1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013.

68 803 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 443,09 KB

Nội dung

Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường em được phân công về thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc, với đề tài nghiên cứu: "

Trang 1

LÊ THANH TÙNG

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Trang 2

Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình

đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn Qua đó, sinh viên khi ra trường sẽ

hoàn thành về kiến thức, lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học

Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Tài Nguyên và Môi Trường

em được phân công về thực tập tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện

Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc, với đề tài nghiên cứu: " Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013 ”

Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tam Dương, UBND huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo T.S Hà Xuân Linh đã nhiệt

tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này Mặc dù bản thân

em có nhiều cố gắng, xong do trình độ có hạn và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Tam Dương, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Lê Thanh Tùng

Trang 3

QLMT : Quản lý môi trường

BVMT : Bảo vệ môi trường

UNDP : Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc UNEP : Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc WEF : Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam

WWF : Quỹ Bảo vệ động vật hoang dã

CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trường

EIA, ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

WB : Ngân hành thế giới

GIS : Hệ thống thông tin địa lý

UBND : Ủy ban nhân dân

TCMT : Tiêu chuẩn môi trường

QCMT : Quy chuẩn môi trường

HĐND : Hội đồng nhân dân

CNH - HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

KHKT : Khoa học kỹ thuật

VSMT : Vệ sinh môi trường

HTX : Hợp tác xã

Trang 4

Bảng 4.1: Tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện Tam Dương Error! Bookmark not defined

Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương 25 Bảng 4.3: Lượng chất thải và nước thải y tế trên địa bàn huyện 30 Bảng 4.4: Lượng nước thải phát sinh tại một số các công ty tại Tam Dương

Error! Bookmark not defined

Bảng 4.5: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất 32 Bảng 4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt trong một số sông, hồ, đầm huyện Tam Dương 34 Bảng 4.7: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm huyện Tam Dương 35 Bảng 4.8: Chất lượng môi trường không khí tại các vị trí lấy mẫu của huyện Tam Dương 36 Bảng 4.9: Mức thu phí VSMT trên địa bàn huyện Tam Dương 40 Bảng 4.10: Một số văn bản UBND huyện đã ban hành, chỉ đạo giai đoạn 2011 -

2013 41 Bảng 4.11:Danh mục một số các chương trình, dự án bảo vệ môi trường huyện Tam Dương 43 Bảng 4.12: Chỉ số thực hiện kết quả CKBV MT giai đoạn 2011 – 2013 44 Bảng 4.13: Chỉ số thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật

về môi trường huyện Tam Dương giai đoạn 2011-2013 45 Bảng 4.14: Chỉ số thực hiện kiểm soát BVMT huyện giai đoạn 2011 – 201346 Bảng 4.15: Tổng hợp tình hình hoạt động thu gom và xử lý rác thải một số xã trên địa bàn huyện Tam Dương đến năm 2013 49

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU 1

1.1.Đặt vấn đề 1

1.2 Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2

1.2.1 Mục đích 2

1.2.2 Mục tiêu 2

1.2.3 Yêu cầu 2

1.3 Ý nghĩa của đề tài 3

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3

1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

PHẦN 2 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường 4

2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường 4

2.1.2 Cơ sở triết học của quản lý môi trường 4

2.1.3 Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường 5

2.1.4 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường 7

2.1.5 Cơ sở kinh tế trong quản lý môi trường 11

2.2 Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam 12

2.3 Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường 15

2.3.1 Công tác đánh giá tác động môi trường 15

2.3.2 Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường 15

2.3.3 Các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường 16

2.3.4 Hoạt động quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường 17

PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 18

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18

3.1.3 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện 18

3.2 Nội dung nghiên cứu 18

Trang 6

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương

18

3.2.2 Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương 18

3.2.3 Đánh giá công tác QLNN về môi trường huyện giai đoạn 2011 - 2013 19

3.3 Phương pháp nghiên cứu 19

3.3.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định có liên quan 19

3.3.2 Phương pháp kế thừa 20

3.3.3 Phương pháp điều tra, so sánh 20

3.3.3 Phương pháp đánh giá tổng hợp 20

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

4.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc 21

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 21

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 24

4.1.3 Đánh giá các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế - xã hội đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường 28

4.2 Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương 29

4.2.1 Hiện trạng xả thải 29

4.2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường tự nhiên 31

4.3 Đánh giá công tác Quản lý môi trường huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 – 2012 37

4.3.1 Đánh giá công tác tổ chức quản lý nhà nước về môi trường ở huyện Tam Dương 37

4.3.2 Đánh giá các hoạt động bảo vệ môi trường huyện Tam Dương 41

4.3.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện trong những năm qua 50

4.4 Đánh giá chung, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác Quản lý môi trường trong những năm qua 52

Trang 7

4.4.1 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý môi trường

của huyện 52

4.5.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về BVMT của huyện 53

PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

Trang 8

có những biện pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống, chặt chẽ và hiệu quả nhằm ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường, bảo vệ môi trường một cách tốt nhất

Việt Nam đang trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Do vậy, các tác động đến môi trường không hề nhỏ, đòi hỏi công tác quản lý môi trường ngày càng phải được quan tâm nhiều hơn Hệ thống cơ quan quản

lý nhà nước về bảo vệ môi trường đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện

Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được lập và phát triển từ trung ương tới các địa phương Song, trong thực tế công tác quản lý môi trường ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế , thi hành pháp luật còn kém nghiêm minh, trình độ các cán bộ quản lý chưa hoàn thiện, ý thức người dân còn kém,vấn đề bảo vệ môi trường chưa được thực sự được quan tâm ở đại bộ phận người dân

Tam Dương là một huyện nằm ở trung tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, quá trình công nghiệp hóa tại đây đang được diễn ra rất mạnh mẽ, các khu công nghiệp ngày càng được mở rộng, các nhà máy, xí nghiệp ngày càng nhiều,….Cùng với sự phát triển đó, các tác động tới môi trường ngày càng lớn, các yêu cầu quản lý môi trường tốt hơn trở thành yêu cầu ngày càng cấp bách, là cơ sở để bảo vệ sự phát triển bền vững của huyện Tam Dương nói riêng và của cả tỉnh Vĩnh Phúc nói chung

Trang 9

Xuất phát từ thực tế đó, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm

khoa, dưới sự hướng dẫn của giảng viên T.S Hà Xuân Linh, tôi tiến hành

nghiên cứu chuyên đề “Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2013”

1.2 Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của đề tài

- Phân tích những nguyên nhân, đề xuất những biện pháp phù hợp với

điều kiện của huyện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường một

cách khoa học và bền vững

1.2.2 Mục tiêu

- Tìm hiểu được thực trạng quản lí nhà nước về môi trường của huyện Tam Dương giai đoạn 2011 – 2013;

- Tìm hiểu về các hoạt động bảo vệ môi trường tại huyện Tam Dương;

- Đưa ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ môi trường;

- Tìm hiểu được mức độ quân tâm của người dân đến công tác quản lí nhà nước về môi trường

1.2.3 Yêu cầu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện và đánh giá được

ảnh hưởng của nó đến môi trường

- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác QLMT huyện Tam Dương

- Các biện pháp được đề xuất phải mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở

Trang 10

- Thông tin, số liệu đưa ra phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, chi tiết

1.3 Ý nghĩa của đề tài

1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Áp dụng kiến thức đã học được trên nhà trường vào thực tế

- Nâng cao kiến thức thực tế

- Bổ sung tư liệu cho hoc tập

- Tích luỹ kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường

Trang 11

PHẦN 2

TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận của công tác quản lý môi trường

2.1.1 Khái niệm quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một nội dung cụ thể của quản lý Nhà nước Đó

là việc sử dụng các công cụ quản lý trên cơ sở khoa học, kinh tế, luật pháp để

tổ chức các hoạt động nhằm đảm bảo giữ cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường (PGS.TS.Đặng Kim Chi và cs, 2007) [2]

Quản lý môi trường là hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác

động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và

kỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan tới con người, xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới sự phát triển bền vững và

sử dụng hợp lý tài nguyên (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [7]

2.1.2 Cơ sở triết học của quản lý môi trường

Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hóa trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài người và môi trường tự nhiên Những biến đổi

đó đã thúc đẩy nền văn minh hiện đại tiến nhanh hơn bất kỳ giai đoạn lịch sử

nào trước đây, nhưng cũng đang làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa một bên

là thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ của loài người trong việc làm chủ thiên nhiên với một bên là bảo vệ những điều kiện tự nhiên cần thiết cho

sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người

Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi trường, chúng

ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được bản chất, diễn biến các mối quan hệ đó

Trang 12

trong quá trình lịch sử Ba nguyên lý cơ bản để xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên đó là:

- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thế giới gắn tự nhiên, con người

và xã hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên – con người – xã hội”, trong

đó yếu tố con người giữ vai trò quan trọng

- Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, sự phát triển của xã hội loài người ngày nay đang hướng tới mục tiêu

cơ bản là phồn thịnh về kinh tế, bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật chất

và môi trường trong sạch, duy trì và phát triển di sản văn hóa của nhân loại

Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có ý thức quan

hệ giữa xã hội và tự nhiên (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [7]

2.1.3 Cơ sở khoa học - kỹ thuật - công nghệ của quản lý môi trường

* Cơ sở khoa học

- Việc hình thành các Bộ môn khác nhau của khoa học môi trường, công nghệ môi trường, thông tin môi trường, kỹ thuật môi trường Kết quả nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực hóa học, sinh học, địa học, vật lý, toán học, tin học, Tuy nhiên vấn đề môi trường thông thường khá phức tạp, liên quan tới nhiều ngành khoa học tự nhiên và xã hội nên không thể giải quyết bằng một số giải pháp riêng biệt của một ngành khoa học nào đó Do vậy, quản lý môi trường với tư cách là một lĩnh vực khoa học

ứng dụng có chức năng phân tích, đánh giá và áp dụng các thành tựu của khoa

học, công nghệ, quản lý xã hội để giải quyết tổng thể các vấn đề môi trường

do phát triển đặt ra

- Sự nâng cao hiểu biết của con người về các tác động của hoạt động phát triển kinh tế, về hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hóa, các biến đổi môi trường quy mô hành tinh: biến đổi khí hậu, suy thoái tầng ozon, dâng cao mực nước biển, ô nhiễm biển, Tất cả nhận thức thu được trên cho phép kết luận:

Trang 13

hoạt động của loài người đang gây ra các tác động vượt khả năng chịu tải của Trái đất, và duy trì cuộc sống của loài người, cần phải sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống trên Trái đất Hay nói cách khác, loài người cần phải quản lý môi trường sống của mình thông qua các hoạt động phát triển bền vững

- Sự hình thành các công cụ tính toán, phương pháp khoa học riêng để

đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá tài nguyên thiên, tiêu chuẩn môi

trường, cho phép con người có thể đánh giá, dự báo và kiểm soát các tác

động tiêu cực của phát triển đến môi trường Hay nói cách khác, loài người đã

có những công cụ có hiệu lực để quản lý chất lượng môi trường sống của

chính mình ( PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006 ) [6]

* Cơ sở kỹ thuật – công nghệ

- Sự phát triển của công nghệ môi trường trong lĩnh vực xử lý chất thải (xử lý chất thải rắn, lỏng, khí, nước) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng

Về lý thuyết tiềm lực kỹ thuật và công nghệ của loài người trong giai đoạn hiện nay cho phép xử lý phần lớn các dạng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động sản xuất Tuy nhiên, bản thân các dạng ô nhiễm môi trường tự nhiên luôn là một cỗ máy xử lý khổng lồ và hoạt động liên tục, kể cả khi chưa xuất hiện loài người Do vậy, cần phải có các phương thức quản lý tối ưu dựa trên các khả năng trên của môi trường tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người

- Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật, máy móc xử lý, đo đặc, đánh giá các thông số môi trường trong giai đoạn hiện nay Nhưng do nhiều nguyên nhân, giá thành của kỹ thuật và thiết bị liên tục thay đổi Trong đó, hoạt động sản xuất thường phát triển theo các xu thế của thị trường dẫn đến chỗ chỉ những loại công nghệ và thiết bị mang lại hiệu quả kinh tế thuần túy mới

được sử dụng Vì vậy, cần có hoạt động quản lý môi trường để điều tiết khả

Trang 14

năng ứng dụng công nghệ và thiết bị có lợi cho môi trường sống của toàn nhân loại hiện tại cũng như trong tương lai

- Sự phát triển các ứng dụng thông tin dự báo môi trường: GIS, mô hình hóa, quy hoạch môi trường, EIA, kiểm toán môi trường Các ứng dụng trên không nằm trong hệ thống các ngành khoa học và công nghệ đã có, liên quan tới nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác Các giải pháp tối ưu có được

từ các nghiên cứu trên, chỉ có thể triển khai ra thực tế thông qua các biện pháp quản lý tổng hợp môi trường của địa phương, ngành, quốc gia, khu vực và quốc

tế (PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [7]

Tất cả những nhận xét trên đây cho phép kết luận rằng: ngày nay có đủ

điều kiện để xem quản lý môi trường là một chuyên ngành khoa học môi

trường có chức năng quản lý tổng hợp các hoạt động phát triển của con người,

đảm bảo duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người cùng

các sinh vật trên Trái đất, hiện tại cũng như tương lai

2.1.4 Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường

Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế

và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường

- Luật quốc tế về môi trường:

Khái niệm là : tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tê trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá ngoài quốc gia ( PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [7]

Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi Từ hội nghị quốc tế về “ Môi trường con người ” tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị Thượng Đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về

Trang 15

luật quốc tế được soạn thảo và ký kết Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết như sau :

- Công ước Chicago về hàng không dân dụng quốc tế, 1944

- Thoả thuận về thiết lập Uỷ ban nghề cá Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, 1948

- Hiệp ước về Khoảng không ngoài vũ trụ, 1967

- Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế,

đặc biệt như là nơi cư trú của các loài chim nước (RAMSAR),

1971

- Công ước liên quan đến Bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên (19/10/1982)

- Công ước về cấm phát triển, sản xuất và tàng trữ vũ khí hoá học,

vi trùng và công việc tiêu huỷ chúng

- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973

- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (29/8/1991)

- Công ước của Liên Hợp Quốc về sự biến đổi môi trường (26/8/1980)

- Nghị định thư chữ thập đỏ liên quan đến bảo vệ nạn nhân của các cuộc xung đột vũ trang

- Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (25/7/1994)

- Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985

- Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn, 1985

- Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985

Trang 16

- Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ, 1986, IAEA (29/9/1987)

- Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-zôn,

- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992

- Công ước về Đa dạng sinh học, 1992

-Luật quốc gia về lĩnh vực môi trường

Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều

bộ luật Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản mới có liên quan tới vấn đề bảo vệ môi trường như:

* Các văn bản chung về môi trường:

+ Luật bảo vệ môi trường 2005

+ Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị (khóa 9) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

+ Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

+ Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ về việc sử

đổi, bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của

chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

Trang 17

+ Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

+ Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của chính phủ về việc quy

định chi tiết một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường

+ Nghị định 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về việc

đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo

vệ môi trường

+ Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/08/2011 của chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

+ Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc quy định chi tiết một số điều của nghị định 29/2011/NĐ- CP ngày 18/4/2011 của chính phủ về việc đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

+ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại

+ Thông tư 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/1/2010 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

+ Thông tư 20/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường về việc sửa đổi định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường không khí

+ Thông tư 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết, lập và đăng

ký đề án bảo vệ môi trường

+ Thông tư 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về bảo vệ môi trường làng nghề

* Các văn bản luật có liên quan khác

Trang 18

+ Luật hàng hải

+ Luật đất đai

+ Luật dầu khí

+ Luật khoáng sản

+ Luật tài nguyên nước

+ Luật bảo vệ và phát triển rừng

+ Bộ Luật hình sự ( chương XVII các tội phạm về môi trường)

+ Luật lao động

+ Các tiêu chuẩn môi trường

+ Các quy chuẩn môi trường

2.1.5 Cơ sở kinh tế trong quản lý môi trường

Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường, được hình thành trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường và các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường,

được điều tiết qua các công cụ kinh tế

- Hoạt động sản xuất của xã hội thường được điều hòa bằng số lượng tối ưu nào đó của sản phẩm theo quan hệ nhu cầu

- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản xuất ra của cải vật chất diễn ra dưới sức ép của cạnh tranh về chất lượng và loại giá Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ sẽ được ưu tiên tiêu thụ Trong đó, loại ngược lại không có chỗ đứng Tuy nhiên, đôi khi giá cả thị trường không phản ánh hoạt động của những người sản xuất hay những người tiêu dùng, do tồn tại những ngoại ứng và hàng hóa công cộng

Ngoại ứng là những tác động đến lợi ích và chi phí nằm ngoài thị trường Ngoại ứng có thể là tích cực, khi tạo ra lợi ích cho các bên khác, hoặc tiêu cực khi áp đặt các chi phí cho các bên khác Hàng hóa công cộng là hàng hòa được dùng cho nhiều người, khi chúng được cung cấp cho một số người

Trang 19

thì những người khác có thể sử dụng chúng được Môi trường là loại hàng hóa công cộng có hai thuộc tính không cạnh tranh và không loại trừ

- Ngoại ứng tiêu cực của hoạt động sản xuất ở một xí nghiệp hoặc một ngành có thể hạn chế khi chi phí biên của xã hội bằng lợi ích biên xã hội để sản xuất ra hàng hóa Nhà nước với chức năng điều hành tổng thể các hoạt

động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, thông qua các biện pháp và công cụ

kinh tế của mình Vì vậy, nếu dùng các biện pháp và công cụ kinh tế, chúng ta

có thể định hướng được sản xuất và tiêu thụ, hay nói cách khác, chúng ta điều khiển được các hoạt động sản xuất có tác động đến môi trường

- Các công cụ bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên rất

đa dạng, gồm: các loại thuế, phí và lệ phí, cota ô nhiễm, trợ cấp kinh tế, ký

quỹ hoàn trả, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO (PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006) [7]

2.2 Công tác quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam

Việt Nam là một nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và

có tính đa dạng cao Do hậu quả của chiến tranh để lại cộng với mặt trái của

sự phát triển kinh tế đã có tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên, giảm đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái và gây ô nhiễm môi trường Song ngay

từ đầu Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường (BVMT) nên đã đã chú trọng đến nhiều công tác tổ chức quản lý, đưa công tác bảo vệ môi trường vào cuộc sống, xây dựng hệ thống pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý và BVMT

Với sự giúp đỡ của UNDP và UNEP vào tháng 12 năm 1991, Việt Nam

đã đăng cai và tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về môi trường và phát

triển bền vững, đã đưa ra bản dự thảo kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền lâu 1991 – 2000 với mục tiêu chủ yếu là tạo ra sự phát triển

Trang 20

tuần tự của khuôn khổ quốc gia về quy hoạch và quản lý môi trường, gồm các nội dung: tổ chức, xây dựng chính sách và pháp luật môi trường Đặc biệt là vào tháng 12 năm 1993, Luật bảo vệ môi trường đầu tiên của nước ta đã ra

đời gồm 7 Chương với 89 điều khoản, có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản

lý và BVMT giúp công tác này đạt những hiệu quả tích cực Song cùng với quá trình phát triển, Luật bảo vệ môi trường đã bộc lộ những thiếu sót, bất cập chưa thực sự phù hợp với sự phát triển trong nước, trong khu vực và biên giới Để phù hợp với những điều kiện khách quan, nâng cao hiệu quả công tác quản lý và BVMT, ngày 29/12/2005 Luật bảo vệ môi trường được sửa đổi, bổ sung đã được quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006, Luật gồm 15 chương và 136 điều khoản Cùng với các hoạt động bảo vệ môi trường trong nước Việt Nam còn tham gia các công ước quốc tế có liên quan

đến môi trường

Công tác quản lý môi trường là một công việc không thể thiếu trong lĩnh vực BVMT Vì vậy, tổ chức công tác QLMT là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác Bảo vệ môi trường, bao gồm các công việc sau :

+ Bộ phận nghiên cứu đề xuất kế hoạch, chính sách, các quy định luật pháp dùng cho công tác bảo vệ môi trường

+ Bộ phận quan trắc, giám sát đánh giá định kỳ chất lượng môi trường + Bộ phận thực hiện các công tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ

+ Các bộ phận nghiên cứu, giám sát kỹ thuật và đào tạo cho các địa phương ở các cấp các ngành

Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập ngày 05/08/2002 trên cơ

sở hợp nhất các đơn vị : Tổng cục địa chính, Tổng cục khí tượng thủy văn, Cục môi trường (Bộ khoa học công nghệ và môi trường), Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam và Bộ phận quản lý tài nguyên nước thuộc Cục quản lý nước và công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Trang 21

Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công tác quản lý môi trường

Việt Nam

( Lưu Đức Hải và cs, 2005 ) [3]

Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao cho nhiệm vụ thường trực Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước, Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản, Ban chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, Ban chỉ đạo Quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng của Nhà nước về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên

UBND Tỉnh Bộ tài nguyên

& môi trường

UBND huyện

Tổng cục

MT

Chi cục

BVMT

Các tổng cục khác

Cục BVMT

Vụ KHCN

Các

vụ khác

UBND các xã

TT Quan trắc MT

Trang 22

khoáng sản, môi trường, khí hậu thủy văn, đo đặc, bản đồ, biển và đảo trong phạm vi cả nước, quản lý nhà nước về các dịch vụ công cộng và thực hiện đại

sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đặc, bản đồ, biển và đảo theo quy định của pháp luật

2.3 Một số hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

2.3.1 Công tác đánh giá tác động môi trường

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay thì

việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường trong công tác đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng ở cấp độ trung ương và địa phương Thông qua thẩm định báo cáo định giá tác động môi trường, hầu hết các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải và cam kết đảm bảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành công trình và thực hiện công trình giám sát môi trường, đồng thời một số trường hợp phải thay đổi công nghệ sản xuất, thay nguyên, nhiên liệu, thậm chí kiến nghị không cấp phép

đầu tư xây dựng

2.3.2 Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường

Hiện nay Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới chất thải rắn

đang là một vấn đề nóng bỏng Chính phủ đã ban hành chiến lược quốc gia về

quản lý chất thải rắn và quy chế quản lý chất thải nguy hại Tuy nhiên tỷ lệ thu gom hiện nay mới chỉ đạt 50% và chỉ có một vài thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các cơ sở chế biến rác thành phân bón Trong khi đó số lượng thống kê lượng chất thải sinh ra hàng ngày như sau:

- Chất thải công nghiệp 10.162 tấn/ngày

- Chất thải bệnh viện 212 tấn/ngày

- Chất thải sinh hoạt 8.665 tấn/ngày

Trang 23

Trước tình trạng trên để thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải sản sinh ra hang ngày, giữ gìn môi trường đô thị bảo vệ sức khỏe con người góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Thủ tướng Chính đã ban hành chỉ thị số 199/CT ngày 03/04/1997 về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn trong khu đô thị và khu công nghiệp

Trong luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định ( Điều 94 – 97) về

tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường, công trình quản lý môi trường, đến nay Việt Nam đã xây dựng và đưa vào hoạt động, mở rộng

và đầu tư theo mạng lưới quan trắc quốc gia về môi trường, thu được nhiều cơ

sở dữ liệu có giá trị của hầu hết các thành phần môi trường và bao gồm hết các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam kể cả trên đất liền lẫn trên biển

Ngoài các trạm thuộc mạng lưới quốc gia, hiện nay đã có nhiều địa phương đầu tư xây dựng trạm quan trắc và các trạm này đã đi vào hoạt động (Lê Đăng Khoa, 2006) [4]

2.3.3 Các hoạt động quần chúng về bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là hoạt động mang tính chất cộng đồng và quần chúng cao, thời gian qua các cơ quan QLMT các cấp đã chú trọng phối hợp với toàn thể nhân dân Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Công đoàn và các cơ quan thông tin đại chúng để tiến hành một cách thường xuyên bằng nhiều hình thức đa dạng, tổ chức hoạt

động quần chúng để nhân dân tham gia, thông qua các chiến dịch như:

- Chiến dịch làm sạch thế giới

- Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

- Tuần lễ hoạt động chào mừng ngày môi trường thế giới

- Phố, phường, làng, xã “ xanh- sạch- đẹp ”

Ngoài những hoạt động trên thì ở Việt Nam còn rất nhiều các hoạt động khác trong lĩnh vực hoạt động môi trường như: Công tác thanh tra môi

Trang 24

trường, giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường, bảo tồn thiên nhiên hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ môi trường

2.3.4 Hoạt động quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Việt Nam, sớm đã có những quan hệ

quốc tế về bảo vệ môi trường, đã tranh thủ sụ giúp đỡ của các tổ chức quốc tế ( WB, UNDP, WWF, UNEF, ) và Việt Nam đã phê chuẩn tham gia các công ước sau :

- Hiệp ước về khoảng không vũ trụ (1967)

- Công ước Liên Hợp Quốc về biến đổi môi trường (26/08/1990)

- Công ước về sự giúp đỡ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ (1986)

- Công ước về sự thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA (1987)

- Công ước RAMSAR (1988)

- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa và tài nguyên (1982)

- Công ước về buôn bán quốc tế về các giống loài động thực vật có nguy

cơ bị đe dọa (20/01/1994)

- Công ước về bảo vệ tầng ôzôn, 1985 (26/04/1994)

- Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc loại bỏ chúng (13/05/1995)

- Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).(Lưu Đức Hải và cs,2005) [3]

Trang 25

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác QLNN về môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài đánh giá việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường tại địa bàn

- Về thời gian : Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2011-2013

3.1.3 Địa điểm thực hiện và thời gian thực hiện

- Địa điểm thực hiện: Phòng TN&MT huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian thực hiện: 31/12/2013 – 30/4/2014

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tam Dương

Điều kiện tự nhiên:

* Vị trí địa lý

* Đặc điểm địa hình, địa chất

* Khí hậu, thuỷ văn

Điều kiện kinh tế - xã hội

* Đặc điểm chung về phát triển văn hoá xã hội

* Dân số, lao động và việc làm

Trang 26

* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí

* Hiện trạng chất lượng môi trường nước

* Một số điểm nóng về môi trường cần giải quyết

3.2.3 Đánh giá công tác QLNN về môi trường huyện giai đoạn 2011 - 2013

- Tổ chức công tác quản lý môi trường huyện Tam Dương

- Đánh giá việc ban hành kèm theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch BVMT

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ BVMT

- Tổ chứ đăng ký, kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT

- Các hoạt động về bảo vệ môi trường huyện Tam Dương

- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVMT của huyện Tam Dương

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về BVMT

3.2.4 Giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về BVMT của huyện

- Giải pháp cơ chế chính sách

- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

- Hợp tác quốc tế

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật, quy định

có liên quan

Quá trình nghiên cứu các luật, nghị định và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công việc trong quá trình thưc hiện đúng theo các quy

định, làm tăng độ chính xác và độ tin cậy cho khóa luận

Trang 27

Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước (Luật BVMTVN 2005, NĐ117, các văn bản dưới luật khác ) làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như các hoạt động BVMT của phòng Tài Nguyên và Môi Trường

3.3.2 Phương pháp kế thừa

Sử dụng các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên Bằng cách thu thập số liệu ở các cơ quan như: Phòng Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường và các cơ quan liên quan

3.3.3 Phương pháp điều tra, so sánh

Đánh giá xem công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam

Dương đã thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật chưa

3.3.3 Phương pháp đánh giá tổng hợp

Từ các số liệu thu thập được, tôi tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc, các thông tin nhằm xác định độ tin cậy Đồng thời định hướng một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước Từ các

số liệu thu thập được, tổng hợp thành các bảng để dễ so sánh

Trang 28

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc,

được giới hạn bởi tọa độ 210

18’ đến 210 25’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 108038’ kinh độ Đông

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối vào huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên

- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc

- Phía Tây giáp huyện Lập Thạch

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương được đặt tại khu vực ngã tư

Me thị trấn Hợp Hòa, cách trung tâm tỉnh lỵ 9km Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay

đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông lâm

nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

b Địa hình, địa mạo

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp đồng bằng Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, đia hình thấp dần từ Bắc xuống Nam Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện Có

Trang 29

độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội)

c Khí hậu, thủy văn

+ Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài

Lượng mưa bình quân hang năm là 1348,87mm Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1)

Số giờ nắng trung bình trong năm là 1441,82 giờ, số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 205,7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27,4 giờ (tháng 2)

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,33%, độ ẩm trung bình tháng

cao nhất là 86% (tháng 4, tháng 8) Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 76% (tháng 12)

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 – Trạm Vĩnh Yên)

Gió theo 2 mùa chính trong năm

- Mùa hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10

- Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng

2 năm sau

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cây trồng Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp

+ Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó

Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn

thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm dải rác trong toàn huyện Tạo nên nguồn nước khá dồi

Trang 30

dào cho sản xuất nông lâm nghiệp Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc

đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn Nước sinh hoạt

trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khỏe của nhân dân

d Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.821,44 ha chiếm khoảng

8,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của

huyện Tam Dương gồm có 6 nhóm đất chính, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất theo nguồn gốc phát sinh như sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất gley,

đất mới biến đổi, đất phù sa cổ, đất pha cát, đất xám Feralit

+Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tam Dương phụ thuộc vào sông Phó Đáy và các ao hồ phân bố rải rác ở các xã trong huyện Với dung tích khai thác có thể lên tới hàng chục triệu m3

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác Tuy nhiên với ước lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khoan và giếng khơi có thể khai thác khoảng 500.000m3 ngày đêm, chất lượng nước tốt

+ Tài nguyên rừng

Toàn huyện Tam Dương có 1.039,92 ha đất lâm nghiệp Trong đó toàn

bộ đất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất

- Diện tích đất rừng trên tập trung chủ yếu ở các xã: Đồng Tĩnh (117,77 ha), Kim Long (289,0 ha), Hướng Đạo (240,25 ha), Đạo Tú (139,72 ha), Diện tích đất rừng trồng trên đã được giao khoán đến tay người sản xuất Do vậy việc khai thác có thời gian và định kỳ đảm bảo chủ động được việc khai thác và bảo vệ đất, ngoài ra còn cung cấp hàng nghìn m3 gỗ các loại phục vụ cho sản xuất công nghiệp mỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện

Trang 31

Diện tích đất rừng của huyện còn đóng góp rất lớn đến độ che phủ mặt đất nhằm đảm bảo chống xói mòn đất, cân bằng khí hậu, môi trường sinh thái Trong giai đoạn tới cần khuyến khích người dân trồng và phát triển mạnh hơn nữa phong trào trồng rừng góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường

+ Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như vàng, thiếc, có những trữ lượng quá nhỏ không thể đầu tư khai thác còn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ở Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh Ngoài ra đất để làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện

+ Tài nguyên nhân văn

- Huyện Tam Dương là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta Tên huyện Tam Dương có từ thời Trần, đầu thời Mạc gọi là huyện Tam Dương, thời thuộc Minh huyện Tam Dương thuộc phủ Tuyên Hoá

và đến đời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Tam Dương thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây Huyện lỵ trước là thị trấn Tam Dương Đến nay rời đến làng Điền Lương, Đình Thế thị trấn Hợp Hoà và Đạo Tú

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân huyện Tam Dương đã viết lên trang sử quê hương rạng rỡ với các truyền thống văn hoá

và đấu tranh cách mạng Bằng sức lao động cần mẫn, sáng tạo, người Tam Dương đã tạo dựng cho mình những giá trị văn hoá riêng, mang đậm đà bản sắc quê hương Huyện Tam Dương có nhiều di tích lịch sử quý giá với 3 di tích được Bộ văn hóa xếp hạng, trong đó nổi bật là chùa chiền, đền thờ cổ với nhiều lễ hội, các làng nghề truyền thống (Kim Long, Hợp Thịnh,…)

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Tình hình dân số

Trang 32

Dân số: Theo số liệu thống kê thì dân số của huyện có 98.623 người và

24.862 hộ Cơ cấu dân số theo giới tính: Nam 49,75% và Nữ 50,25% dân số

Cơ cấu dân số theo đô thị và nông thôn: Nông thôn chiếm tới 90,65%, đô thị

chỉ có 9,35%

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 911,37 người/Km2, dân số phân

bố không đều giữa 2 vùng: Vùng đồng bằng trên 1000 người/Km2, vùng trung

du 700 người/Km2 Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên theo xu hướng phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội như chiều cao, cân nặng, nhìn chung tuổi thọ cũng được nâng dần qua các năm

Lao động và nguồn nhân lực

Lao động, việc làm: Dân số trong độ tuổi lao động của toàn huyện là:

59.204 người, chiếm 60,03% dân số Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình

độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp Tổng số lao

động làm việc trong các ngành 45.096 người, trong đó ngành Nông - lâm -

ngư 34.086 người, chiếm 74,59%; Công nghiệp - Xây dựng 4.716 người,

chiếm 9,26%; Thương mại - Dịch vụ 6.292 người, chiếm 16,15%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương

Đơn vị: %

1 Công nghiệp và xây dựng 52,56 82,70 85,30

2 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 36,84 11,37 7,60

(Nguồn: Niên giám thống kê Tam Dương năm 2013)[13]

Trang 33

Nhận xét : Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2011-2013 đã chuyển dịch

mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp, cụ thể:

• Công nghiệp và xây dựng : 2011 – 2013 tăng 30.14%

So với giai đoan 2009 – 2011 thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của giai

đoạn 2011 -2013 kém hơn nhưng ở trong giai đoạn này nền kinh tế công

nghiệp đã rất cao so với các nền kinh tế khác trong huyện, thể hiện mục tiêu “ công nghiệp hóa – hiện đại hóa” trên địa bàn huyện đã dần tới bước hoàn thành

4.1.2.4 Tình hình phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

- Quốc lộ 2B nằm ở phía Đông bắc của huyện nối liền thị xã Vĩnh Yên Với khu nghỉ mát Tam Đảo chạy qua địa phận huyện Tam Dương (xã Kim Long) là 10 km do Trung ương quản lý

- Quốc lộ 2C chạy qua trung tâm huyện lỵ huyện Tam Dương nối từ quốc lộ 2A tại km 36 đến ranh giới tỉnh Tuyên Quang, chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 17 km do trung ương quản lý

- Tỉnh lộ 310 dài 14 km chạy qua các xã An Hoà, Hợp Hoà, Hướng

Đạo

Trang 34

- Tỉnh lộ 305 dài 12 km: từ Quán Tiên đến cầu Bến Gạo

- Tỉnh lộ 306 dài 12 km: từ Vân Hội, Duy Phiên, An Hoà

- Tỉnh lộ 309 đi từ Hoàng Đan qua An Hoà đi TT Hợp Hoà và điểm cuối là xã Hướng Đạo dài 12,4 km

- Tỉnh lộ 309C đi từ Hoàng Hoa cầu Diện xã Đồng Tĩnh chiều dài 7

km

- Tỉnh lộ 309B đi từ Hướng Đạo đi Kim Long chiều dài 7,6 km

Ngoài các tuyến trên, toàn huyện còn có 47 km đường huyện lộ, đường liên xã, liên thôn là 230 km và 278 km đường giao thông nông thôn được

phân bố đều khắp trong toàn huyện

Hệ thống thủy lợi

Hệ thống tưới tiêu trên địa bàn nhìn chung ổn định Kênh mương cứng tưới tiêu ngày càng được mở rộng, các hồ đập được duy tu nâng cấp Tuy nhiên ở một số vùng núi, việc đảm bảo tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn

Trong tương lai, để ổn định tưới tiêu cho sản xuất, tăng cơ cấu mùa vụ,

và phòng chống lụt bão trong mùa mưa thì cần phải hoạch định cụ thể hệ thống kênh mương Trong đó ưu tiên kiên cố hoá đoạn mương đất, nâng cấp tuyến kênh đã xuống cấp, cần sắp xếp lịch tưới tiêu hợp lý, chú trọng việc dự trữ nước cho mùa khô, thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương…

Hệ thống điện

Mạng lưới điện được phân bổ hợp lý thuận tiện cho việc cung cấp điện trên địa bàn huyện Lưới điện hạ áp đã cung cấp đến 100% các hộ trên địa bàn huyện

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, hệ thống điện được

quan tâm đầu tư với nhiều dự án như: Dự án điện JBIC ở 7 xã (Hợp Thịnh, Vân

Hôi, Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiện, Thanh Vân, Đạo Tú); Đầu tư xây

dựng 02 trạm biến áp và đường dây hạ thể cho xã Hướng Đạo (thuộc chương

trình xã nghèo) Dự án REII (An Hoà, Hoàng Hoa và Kim Long) đang triển khai

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài nguyên Môi trường, Cục bảo vệ môi trường, 200 câu hỏi/đáp về môi trườngĐọc từ :http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/200_c%C3%A2u_h%E1%BB%8Fi_%C4%91%C3%A1p_v%E1%BB%81_m%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng Sách, tạp chí
Tiêu đề: 200 câu hỏi/đáp về môi trường
3. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2005, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội
4. Lê Đăng Khoa (2006), Thực hiện đồng loạt các giải pháp bảo vệ môi trường, Tạp chí bảo vệ môi trường, Bộ khoa học và công nghệ môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện đồng loạt các giải pháp bảo vệ môi trường
Tác giả: Lê Đăng Khoa
Năm: 2006
6. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương, 2006, Bài giảng môn luật và chính sách môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn luật và chính sách môi trường
7. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương, 2006, Bài giảng môn Quản lý môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng môn Quản lý môi trường
2. Đặng Kim Chi, Nguyễn Thế Chinh (2007), Tài liệu tập huấn Quản lý môi trường cấp huyện Khác
5. Nghị quyết (Số: 50/2012/NQ-HĐND) về việc sửa đổi, bổ sung quy định một số mức thu phi ban hành kèm theo nghị quyết số 13/2007/NQ- HĐND ngày 04/7/2007 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc Khác
8.Phòng TN&MT Tam Dương, 2012, Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Bình Xuyên Khác
9. Phòng TN&MT Tam Dương, 2012, Đề án bảo vệ môi trường giai đoạn2011 đến 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
11. Tổng hợp các Công văn, Quyết định, báo cáo về bảo vệ môi trường huyện Tam Dương 2011 – 2013 Khác
12. UBND huyện Tam Dương, 2013, Báo cáo tình hình thực hiện chức năng nhà nước về bản Cam kết Bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương Khác
13. UBND huyện Tam Dương, Niên giám thống kê huyện Tam Dương(2011, 2012, 2013) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w