Hiện trạng xả thải

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 36)

4.2.1.1. Nhóm y tế

Huyện Tam Dương có 1 bệnh viện Đa khoa, 2 phòng khám khu vực và 13 trạm y tế xã, thị trấn. Đến năm 2013, huyện có 92% các trạm y tế xã/thị

trấn đạt chuẩn quốc gia. Tổng số giường bệnh trong toàn huyện là 230 giường, trong đó Bệnh viện đa khoa huyện có 100 giường, còn lại là của các xã. Hiện nay mới chỉ có Bệnh viện đa khoa tỉnh có lò đốt rác nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải, còn lại tất cả các trạm y tế và phòng khám khác trên địa bàn huyện vẫn thu gom rác và đốt rác tại chỗ hoặc thu gom theo rác thải sinh hoạt. Nước thải y tế cũng chưa được xử lý, thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Chất thải y tế gồm chất thải lây nhiễm, các chất thải có chứa hóa chất, phóng xạ, đây là các chất thải rất dễ phát sinh dịch bệnh nếu không được thu gom xử lý hợp vệ sinh và kịp thời.

Bảng 4.2: Lượng chất thải và nước thải y tế trên địa bàn huyện TT Tên cơ sở Số giường Chất thải rắn (kg/ngày) Nước thải (m3/ngày) 1 Bệnh viện đa khoa huyện 100 100 80 2 Trạm y tế xã/thị trấn 130 130 104

(Nguồn: Thông tin điều tra xả thải về chất thải rắn, nước thải và khí thải huyện Tam Dương 2013)[8]

Nhận xét: Qua bảng 4.2 cho ta thấy lượng chất thải và nước thải y tế

mỗi ngày là khá lớn, hơn nữa, những chất thải nhóm y tế rất nguy hiểm với môi trường sống của con người, sinh vật. Cần có những biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn chặn các tác động xấu của các chất thải y tế mang lại.

4.2.1.2. Nhóm sinh hot và làng ngh

Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn huyện trong khu vực đô thị, nông thôn làng nghề chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của người dân với khối lượng khoảng 70tấn/ngày bao gồm các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như: thực phẩm thừa, rau củ quả hỏng.... các chất thải này chủ yếu được người dân tận dụng ủ làm phân bón, các loại chất thải khác như túi nilon, ... được thu gom tới nơi tập trung xử lý rác thải của địa phương [8].

Về tình hình phân loại chất thải: Hiện tại trên địa bàn huyện chỉ có thị

trấn Tam Dương áp dụng việc phân loại chất thải tại nguồn, sử dụng chất thải hữu cơ ủ làm phân vi sinh, tuy nhiên việc thực hiện mới ở giai đoạn đầu nên hiệu quả chưa cao.

Các bãi xử lý rác thải tập trung sử dụng chủ yếu phương pháp chôn lấp

để xử lý chất thải, với diện tích từ 240m2 đến 10.000m2, công suất từ 0,5 - 7 tấn/ngày. Tuy nhiên, hình thức chôn lấp chỉ là hình thức xử lý đơn giản nên việc xử lý rác thải tại một sốđịa phương còn chưa đảm bảo hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)