Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 60)

nước v BVMT ca huyn

Giải pháp cơ chế chính sách

- Xây dựng cơ chế để sử dụng cán bộ hợp đồng nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho cán bộ môi trường cấp huyện và cấp xã/thị trấn.

- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường thông qua chính sách khuyến khích sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, của người dân và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Nâng cao ý thức môi trường của dân cư; Tăng cường công tác quy hoạch bảo vệ môi trường, thiết lập hệ thống thông tin, giám sát; Đa dạng hóa các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; Xây dựng cơ chế, chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Có các chế tài xử lý nghiêm đối với tất cả các tổ chức, cá nhân không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Đồng thời có chính sách khen thưởng thích đáng đối với các cá nhân tố giác những hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp;

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đổi mới công nghệ. Đặc biệt là sản xuất sạch hơn.

- Đảm bảo mức chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường hàng năm trên

địa bàn huyện.

Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức tư vấn trong nước và quốc tế nhằm tư vấn các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho các dự án ưu tiên trong đề án,

đặc biệt là việc áp dụng công nghệ và quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện;

- Tiến hành đánh giá trình độ công nghệ hiện đang sử dụng tại các doanh nghiệp và xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ, nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại các cụm, khu công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện.

- Hỗ trợ việc sử dụng công nghệ mới, áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm cải thiện môi trường nhất là tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Đưa các dự án vào thực hiện như: Hỗ trợ xây dựng công trình xử

lý nước thải khu dân cư; Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thải làng nghề; Hỗ trợ hệ thống xử lý bụi, tiếng ồn, khí thải (chất thải) ở các cơ sở sản xuất làng nghề; Hỗ trợ công trình xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm Biogas

ở hộ gia đình; ....

- Đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát tự động nước thải cho một số điểm xả

thải từ các khu, cụm công nghiệp. Đây là giải pháp kỹ thuật rất cần thiết để

quản lý hiệu quả việc xả thải của doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Thông qua hệ thống này, sẽ từng bước nâng cao ý thức của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Nếu không đầu tư hệ thống này, rất khó kiểm soát việc tuân thủ xả thải của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần thông qua đánh giá hiệu quả của mô hình này với mô hình giám sát vận hành hệ thống xử lý môi trường của các doanh nghiệp (chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có hệ thống xử lý đồng bộ).

Hợp tác quốc tế

Tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính Quốc tế về

bảo vệ môi trường, cần phải sớm triển khai các chương trình điều tra, khảo sát

để xây dựng các báo cáo nghiên cứu khả thi cho các chương trình BVMT

Đặc biệt cần tập trung vào các chương trình xử lý chất thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn, xây dựng dự án thí điểm mô hình BVMT ở cấp xã/thôn, chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng.

PHN 5

KT LUN VÀ KIN NGH

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)