Phương pháp so sánh và đánh giá

Một phần của tài liệu Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. (Trang 26 - 28)

So sánh các số liệu đã thu thập được và các số liệu phân tích với Quy chuẩn Việt Nam 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn về chất lượng môi trường nước mặt. Từ

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.1.1. Tng quan v sông NhuĐáy

Hệ thống lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm cả khúc sông Đáy nối với sông Hồng, nhưng khi xét về lưu vực, hệ thống gồm các dòng sông nhánh như sông Nhuệ, sông Tích, Thanh Hà, ... Lưu vực sông Nhuệ - Đáy (7.665 km2) trải dài từ Hà Tây, Hòa Bình, Hà Nam, và cuối cùng đến ven biển tỉnh Ninh Bình, Nam Định. Chiều dài của lưu vực là 314 km, các hệ số uốn khúc là 1,53. Lưu vực này có sự phong phú về đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng của phát triển kinh tế không chỉ cho cả nước, mà còn cho đồng bằng sông Hồng (là nguồn nước tưới cho một số tỉnh phía Bắc).

Lưu vực này có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh và khô với mùa hè nóng ẩm và mưa. Nhiệt độ không khí cao nhất là lên đến 42 0C, thấp nhất 27

0C, nhiệt độ trung bình năm từ 23 ÷ 24 0C, độ ẩm không khí trung bình hàng năm 75-9 %. Lượng mưa trung bình hàng năm trong nhiều năm đạt 1.650 mm với 15 ngày mưa. Mùa mưa éo dài 5 tháng, từ tháng 5 - tháng 9, chiếm khoảng 83% tổng lượng mưa mỗi năm.

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy có nhiều phụ lưu lớn chảy qua thành phố, thị xã, thị trấn, tụ điểm dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ, làng nghề... đây là nguồn cung cấp nước nước ngọt quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh.

Hiện nay sông Nhuệ - sông Đáy đang chịu áp lực mạnh mẽ của sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hoá quá nhanh, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến... sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong gần 400 làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ... làm

cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Đã có những yêu cầu lớn đặt ra với nguồn nước của lưu vực như nhu cầu sử dụng nước về số lượng ngày càng cao và mở rộng do sự phát triển dân sinh kinh tế - xã hội, trong khi môi trường nước trên các sông thuộc lưu vực đang bị ô nhiễm nặng nề...

Một phần của tài liệu Diễn biến một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Nhuệ - Đáy đoạn chảy qua địa bàn Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013. (Trang 26 - 28)