- Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải sinh hoạt tại các điểm đông dân cư.
- Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý thích hợp với công nghệ xử lý hiện đại: áp dụng công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải có thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ và vi sinh (như: công nghệ Dewats, bể Bastaf, xây dựng các hồ xử lý sinh học…)
"Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn", theo tiếng Nhật gọi là Johkasou (đọc là giô-ca-su, viết tắt là JKS) có nghĩa là "bể lọc".
JKS cải tiến gồm có 5 ngăn (bể) chính:
Hình 4.23. Hệ thống xử lý nước thải tại nguồn
* Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí): Tiếp nhận nguồn nước thải, sàng lọc các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh, tóc,...), đất, cát có trong nước thải;
* Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí): loại trừ các chất rắn lơ lửng bằng quá trình vật lý và sinh học.
* Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học.
* Ngăn thứ tư: Bể trữ nước đã xử lý
* Ngăn thứ năm (bể khử trùng): diệt một số vi khuẩn bằng Clo khô, thải nước xử lý ra ngoài.
Chất lượng màng sinh học càng cao thì hiệu quả xử lý và giá thành JKS càng cao. Kỹ thuật màng lọc cao cho phép xử lý gần như triệt để các thành phần nước
thải như BOD 2,3mg/l, N 8mg/l, tổng chất rắn lơ lửng TSS < 5mg/l, tổng khuẩn Ecoli < 100 tế bào/l. Tuy nhiên việc sử dụng màng sinh học dễ dẫn đến tắc màng lọc và hệ thống này cần phải súc rửa 3 tháng một lần. Trong trường hợp này nước thải có thể được tái sử dụng.
Bã lắng đọng (bùn lắng) trong hệ thống JKS cần phải được hút (ít nhất 1 lần trong 1 năm) và xử lý. Trung bình một hộ gia đình (5-10 người, nước tiêu thụ 250 lít/người/ngày), tổng lượng bã trong 1 năm vào khoảng 58,8 kg (trọng lượng khô). Xe tải chuyên dụng (trọng tải 2-4 tấn) được sử dụng cho việc hút bã (ảnh dưới). Bã lắng đọc sau khi được hút vào xe rồi được chuyên chở tới trạm xử lý bã lắng đọng. Sản phẩm sau quá trình xử lý là chất rắn sinh học được sử dùng làm khí sinh học, vật liệu composit, sản suất phân bón hoặc xi măng.
- Xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp.
Nước thải công nghiệp thường có hàm lượng các chất ô nhiễm cao, nhiều thành phần kim loại nặng nên ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước. Nước thải công nghiệp của các doanh nghiệp được xả thải tập trung thì sẽ dễ quản lý và xử lý. Do đó giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải và chất thải công nghiệp là một bài toán lớn. Vì vậy, việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải công nghiệp là rất cần thiết.
Hình 4.24. Sơđồ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp Nước thải Hố gom Song chắn rác Bể điều hòa, sục khí Bể phản ứng Bể tách dầu Bể phản ứng trung Bể phản ứng keo tụ Bể lắng cánh Bể lọc cát Bể chứa sau xử lý
Nước thải ra nguồn tiếp nhận Máy nén khí Hóa chất Xe chở bùn Bể chứa bùn Bể chứa dầu HC trung hòa HC keo