Đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 57)

Là huyện kinh tế phát triển, công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý nhà nước về môi trường của Tam Dương nói riêng cũng luôn được quan tâm và đã đạt được những thành quả nhất định. Bên cạnh đó, do vị trí, diễn biến môi trường phức tạp nên công tác quản lý môi trường trên

địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, cụ thể:

-Việc quy hoạch các hộ gây ô nhiễm trong các làng nghề ra khỏi khu dân cư chưa được thực hiện triệt để nên chất lượng môi trường tại các làng nghề chưa đảm bảo, đang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực, đặc biệt là ô nhiễm bụi, tiếng ồn, mùi;

-Nước thải sinh hoạt và y tế trên địa bàn huyện chưa được thu gom và xử lý đã và đang gây ô nhiễm cục bộ tại một số thuỷ vực và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan các mầm bệnh;

-Chất thải rắn tại các làng nghề và chất thải rắn y tế chưa được phân loại và thu gom triệt để tại nguồn đã và đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước cục bộ. Đặc biệt, đối với rác thải nguy hại chưa được phân loại và thu gom để xử lý riêng vẫn để lẫn trong rác thải thông thường;

-Các điểm tập kết, thu gom và chôn lấp chất thải rắn chủ yếu là mang tính tự phát và tạm thời, không đạt tiêu chuẩn, đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và mất cảnh quan môi trường khu vực;

-Công tác quy hoạch của các ngành, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất chưa xem xét các khía cạnh môi trường một cách thấu đáo ngay từ khâu lập quy hoạch. Bởi vậy, đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và thường để lại các hậu quả môi trường lâu dài rất khó khắc phục;

-Nhận thức về môi trường của các cấp, các ngành và người dân chưa cao, việc tuyên truyền vận động cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ

môi trường tuy đã được triển khai song vẫn còn nhiều hạn chế;

-Việc quản lý xả thải như hiện nay trên địa bàn huyện sẽ làm nguồn nước sinh hoạt của đại bộ phận dân cư nông thôn đang có nguy cơ bị ô nhiễm,

đây là các yếu tố chính phát sinh các bệnh hiểm nghèo trong nhân dân như

bệnh ung thư.

-Cần xem xét lại một sốđiểm chôn lấp rác thải và các khu vực có nguồn nước ô nhiễm để có kế hoạch khảo sát, điều tra và xử lý nhằm cải thiện môi trường sống và ngăn ngừa các nguy cơ lan truyền ô nhiễm ra các khu vực xung quanh.

-Công tác quy hoạch các KCN, CNN chưa hợp lý nên tình trạng ô nhiễm của các KCN, CNN đã và đang gây ảnh hưởng xấu tới dân cư sống xung quanh các KCN..

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 57)