Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 72 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
72
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ MINH Tên đề tài: “ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT CÁC XÃ, PHƯỜNG PHÍA ĐÔNG NAM VÀ TÂY NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 ” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, thực tập tốt nghiệp là thời gian để mỗi sinh viên sau giai đoạn thực tập tại trường có điều kiện củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Đây là giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh viên các trường Đại học nói chung và Đại học Nông Lâm nói riêng. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Thế Đặng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản Lý Tài Nguyên và Khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa Quản Lý Tài Nguyên và Khoa Môi Trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho em các kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Phòng TN&MT, UBND thành phố Thái Nguyên, các cán bộ và các anh chị trong phòng TN&MT đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành khóa luận này. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014 Sinh viên Lê Thị Minh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Kí hiệu Ý nghĩa 1 BVMT Bảo vệ môi trường 2 CCN Cụm công nghiệp 3 CN Công nguyên 4 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 5 ĐH Đại học 6 ĐTM Đánh giá tác động môi trường 7 GDP Tốc độ tăng trưởng 8 KCN Khu công nghiệp 9 KHKT Khoa học kỹ thuật 10 KLN Kim loại nặng 11 KT - XH Kinh tế - xã hội 12 Nxb Nhà xuất bản 13 P Phường 14 PTĐT Phát triển đô thị 15 QCCP Quy chuẩn cho phép 16 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 17 QH Quy hoạch 18 TP Thành phố 19 TN&MT Tài Nguyên và Môi Trường 20 UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được đối với các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là nền tảng cho sự sống của con người và nhiều sinh vật khác. Dưới tác động của cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nền kinh tế đất nước đang xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh. Theo thống kê tính đến hiện nay Việt Nam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, cả nước có 5 đô thị trực thuộc trung ương và 10 đô thị loại một. Dân số ở các đô thị theo đó cũng ngày càng tăng. PTĐT nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khởi sắc. Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước, vấn đề phát triển đô thị không còn là việc tạo ra cái bề thế, cái hoành tráng của quần thể đô thị, thỏa mãn nhu cầu không chỉ của nhà nước, của cả cộng đồng và của cả cá nhân, mà còn giải quyết các tranh chấp và mâu thuẫn trong sử dụng đất, sức ép lên tài nguyên, ô nhiễm môi trường tự nhiên, vấn đề giải quyết việc làm, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội,… Hiện nay, cùng với xu hướng phát triển của thế giới thì quá trình phát triển đô thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường đất. Thái Nguyên là một tỉnh ở phía Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Thành phố Thái Nguyên đang trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hiện đại hoá với tốc độ phát triển cao và nhanh chóng. Quá trình phát triển đô thị diễn ra trên bình diện rộng, đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và kiến trúc của cả thành phố. Hoà theo xu thế đó, tốc độ phát triển đô thị đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới môi trường tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và thành phố Thái Nguyên nói riêng. Trong thời kì đổi mới, nền kinh tế của thành phố phát triển khá nhanh, quá trình phát triển đô thị được đẩy mạnh, đặc biệt Thành phố Thái Nguyên trở thành 2 đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên môi trường tự nhiên đang bị ô nhiễm đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đối với thành phố và chất lượng cuộc sống của dân cư. Để đảm bảo cho Thành phố Thái Nguyên được mở rộng hơn về quy mô không gian, dân số, cơ sở kinh tế - kỹ thuật, hạ tầng xã hội đạt được sự phát triển bền vững, cần thiết phải nghiên cứu tác động đến môi trường của quá trình phát triển đô thị ở thành phố Thái Nguyên. Điều kiện tối ưu quá trình phát triển đô thị nhằm giữ vững cân bằng và nâng cao chất lượng môi trường sống, bảo đảm sự phát triển bền vững là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong chiến lược phát triển của TP.Thái Nguyên. Cho đến nay chưa có một nghiên cứu hệ thống về tác động của quá trình phát triển đô thị đến môi trường đất ở thành phố Thái Nguyên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước trong lĩnh vực môi trường đô thị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013” 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích, đánh giá những tác động của quá trình phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên, làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, bảo vệ môi trường đất ở thành phố Thái Nguyên. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động đến môi trường của quá trình phát triển đô thị. - Phân tích hiện trạng và những biến đổi của môi trường đất, ảnh hưởng của PTĐT đến môi trường đất ở các phường, xã phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất các giải pháp quản lý, giám sát quá trình phát triển đô thị và giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường đất ở thành phố Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ được những đặc điểm của quá trình phát triển đô thị, hiện trạng và những biến đổi của môi trường đất. Từ đó góp 3 phần hoàn thiện về phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu về quá trình phát triển đô thị trong xu thế phát triển bền vững. Đề tài đánh giá được những tác động tiêu cực đến môi trường đất của quá trình phát triển đô thị ở các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam, thành phố Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp kiểm soát quá trình phát triển đô thị, BVMT nhằm mục đích phát triển đô thị thành phố Thái Nguyên theo hướng bền vững. Đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý đô thị nhằm kiểm soát và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, phát triển đô thị theo hướng bền vững. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những vấn đề cơ bản về đô thị và quá trình phát triển đô thị 2.1.1. Khái quát về đô thị, đô thị hóa và đất đô thị 2.1.1.1. Đô thị và điểm dân cư đô thị Khái niệm đô thị Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. [5] Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị. [7] Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán bộ chính phủ). Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên ngành hay trung tâm tổng hợp; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền, của một tỉnh, của một huyện hoặc của một vùng trong tỉnh, trong huyện.[2] Khái niệm điểm dân cư đô thị Điểm dân cư đô thị là điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo kiểu thành thị. Mỗi nước có một quy định riêng về điểm dân cư đô thị.Việc xác định quy mô tối thiểu của đô thị phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội của mỗi nước và tỷ lệ phần trăm dân phi nông nghiệp của đô thị.[5] Quy định về đô thị Ở nước ta theo quy định của Chính phủ, các điểm dân cư được gọi là điểm dân cư đô thị khi thỏa mãn 5 yêu cầu sau đây: 1. Là trung tâm vùng lãnh thổ hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định. 2. Quy mô dân số nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể thấp hơn). 5 3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65% trong tổng số lao động, là nơi có sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển. 4. Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị. 5. Mật độ dân cư được xác định tùy theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng. Một số đặc điểm của điểm dân cư đô thị a) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở điểm dân cư đô thị chỉ tính trong phạm vi nội thị Lao động phi nông nghiệp bao gồm những lao động làm việc trong các lĩnh vực: - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. - Lao động xây dựng cơ bản. - Lao động phục vụ: giao thông vận tải, bưu điện, tín dụng, ngân hàng, thương mại, dịch vụ công, du lịch. - Lao động trong các cơ quan hành chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, … - Những lao động khác ngoài nông nghiệp. b) Cơ sở hạ tầng đô thị Cơ sở hạ tầng đô thị là yếu tố phản ánh mức độ phát triển và tiện nghi sinh hoạt của người dân theo lối sống đô thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm: - Hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, điện nước, cống rãnh thoát nước, năng lượng và thông tin, vệ sinh môi trường, … - Hạ tầng xã hội: nhà ở tiện nghi, các công trình dịch vụ công cộng, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học, cây xanh, vui chơi giải trí, … c) Mật độ dân cư đô thị Mật độ dân cư là chỉ tiêu phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị, nó được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị tính trên diện tích đất đai nội thị (người/km2 hoặc người/ha). Theo tiêu chuẩn đô thị, các đô thị nước ta chưa đạt đầy đủ các yêu cầu, nhưng chúng đều giữ vai trò là một trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên nghành của một vùng lãnh thổ nhất định. Mặt khác tính chất và lối sống ở các đô thị còn chịu ảnh hưởng nhiều của lối sống nông thôn. Phân loại đô thị Tại Điều 4 Nghị định 42/2009/NĐ-CP về việc phân loại đô thị quy định: 6 Đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận. 1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc. 2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành. 3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị. 4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị. 5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn. Các đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải bảo đảm tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn quy định so với các loại đô thị tương đương. Quản lý đô thị Quản lý đô thị là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó để đạt được các mục tiêu phát triển. Quản lý đô thị là một môn khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện quản lý và kiểm soát quá trình tăng trưởng đô thị. Quá trình hình thành và phát triển các đô thị đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với đô thị, bởi lẽ trong xã hội đô thị luôn xuất hiện các vấn đề về nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, … Thực chất của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở đô thị là sự can thiệp bằng quyền lực của chính quyền vào các quá trình phát triển kinh tế xã hội ở đô thị, với mục đích làm cho các đô thị trở thành những trung tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế của mỗi vùng lãnh thổ. 7 Trong công cuộc CNH, HĐH đất nước, đô thị đóng vai trò chủ đạo cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, cần phải đặt ra nhiệm vụ cao hơn về nhu cầu quản lý đô thị trên mọi lĩnh vực kinh tế xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy tiến trình xây dựng một nhà nước dân chủ và xã hội công bằng. 2.1.1.2. Đô thị hóa Khái niệm về đô thị hóa - Khái niệm đô thị hóa được đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của nước ta hiện nay: + Theo nghĩa rộng: Đô thị hóa được hiểu như một quá trình phát triển toàn diện kinh tế và xã hội, liên hệ mật thiết với sự phát triển của lực lượng sản xuất, các hệ thống xã hội và tổ chức môi trường sống của cộng đồng. + Theo nghĩa hẹp: Đô thị hóa là quá trình chuyển cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó như sự tăng trưởng dân số đô thị, sự nâng cao mức độ trang bị kỹ thuật của thành phố, sự xuất hiện của các thành phố mới,… + Quá trình đô thị hóa mang tính phức tạp, địa phương, địa điểm, bối cảnh,… + Đô thị hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng rõ rệt. Đô thị hóa mang tính quy luật tất yếu, là động lực của phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng lao động và phát triển kinh tế. Ngược lại, đô thị hóa cũng chính là hệ quả của sự phát triển, bản thân nó lại tạo ra sức ép cho phát triển trên mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường Sự phát triển của đô thị hóa Quá trình đô thị hóa diễn ra song song với động thái phát triển không gian kinh tế xã hội. Trình độ đô thị hóa phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của nền văn hóa và phương thức tổ chức cuộc sống xã hội. Quá trình đô thị hóa thực chất cũng là một quá trình phát triển kinh tế xã hội, hơn nữa nó còn là quá trình phát triển văn hóa và không gian kiến trúc. Nó gắn liền với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các ngành nghề mới. Quá trình đô thị hóa có thể theo 2 xu hướng. a) Đô thị hóa tập trung Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn, hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều với nông thôn. [...]... của thành phố Thái Nguyên - Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Thái Nguyên 3.3.2 Đánh giá ảnh hưởng của sự phát triển đô thị tới môi trường đất trên địa bàn các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên - Thực trạng môi trường đất qua từng năm trong giai đoạn; - Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất; 22 - Đánh giá của người dân đối với tác động của phát triển đô thị. .. loại đô thị và cấp quản lý đô thị 21 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đô thị, đô thị hóa và ảnh hưởng của nó tới phát triển kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên Quá trình phát triển đô thị tại thành phố Thái Nguyên Diễn biến môi trường đất tại các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành. .. bản của đô thị Các thành phần trong môi trường đô thị gồm thành phần môi trường tự nhiên và thành phần môi trường nhân tạo.[3] 2.1.2.2 Môi trường của đô thị Môi trường tự nhiên của đô thị Môi trường tự nhiên của đô thị gồm tất cả các thành phần của thiên nhiên tồn tại bao quanh đô thị và xen cài trong đô thị như: địa hình, động - thực vật, khí hậu, không khí, đất, nước, … Môi trường thiên nhiên của đô. .. thành phố Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Địa bàn: Các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Phía Đông Nam gồm: Phường Đồng Quang, P Gia Sàng, P Cam Giá, xã Lương Sơn, P Tân Thành, P Tân Lập, P Tích Lương, P Trung Thành, P Hương Sơn, P Tân Thịnh Phía Tây Nam: Xã Phúc Trìu, Xã Tân Cương, Phường Thịnh Đán, Xã Thịnh Đức Các đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn. .. hội, về đất đai - Thu thập tài liệu, số liệu về môi trường, lao động, việc làm 3.4.2 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến môi trường ở các xã, phường phía Tây Nam, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên Đề tài dự kiến trên địa bàn thành phố sẽ lựa chọn: tất cả các xã, phường phía Tây Nam, Đông Nam 3.4.3 Phương pháp điều tra phỏng vấn Đề tài... làm việc và sử dụng các dịch vụ Vì vậy, đất đô thị là đất để quy hoạch phát triển đô thị Nhu cầu đất đô thị rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, cũng như giữa các thành phố và thị trấn trong một quốc gia Nguyên tắc sử dụng đất Tại Điều 11 Luật Đất đai 2003 quy định việc sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: - Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không... kiểu cụm, chum và chuỗi 2.1.1.3 Đất đô thị Khái niệm về đất đô thị Đất đô thị được định nghĩa tại Điều 55 Luật Đất đai 1993 là đất nội thành, nội thị và thị trấn Nghị định 88/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ quy định thêm: đất ngoại thành, ngoại thị nếu được quy hoạch và sử dụng vào mục đích xây dựng đô thị thì cũng được quản lý và sử dụng như đất đô thị 9 Đất là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con... tế, xã hội, môi trường của sự phát triển đô thị tới cộng đồng dân cư xung quanh đó Định hướng nghiên cứu tập trung ở địa bàn là một thành phố có mật độ dân số đông, sự phát triển đô thị nhanh và mạnh Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề sau: - Tác động của sự phát triển đô thị đến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp: Việc mất đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng phát triển đô thị, công tác... hệ xã hội và tệ nạn xã hội Theo định nghĩa trên môi trường đô thị bao gồm môi trường tự nhiên trong và xung quanh đô thị và môi trường nhân tạo trong đô thị, nó được tổ chức theo hệ thống tầng bậc từ quy mô căn hộ gia đình đến quy mô lớn hơn trong cấu trúc đô thị 10 và có ảnh hưởng đến quy mô toàn cầu Môi trường đô thị bao gồm các chức năng hoạt động của thành phần: môi trường khu ở, môi trường khu... dài ảnh hưởng đến tính chất các đô thị phong kiến Tiêu biểu là Trung Quốc, thành phố có quy mô lớn trở thành chỗ ở và thể hiện uy quyền của các vua chúa phong kiến, là trung tâm chính trị văn hóa của giai cấp thống trị Các đô thị này thường được xây dựng theo kiểu thành quách Nói chung đô thị thời kỳ này phát triển chậm, bố cục thành phố lộn xộn, phát triển tự phát, thiếu quy hoạch và môi trường đô thị . môi trường đô thị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 . động của quá trình phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên, làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển đô thị, bảo vệ môi trường đất. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ MINH Tên đề tài: “ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT CÁC XÃ, PHƯỜNG PHÍA ĐÔNG NAM VÀ TÂY NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN