lượng mưa bình quân nhiều năm của các trạm trên lưu vực dao động trong khoảng 150 0-2 000mm lượng. .. địa bàn thành phố Hà Nội; - Tài liệu, báo cáo, tham luận tại các kỳ hợp thường niên của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ Đáy - Dựa vào số liệu quan trắc và các báo cáo quan trắc năm 2010, 2011, 2013 của lưu vực sông Nhuệ Đáy để thấy được sự thay đổi chất lượng nước ở đó Phương pháp này giúp cho việc so sánh, chọn lọc các số liệu liên quan đến việc đánh giá diễn biến chất lượng nước sông qua. .. Nội với chiều dài 114 km Các chi lưu của sông Đáy: sông Tích, sông Bùi, sông Thanh Hà Nói chung 85% lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội có nguồn gốc từ sông Hồng chuyển sang, chỉ 15% còn lại bắt nguồn từ lưu vực Trong mùa mưa, mực nước và lưu lượng các sông suối lớn thay đổi nhanh, tốc độ dòng chảy đạt từ 23 m/s, biên độ mực nước trong từng con lũ thường 4- 5 m Mực nước. .. 2000, 2005, 2010 thông qua các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD, Coliform, TSS, Fe, NH4+, NO33.3.2.3 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ Đáy năm 2013 thông qua các chỉ tiêu: pH, nhiệt độ, DO, COD, BOD, Coliform, TSS, Fe, NH4+, NO33.3.1.4 So sánh chất lượng nước giữa điểm đầu và điểm cuối của lưu vực 3.3.3 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy 3.4 Phương pháp nghiên... môi trường nước Về mùa lũ cống Liên Mạc thường đóng, nước sông Nhuệ chủ yếu là nước thải thành phố, nước mưa, nước tiêu nông nghiệp, nhưng được bơm thoát nhanh ra sông Đáy Ở sông Đáy, mức độ ô nhiễm mang tính cục bộ, trong đó nặng nề nhất là đoạn cầu Hồng (Phủ Lý, Hà Nam- hợp lưu sông Nhuệ, Đáy và sông Châu Giang) Tại đây, nướcsông bị ô nhiễm hữu cơ cao Các thông số như BOD5, COD, các hợp chất Nitơ... đang bị ô nhiễm, nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động Theo một số kết quả phân tích nước sông Nhuệ - Đáy gần đây, chất lượng nước sông đang bị ô nhiễm nặng, vượt tiêu chuẩn cho phép 16 hàng chục lần Mẫu nước sông Nhuệ lấy tại Cầu Hà Đông cho thấy, hàm lượng ôxy hòa tan có trong nước thấp hơn quy chuẩn tới 7 lần, hàm lượng chất hữu cơ vượt tiêu chuẩn 10 lần, NH4 vượt quy chuẩn 35.6 lần Theo PGS.TS Nguyễn... 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn về chất lượng môi trường nước mặt Từ đó đưa ra nhận xét và đánh giá 20 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1 Tổng quan về sông Nhuệ Đáy Hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm cả khúc sông Đáy nối với sông Hồng, nhưng khi xét về lưu vực, hệ thống gồm các dòng sông nhánh như sông Nhuệ, sông Tích, Thanh Hà, Lưu vực sông Nhuệ - Đáy (7.665 km2)... nước sông Hồng dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước Cống Lương Cổ về mùa lũ luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua đập Đáy Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 1 1-1 7m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30m3/s Sông Nhuệ: Nước sông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp của thành phố Hà Nội Mùa kiệt chất . - Tìm hiểu hiện trạng chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013 - Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà. chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. - Sự thay đổi của một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. - Đề xuất các biện pháp. PHÓ THỊ LAN ANH Tên đề tài: “DIỄN BIẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG NHUỆ - ĐÁY ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ