Nhận xét diễn biến môi trường nước tại lưu vực sông Nhuệ Đáy

Một phần của tài liệu Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. (Trang 66 - 68)

Dựa vào những kết quả trên ta thấy được từ năm 2000 – 2005 tại lưu vực sông Nhuệ Đáy chưa có một chương trình nào để tiến hành quan trắc các chỉ tiêu chất lượng nước mặt tại lưu vực. Chúng ta chỉ nhận biết sự ô nhiễm của lưu vực qua sự khảo sát đơn giản. Tại lưu vực sông Nhuệ Đáy tình trạng ô nhiễm đang diễn ra thường xuyên và ngày càng gia tăng với nồng độ rất cao.

Bắt đầu từ năm 2006 chúng ta mới tiến hành quan trắc các điểm trên lưu vực sông Nhuệ Đáy và cũng bắt đầu từ năm này chúng ta sẽ thấy được sự ô nhiễm nghiêm trọng của lưu vực thể hiện một cách rõ rệt và đầy đủ hơn qua các con số. Từ những báo cáo kêt quả quan trắc của các đợt tại các điểm qua các năm đã cho chúng ta thấy được sự ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng của lưu vực sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm lưu vực sông như hiện nay. Tình hình phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, dân số nội thành đặc biệt là gần lưu vực sông Nhuệ Đáy cũng ngày một tăng lên theo thời gian. Các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày một nhiều hơn và họ luôn muốn thu được những lợi nhuận cao về mình nên họ đã bất chấp tất cả xả thải những nguồn thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đúng tiêu chuẩn theo đúng quy định ra lưu vực sông.

Kết quả quan trắc pH cho thấy năm 2010 đợt quan trắc 3 của Cống Liên Mạc (5,6), Cầu Mai Lĩnh (5,2), Ba Thá (5) nằm ngoài giới hạn cho phép theo QCVN cột A2. Nhưng đến năm 2013 tại tất cả các vị trí quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, B1).

Đối với nhiệt độ trong năm 2010 và 2013 thường dao động từ 24 0C - 31 0C. Các thông số còn lại đều vượt quy chuẩn cho phép hoặc chưa đạt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, B1).

- Hàm lượng BOD5 trong năm 2010 vượt gấp nhiều lần hơn so với năm 2013 tại một số điểm quan trắc Phúc La, Cự Đà, Phương Liệt Cầu Sét, Tựu Liệt. Tại Cống Liên Mạc trong năm 2010 hàm lượng BOD5 đạt 2mg/l nhưng đến năm 2013 đã lên đến 21,33 mg/l tăng lên 10,66 lần. Vị trí Nghĩa Đô năm 2010 là 29 mg/l đến

năm 2013 là 47,33 mg/l tăng 1,63 lần. Tại một số vị trí như Phương Liệt, Cầu Sét, Tựu Liệt hàm lượng BOD5 năm 2013 đã giảm rất nhiều so với năm 2010 từ 16 – 35mg/l nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép.

- Riêng đối với hàm lượng Coliform trong nước năm 2010 vượt từ 1,3 – 17 lần so với quy chuẩn ở cột A2 và B1 nhưng năm 2013 thì vượt tới hơn 1000 lần so với quy chuẩn cho phép. Hàm lượng Coliform năm 2013 tăng lên rất nhiều lần so với năm 2010 tại tất cả các vị trí quan trắc, tăng nhiều nhất vẫn là một số dòng sông trong nội thành. Hàm lượng Coliform năm 2013 lớn hơn năm 2010 từ 70000 – 34000000 MPN/100 ml đó là một con số rất lớn. Chứng tỏ lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông chưa qua xử lý hoăc xử lý chưa tiệt để.

- Hàm lượng COD trong nước trong 2 năm 2010 và 2013 có sự thay đổi khá nhiều. Tại Cống Liên Mạc năm 2010 là 8,33 nhng đến năm 2013 tăng lên 68 mg/l. Những vị trí còn lại có sự tăng lên, giảm xuống nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, B1).

- Hàm lượng TSS từ năm 2010 đến 2013 hầu như chưa đạt quy chuẩn cho phép. Ở Cự Đà với Nghĩa Đô năm 2013 lại vượt quy chuẩn cho phép từ 1,76 – 5,82 lần.

- Trung bình hàm lượng DO của các vị trí quan trắc hầu như không nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, B1). Riêng có Cống Liên Mạc năm 2010 nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn tại cột A2 nhưng không nằm trong giới hạn cho phép của cột B1, năm 2013 nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn tại cột A2 và B1. Tại Cầu Mai Lĩnh và Ba Thá hàm lượng DO năm 2013 nằm trong giới hạn cho phép của cột A2 nhưng chưa đat giới hạn cho phép ở cột B1. Điều đó cho chúng ta thấy rằng hàm lượng oxy hòa tan trong nước là rất thấp kìm hãm sự phát triển của sinh vật.

- Hàm lượng NO3- thấp hơn nhiều so với quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT (Cột A2, B1). Không một đợt quan trắc của vị trí quan trắc nào đạt quy chuẩn cho phép. Hàm lượng NO3 từ năm 2010 – 2013 dao động từ 0,1 – 0,62 mg/l cao nhất là ở Ba Thá 0,57 mg/l (2010) và 0,62 mg/l (2013), Cống Liên Mạc 0,45 mg/l (2010) và 0,51 mg/l (2013), Cầu Mai Lĩnh 0,33 mg/l (2010) và 0,44 mg/l (2013) .

- Đối với thông số Fe: năm 2010 chỉ có Cống Liên Mạc đạt quy chuẩn cho phép tại cột A2 nhưng không đạt quy chuẩn ở cột B1. Tại Nghĩa Đô, Cầu Mới, Phương Liệt, Cầu Sét đều chưa đạt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn QCVN

08:2008/BTNMT (Cột A2, B1). Vị trí Cầu Chiếc, Cầu Mai Lĩnh, Ba Thá, Tựu Liệt

vượt quy chuẩn cho phép ở cột A2 nhưng chưa đạt quy chuẩn ở cột B1. Đến năm 2013 chỉ có Cầu Mai Lĩnh, Cầu mới chưa đạt giới hạn cho phép của quy chuẩn cột A2 và B1, còn lại đều vượt quy chuẩn cho phép tại cột A2. Ở Cự Đà vượt quy chuẩn cho phép của cả cột A2 và B1, còn lại đều chưa đạt tiêu chuẩn cho phép ở cột B1. Nhìn chung hàm lượng sắt có trong nước năm 2013 tăng lên hơn so với năm 2010 nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép.

- Ở tất cả các đợt quan trắc của các vị trí quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép theo quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2, B1) đối với hàm lượng Amoni (NH4+) có trong nước.

Nhìn chung chất lượng nguồn nước tại lưu vực đang rất ô nhiễm và đang ở mức báo động cao. Sự cần thiết và cấp bách hiện nay là ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm và có các biện pháp giảm thiểu, hạn chế sự ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. (Trang 66 - 68)