Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Tam Dương

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 25)

* Hiện trạng xả thải

* Hiện trạng chất lượng môi trường không khí * Hiện trạng chất lượng môi trường nước

* Một sốđiểm nóng về môi trường cần giải quyết.

3.2.3. Đánh giá công tác QLNN v môi trường huyn giai đon 2011 - 2013

- Tổ chức công tác quản lý môi trường huyện Tam Dương

- Đánh giá việc ban hành kèm theo thẩm quyền quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch BVMT

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ BVMT

- Tổ chứđăng ký, kiểm tra việc thực hiện cam kết BVMT - Các hoạt động về bảo vệ môi trường huyện Tam Dương

- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về BVMT của huyện Tam Dương

- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về BVMT

3.2.4. Gii pháp nhm nâng cao công tác qun lý nhà nước v BVMT ca huyn

- Giải pháp cơ chế chính sách

- Giải pháp kỹ thuật, công nghệ

- Hợp tác quốc tế

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Nghiên cu các văn bn pháp lut và các văn bn dưới lut, quy định có liên quan có liên quan

Quá trình nghiên cứu các luật, nghị định và các văn bản pháp luật có liên quan là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho các quá trình làm khóa luận, giúp cho các thao tác, các công việc trong quá trình thưc hiện đúng theo các quy

Dựa vào những quy định trong các văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước (Luật BVMTVN 2005, NĐ117, các văn bản dưới luật khác...) làm tiêu chí đánh giá công tác quản lý cũng như các hoạt động BVMT của phòng Tài Nguyên và Môi Trường.

3.3.2. Phương pháp kế tha

Sử dụng các tài liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên...Bằng cách thu thập số liệu ở các cơ quan như: Phòng Tài nguyên Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường, chi cục bảo vệ môi trường, Trung tâm quan trắc môi trường và các cơ quan liên quan

3.3.3. Phương pháp điu tra, so sánh

Đánh giá xem công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương đã thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật chưa.

3.3.3. Phương pháp đánh giá tng hp

Từ các số liệu thu thập được, tôi tiến hành đánh giá tổng hợp, chọn lọc, các thông tin nhằm xác định độ tin cậy. Đồng thời định hướng một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. Từ các số liệu thu thập được, tổng hợp thành các bảng để dễ so sánh.

PHẦN 4

KT QU NGHIÊN CU

4.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc tỉnh Vĩnh Phúc

4.1.1. Điu kin t nhiên

a. Vị trí địa lý

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc,

được giới hạn bởi tọa độ 21018’ đến 210 25’ vĩ độ Bắc 105036’ đến 108038’ kinh độĐông. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên địa bàn huyện có đường quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối vào huyện Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và thành phố Vĩnh Yên - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương được đặt tại khu vực ngã tư

Me thị trấn Hợp Hòa, cách trung tâm tỉnh lỵ 9km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay

đổi bộ mặt nông thôn, song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp, vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹđất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

b. Địa hình, địa mạo

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, đia hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có

độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là

đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội).

c. Khí hậu, thủy văn

+ Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.

Lượng mưa bình quân hang năm là 1348,87mm. Mưa nhiều vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Nhiệt độ không khí trung bình trong năm là 24,10C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 300C (tháng 6), thấp nhất là 16,30C (tháng 1).

Số giờ nắng trung bình trong năm là 1441,82 giờ, số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 205,7 giờ (tháng 5), thấp nhất là 27,4 giờ (tháng 2).

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82,33%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86% (tháng 4, tháng 8). Độẩm trung bình tháng thấp nhất là 76% (tháng 12).

(Nguồn số liệu: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 – Trạm Vĩnh Yên)

Gió theo 2 mùa chính trong năm.

- Mùa hạ: Gió mùa Đông Nam thịnh hành thổi từ tháng 3 đến tháng 10 - Mùa Đông: Gió mùa Đông Bắc thịnh hành thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp.

+ Thủy văn

Chế độ thủy văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó

Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm dải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi

dào cho sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc

đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nước sinh hoạt trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khỏe của nhân dân.

d. Các nguồn tài nguyên

+ Tài nguyên đất

Diện tích đất tự nhiên của huyện Tam Dương là 10.821,44 ha chiếm khoảng 8,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Về thổ nhưỡng, tài nguyên đất của huyện Tam Dương gồm có 6 nhóm đất chính, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất theo nguồn gốc phát sinh như sau: Nhóm đất phù sa, nhóm đất gley,

đất mới biến đổi, đất phù sa cổ, đất pha cát, đất xám Feralit. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện Tam Dương phụ thuộc vào sông Phó Đáy và các ao hồ phân bố rải rác ở các xã trong huyện. Với dung tích khai thác có thể lên tới hàng chục triệu m3.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của huyện Tam Dương chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác. Tuy nhiên với ước lượng nước sinh hoạt trong dân từ giếng khoan và giếng khơi có thể khai thác khoảng 500.000m3 ngày đêm, chất lượng nước tốt.

+ Tài nguyên rừng.

Toàn huyện Tam Dương có 1.039,92 ha đất lâm nghiệp. Trong đó toàn bộđất lâm nghiệp là đất rừng sản xuất.

- Diện tích đất rừng trên tập trung chủ yếu ở các xã: Đồng Tĩnh (117,77 ha), Kim Long (289,0 ha), Hướng Đạo (240,25 ha), Đạo Tú (139,72 ha),... Diện tích đất rừng trồng trên đã được giao khoán đến tay người sản xuất. Do vậy việc khai thác có thời gian và định kỳ đảm bảo chủ động được việc khai thác và bảo vệ đất, ngoài ra còn cung cấp hàng nghìn m3 gỗ các loại phục vụ

cho sản xuất công nghiệp mỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện.

Diện tích đất rừng của huyện còn đóng góp rất lớn đến độ che phủ mặt đất nhằm đảm bảo chống xói mòn đất, cân bằng khí hậu, môi trường sinh thái. Trong giai đoạn tới cần khuyến khích người dân trồng và phát triển mạnh hơn nữa phong trào trồng rừng góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

+ Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, huyện Tam Dương nói riêng là một vùng nghèo tài nguyên khoáng sản. Về một số loại tài nguyên quặng quý hiếm như

vàng, thiếc, có những trữ lượng quá nhỏ không thể đầu tư khai thác còn với huyện Tam Dương có mỏ than bùn ở Hoàng Đan, Duy Phiên, Hoàng Lâu có thể khai thác để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Ngoài ra đất để

làm gạch ngói có ở nhiều xã trong huyện. Tuy nhiên, cần tập trung quy hoạch vùng sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện.

+ Tài nguyên nhân văn

- Huyện Tam Dương là vùng đất cổ, hình thành và phát triển sớm trong lịch sử nước ta. Tên huyện Tam Dương có từ thời Trần, đầu thời Mạc gọi là huyện Tam Dương, thời thuộc Minh huyện Tam Dương thuộc phủ Tuyên Hoá và đến đời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Tam Dương thuộc phủ Đoan Hùng, trấn Sơn Tây. Huyện lỵ trước là thị trấn Tam Dương. Đến nay rời đến làng Điền Lương, Đình Thế thị trấn Hợp Hoà và Đạo Tú.

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân huyện Tam Dương đã viết lên trang sử quê hương rạng rỡ với các truyền thống văn hoá và đấu tranh cách mạng. Bằng sức lao động cần mẫn, sáng tạo, người Tam Dương đã tạo dựng cho mình những giá trị văn hoá riêng, mang đậm đà bản sắc quê hương. Huyện Tam Dương có nhiều di tích lịch sử quý giá với 3 di tích được Bộ văn hóa xếp hạng, trong đó nổi bật là chùa chiền, đền thờ cổ với nhiều lễ hội, các làng nghề truyền thống (Kim Long, Hợp Thịnh,…)

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi 4.1.2.1. Tình hình dân s và lao động 4.1.2.1. Tình hình dân s và lao động

Dân số: Theo số liệu thống kê thì dân số của huyện có 98.623 người và 24.862 hộ. Cơ cấu dân số theo giới tính: Nam 49,75% và Nữ 50,25% dân số. Cơ cấu dân số theo đô thị và nông thôn: Nông thôn chiếm tới 90,65%, đô thị

chỉ có 9,35%.

Mật độ dân số bình quân toàn huyện là 911,37 người/Km2, dân số phân bố không đều giữa 2 vùng: Vùng đồng bằng trên 1000 người/Km2, vùng trung du 700 người/Km2. Chất lượng dân số ngày càng được nâng lên theo xu hướng phát triển đi lên của nền kinh tế xã hội như chiều cao, cân nặng, nhìn chung tuổi thọ cũng được nâng dần qua các năm.

Lao động và nguồn nhân lực

Lao động, việc làm: Dân số trong độ tuổi lao động của toàn huyện là:

59.204 người, chiếm 60,03% dân số. Nguồn nhân lực tập trung ở khu vực nông thôn, chất lượng được thể hiện qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình

độ chuyên môn kỹ thuật hiện tại của huyện đang ở mức thấp. Tổng số lao

động làm việc trong các ngành 45.096 người, trong đó ngành Nông - lâm - ngư 34.086 người, chiếm 74,59%; Công nghiệp - Xây dựng 4.716 người, chiếm 9,26%; Thương mại - Dịch vụ 6.292 người, chiếm 16,15%.

Chuyn dch cơ cu kinh tế

Bảng 4.1: Cơ cấu kinh tế huyện Tam Dương

Đơn vị: %

TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Toàn nền kinh tế huyện 100 100 100

1 Công nghiệp và xây dựng 52,56 82,70 85,30 2 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 36,84 11,37 7,60

3 Dịch vụ 10,60 5,92 7,10 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét : Cơ cấu kinh tế của huyện trong thời kỳ 2011-2013 đã chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng phát triển công nghiệp, cụ thể:

• Công nghiệp và xây dựng : 2011 – 2013 tăng 30.14% 2011 – 2013 tăng 2.6%

• Nông lâm nghiệp và thủy sản : 2011 – 2013 giảm 25.47% 2011 – 2013 giảm 3.77%

• Dịch vụ : 2011 – 2013 giảm 4.68%

2011 – 2013 tăng 1.18% So với giai đoan 2009 – 2011 thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của giai

đoạn 2011 -2013 kém hơn nhưng ở trong giai đoạn này nền kinh tế công nghiệp đã rất cao so với các nền kinh tế khác trong huyện, thể hiện mục tiêu “ công nghiệp hóa – hiện đại hóa” trên địa bàn huyện đã dần tới bước hoàn thành.

4.1.2.4. Tình hình phát trin kết cu h tng k thut

Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 3 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến như sau:

- Quốc lộ 2A nằm phía Nam của huyện, là đường nối liền thành phố

Vĩnh Yên với thành phố Việt Trì ( tỉnh Phú Thọ), chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 3 km do trung ương quản lý.

- Quốc lộ 2B nằm ở phía Đông bắc của huyện nối liền thị xã Vĩnh Yên Với khu nghỉ mát Tam Đảo chạy qua địa phận huyện Tam Dương (xã Kim Long) là 10 km do Trung ương quản lý.

- Quốc lộ 2C chạy qua trung tâm huyện lỵ huyện Tam Dương nối từ

quốc lộ 2A tại km 36 đến ranh giới tỉnh Tuyên Quang, chạy qua địa phận huyện Tam Dương là 17 km do trung ương quản lý.

- Tỉnh lộ 310 dài 14 km chạy qua các xã An Hoà, Hợp Hoà, Hướng

- Tỉnh lộ 305 dài 12 km: từ Quán Tiên đến cầu Bến Gạo. - Tỉnh lộ 306 dài 12 km: từ Vân Hội, Duy Phiên, An Hoà.

- Tỉnh lộ 309 đi từ Hoàng Đan qua An Hoà đi TT Hợp Hoà và điểm cuối là xã Hướng Đạo dài 12,4 km.

- Tỉnh lộ 309C đi từ Hoàng Hoa cầu Diện xã Đồng Tĩnh chiều dài 7 km.

- Tỉnh lộ 309B đi từ Hướng Đạo đi Kim Long chiều dài 7,6 km.

Ngoài các tuyến trên, toàn huyện còn có 47 km đường huyện lộ, đường liên xã, liên thôn là 230 km và 278 km đường giao thông nông thôn được phân bốđều khắp trong toàn huyện.

Hệ thống thủy lợi

Hệ thống tưới tiêu trên địa bàn nhìn chung ổn định. Kênh mương cứng tưới tiêu ngày càng được mở rộng, các hồ đập được duy tu nâng cấp. Tuy nhiên ở một số vùng núi, việc đảm bảo tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn.

Trong tương lai, để ổn định tưới tiêu cho sản xuất, tăng cơ cấu mùa vụ, và phòng chống lụt bão trong mùa mưa thì cần phải hoạch định cụ thể hệ

thống kênh mương. Trong đó ưu tiên kiên cố hoá đoạn mương đất, nâng cấp tuyến kênh đã xuống cấp, cần sắp xếp lịch tưới tiêu hợp lý, chú trọng việc dự

trữ nước cho mùa khô, thường xuyên tiến hành nạo vét kênh mương… • Hệ thống điện

Mạng lưới điện được phân bổ hợp lý thuận tiện cho việc cung cấp điện trên địa bàn huyện. Lưới điện hạ áp đã cung cấp đến 100% các hộ trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, hệ thống điện được quan tâm đầu tư với nhiều dự án như: Dự án điện JBIC ở 7 xã (Hợp Thịnh, Vân

Hôi, Hoàng Lâu, Hoàng Đan, Duy Phiện, Thanh Vân, Đạo Tú); Đầu tư xây

dựng 02 trạm biến áp và đường dây hạ thể cho xã Hướng Đạo (thuộc chương

đầu tư và một số công trình điện khác ở các khu tái định cư: Hợp Thịnh, Kim Long, các chương trình chống quả tải của ngành điện,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn đang vận hành hầu hết

được xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ 20, đến nay đã xuống cấp, khả

năng truyền tải điện năng yếu, chất lượng điện không đáp ứng. Thêm vào đó, nhu cầu sử dụng điện của nhân dân ngày một lớn trong khi số lượng các trạm biến áp ít, công suất nhỏ. Trong tương lai, cần đầu tư để hoàn thành các dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 – 2013. (Trang 25)