0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

phân tích tương ứng giữa vị trí và hàm lượng các

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT CÁC XÃ, PHƯỜNG PHÍA ĐÔNG NAM VÀ TÂY NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 (Trang 51 -51 )

khu vực nghiên cứu

Hình 4.8. Mối tương ứng giữa hàm lượng các chỉ tiêu và vị trí tại địa bàn nghiên cứu

Chú thích: LS: Lương Sơn CG: Cam Giá TL: Tân Lập ĐQ: Đồng Quang TC: Tân Cương TĐ: Thịnh Đức

Qua hình 4.8 cho ta biết sự kết hợp giữa các vị trí và chỉ tiêu phân tích, mối tương ứng như sau:

- Các vị trí LS, CG được đặt gần Zn điều đó nói rằng có sự kết hợp mạnh mẽ giữa LS, CG và Zn. Hay nói cách khác tại vị trí Lương Sơn, Cam Giá có hàm lượng Zn cao hơn tại các vị trí Tân Lập, Đồng Quang, Thịnh Đức và Tân Cương.

- Các vị trí CG, ĐQ được đặt gần Pb điều đó nói rằng có sự kết hợp mạnh mẽ giữa các vị trí này với Pb. Tại vị trí Cam Giá và Đồng Quang có hàm lượng Pb cao hơn các vị trí khác.

49

- Vị trí TC gần As nói lên sự kết hợp mạnh mẽ giữa TC và As, tại địa điểm Tân Cương ô nhiễm As.

- Vậy tại vị trí Tân Cương thì chỉ tiêu ô nhiễm nhất là KLN As, Cam Giá chỉ tiêu bị ô nhiễm nhất là KLN Zn, tại vị trí Tân Lập chỉ tiêu ô nhiễm nhất là KLN Zn, tại Lương Sơn chỉ tiêu bị ô nhiễm nhất KLN Zn, Tại vị trí Thịnh Đức và Đồng Quang chỉ tiêu ô nhiễm nhất là KLN Pb.

4.5. Đánh giá mối tương quan giữa hàm lượng kim loại nặng và vị trí quan trắc

Xử lý số liệu về hàm lượng kim loại nặng trong đất tại các vị trí quan trắc khác nhau qua các năm bằng phần mềm SAS 9.0 để xác định: mức ý nghĩa, hệ số tương quan, hệ số biến động để xác định độ chính xác của kết quả quan trắc. Kết quả được trình bày tổng hợp tại bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7: Kết quả phần mềm SAS về tương quan giữa hàm lượng từng kim

loại nặng đến các vị trí quan trắc tại Phía Nam TP.Thái Nguyên giai đoạn

2008 - 2013 STT Kim Loại R_Square R CV F Value Pr > F 1 Pb 0,83 0,91 79,4 28,38 <0,0001 2 Zn 0,63 0,79 98,9 10,42 <0,0001 3 As 0,51 0,71 99,00 6,27 0,0004

Bảng 4.7 trình bày mối quan hệ giữa hàm lượng từng kim loại nặng đến các vị trí khác nhau qua giai đoạn thời gian khác nhau. Nhìn vào bảng cho ta biết:

- R (hệ số tương quan) đo mức độ quan hệ của hàm lượng các kim loại nặng với các vị trí quan trắc mẫu. Theo phân tích của SAS thì hệ số tương quan đo mức độ quan hệ giữa hai biến, thì R>0,8 là tương quan mạnh, R=0,4 - 0,8 là tương quan trung bình, còn R<0,4 là tương quan yếu (Theo giáo trình Phương pháp thống kê tài nguyên và môi trường). So sánh kết quả nghiên cứu từ bảng trên thì hệ số tương quan giữa hàm lượng KLN Pb với các vị trí nghiên cứu khác nhau có RPb=0,91 (>0,8) là tương quan mạnh, hay nói cách khác là hàm lượng KLN Pb có quan hệ chặt chẽ nhất với các vị trí nghiên cứu. RZn=0,79 và RAs= 0,71 (R=0,4 - 0,8) tương quan trung bình. Chứng tỏ hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất phụ thuộc lớn vào từng vị trí.

50

- Hệ số biến động (CV) càng cao thì chứng tỏ là hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất tại các vị trí có sự biến động chênh lệch khác nhau. Ta thấy rằng hệ số CV của các kim loại nặng với các vị trí rất cao, chứng tỏ hàm lượng các kim loại nặng tại các vị trí khác nhau có sự biến động rất lớn, chênh lệch nhau. Cao nhất là KLN As CVAs=99%, chứng tỏ là vị trí có hàm lượng As bị ô nhiễm As cao nhất chênh lệch lớn với vị trí As thấp nhất. Tương tự KLN Zn với CVZn=98,9%, thì tại vị trí cao nhất và có hàm lượng KLN Zn thấp nhất có chỉ số chênh lệch nhau rất lớn. Còn KLN Pb thì độ chênh lệch giữa các vị trí thấp hơn so với hai KLN As và Zn.

- Mức ý nghĩa (Pr>F) của các KLN đều nhỏ hơn 0,01, Sự khác nhau giữa các địa điểm khác nhau có hàm lượng KLN khác nhau chắc chắn có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 99%.

Như vậy, chứng tỏ số liệu quan trắc tại các vị trí nghiên cứu là đúng, giữa các vị trí có hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất khác nhau.

4.6. Các giải pháp bảo vệ môi trường đất đô thị

4.6.1. Các gii pháp chung

Các gii pháp v k thut – công ngh

- Đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư nhằm kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các nguồn phát sinh ra chất thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt.

Trong những năm qua, ĐTM đã trở thành giải pháp mang tính pháp lý rộng rãi nhất đối với vấn đề BVMT. Đây là bước đầu tiên để các KCN, CCN, các doanh nghiệp ý thức được tác động môi trường đối với dự án của mình và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động đó. Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước sẽ có những chính sách mới phù hợp liên quan đến ĐTM để làm hiệu quả hơn nữa công cụ này với việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Cải tiến quy trình kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm

Các cơ sở sản xuất phải đầu tư, lắp đặt công nghệ xử lý chất thải, khí thải đến mức cần thiết trước khi thải ra môi trường, nhất là tại các KCN, CCN được quy hoạch và xây dựng mới. Đi đôi với công nghệ sản xuất là công nghệ xử lý chất thải cần được giải quyết đồng bộ. Việc làm sạch nên được hoàn chỉnh bằng công nghệ khép kín.

51

ô nhiễm môi trường và thực hiện đúng nguyên tắc đó. Đồng thời áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hướng dần tới nền sản xuất sạch.

Khuyến khích cải tiến công nghệ, áp dụng công nghệ mới tiên tiến. Tổ chức tập huấn cho các chủ cơ sở sản xuất về công nghệ và thiết bị trong sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.

- Bổ sung các điểm quan trắc nhằm xây dựng hệ thống quan trắc hoàn chỉnh làm cơ sở cho việc quản lý và xử lý.

Hiện nay nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường của thành phố chưa nằm trong mạng lưới quan trắc của tỉnh để đo đạc theo định kì, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường để kịp thời có biện pháp xử lý.

- Xử lý chất thải tập trung (nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại) tận

dụng và tái sử dụng nước thải, phát triển việc tái sử dụng và tái chế chất thải rắn.

Các gii pháp s dng công c kinh tế

Đây là nhóm giải pháp có tầm quan trọng, đặc bệt BVMT trong quá trình PTĐT. Quản lý môi trường thông qua sử dụng các công cụ kinh tế không chỉ có tác dụng tích cực đối với việc đẩy mạnh PTĐT, mà còn khuyến khích được các hoạt động bảo vệ và cải tạo môi trường.

- Thu phí thải ô nhiễm môi trường, xử phạt các cơ sở gây ô nhiễm, thực hiện

nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

Đây là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng vì nó không chỉ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT mà còn có tác dụng khuyến khích tính tự giác, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và thực hiện tốt các biện pháp hạn chế hoặc sự ngăn chặn các tác động gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm hay các cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn các giải pháp tối ưu chi phí ít nhất để khắc phục ô nhiễm môi trường.

Một tình trạng khá phổ biến là các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cố gắng tìm cách lãng tránh nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Để tăng lợi nhuận cho việc thực hiện các biện pháp hoàn trả lại những tổn thất về môi trường. Trong điều kiện kinh tế thị trường, buộc các cơ sở gây ô nhiễm hay các cá nhân gây ô nhiễm phải cân nhắc lựa chọn các giải pháp tối ưu chi phí nhất để khắc

52

phục ô nhiễm môi trường.

Các gii pháp v chính sách BVMT

- Cần phải có một hệ thống các chính sách nhất quán, đầy đủ và hợp lý: + Chính sách khai thác và sử dụng các nguồn vốn.

Thành phố phải có những chính sách hợp lý trong việc thu hút các nguồn vốn và sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Tăng cường phát huy các công cụ tài chính để điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh trên góc độ BVMT.

+ Chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa duy trì được sản xuất, vừa đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với các công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt phải tạo điều kiện cho họ đầu tư vào công nghệ sạch.

Các hình thức khuyến khích đầu tư rất đa dạng, song thành phố vẫn còn coi trọng hình thức cho vay ưu đãi.

+ Chính sách sử dụng các công cụ quản lý môi trường (chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật,…) để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về BVMT.

+ Chính sách đào tạo và sử dụng lao động, đặc biệt là đội ngũ các bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực BVMT.

+ Chính sách xử phạt đối với những vi phạm các quy định về BVMT với các chế tài đủ mạnh để giảm thiểu và ngăn chặn những tác động gây ô nhiễm môi trường.

- Giám sát chất lượng môi trường

Có thể nhận thấy việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về BVMT ở nước ta đang được quan tâm tương đối lớn và không kém thua so với các nước, nhưng việc thực thi pháp luật ở nước ta còn kém thua nhiều nước. Điều đó đòi hỏi phải tăng cường năng lực và hiệu quả của công tác giám sát chất lượng môi trường.

Cần tăng cường quản lý nhà nước về BVMT, đồng thời giám sát chặt chẽ công tác thực hiện các biện pháp BVMT ở tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư đặc biệt là cơ sở gây ô nhiễm và có nguy cơ gây ô nhiễm. Trên cơ sở đó kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý BVMT. Đây là một quá trình tổng hợp các biện pháp KHKT, công nghệ và tổ chức kiểm soát đòi hỏi cần có sự đầu tư lớn về nhân lực và vật lực. Nếu làm tốt công tác này sẽ là một trong các biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trường, là cơ sở quan trọng để kết hợp chặt chẽ giữa việc

53

đẩy mạnh quá trình PTĐT và nâng cao hiệu quả các hoạt động bảo vệ và quản lý môi trường.

Các gii pháp v tăng cường ý thc bo v môi trường

Chất lượng của môi trường sống của mỗi quốc gia, mỗi vùng luôn có liên quan chặt chẽ với sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm của người dân. “Các vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ có thể được giải quyết tốt nhất nếu có sự tham gia của cộng đồng dân cư và các cơ quan quản lý”. (tuyên bố Rio)

Hiện nay ý thức tự giác bảo vệ và giữ gìn môi trường sống chưa thành thói quen trong cách sống của đại bộ phận dân cư. Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và đẩy mạnh các phong trào quần chúng về BVMT.

- Cần đa dạng hóa các hình thức giáo dục tuyên truyền.

- Đẩy mạnh phong trào giữ gìn và BVMT sống trong lành, sạch đẹp ở mọi cơ quan nhà nước, ở mọi đơn vị sản xuất kinh doanh và ở mọi khu dân cư.

- Nâng cao hoạt động của các tổ chức quần chúng về ý thức BVMT. Tổ chức các đội tuyên truyền BVMT với các thanh niên, sinh viên tình nguyện.

- Mở các chuyên mục và thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trường và BVMT cho mọi đối tượng ở nhiều mức độ khác nhau.

4.6.2. Các gii pháp s dng hp lý và bo v tài nguyên đất

Việc quy hoạch sử dụng đất trong thời gian tới cần tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, triệt để tận dụng không gian kể cả chiều sâu với đất để tăng hệ số hiệu quả sử dụng đất, BVMT đất.

- Xây dựng cơ chếưu đãi về tài chính, kế hoạch điều tiết từ quỹđất tập trung đầu tư trọng điểm có hiệu quả. Tăng cường nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chỉnh trang đô thị.

- Đẩy mạnh công tác lập, quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất ở các cấp, nâng cao năng lực cán bộ quản lý đất đai. Theo dõi kịp thời các biến

động quá trình sử dụng đất phù hợp. Có các chế độ, chính sách cụ thể trong quản lý và sử dụng các loại đất tại địa phương. Tăng cường sự kiểm tra của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

54

thực hiện các dự án xây dựng cơ bản còn chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất, lãng phí nguồn tài nguyên đất. Thị trường đất đai, bất động sản hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền.

Vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trên lĩnh vực quản lý đất đai chưa được xác lập một cách đúng tầm, đang dừng lại ở những chủ trương chung, hoặc đốc thúc về tiến độ mà chưa chú trọng kiểm tra, chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục và quản lý đội ngũ cán bộ địa chính, nhất là ở cơ sở. Công tác quản lý nhà nước đôi lúc tỏ ra bị động trước các chủ trương mới, lúng túng trước sự phát triển mạnh mẽ của thị trường.

- Quản lý đất đai và nhà ở cần nhanh chóng đi vào thếổn định

Hiện nay thành phố đang còn nhiều vướng mắc trong việc quản lý đất đai và nhà ở do quá khứ để lại, do chuyển đổi cơ chế, do chính sách chưa nhất quán,… công tác quản lý đất đai và nhà ở đô thị cần nhanh chóng đi vào thế ổn định.

Hoàn thiện chính sách đền bù giải phóng mặt bằng là cơ sở để giảm chi phí cho các dự án nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng. Tiến độ giải phóng mặt bằng chậm có thể gây thiệt hại lớn về tài chính cho dự án. Việc lập kế hoạch xây dựng các khu tái định cư để di chuyển các hộ dân trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị cần có hiệu quả, đúng đối tượng.

- Xây dựng các chính sách cụ thể, thỏa đáng để giải quyết tình trạng mất đất sản xuất nông nghiệp của người dân trong quá trình PTĐT.

Các KCN, CCN, khu đô thị mọc lên như một quá trình tất yếu trong quá trình PTĐT. Đó là một yêu cầu khách quan đã, đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Duy chỉ có điều, người nông dân hay nói chính xác hơn là những người có diện tích đất bị thu hồi đang phải đứng ngoài quá trình này. Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách cụ thể với người dân. Giải pháp thì đã có, việc thực hiện các giải pháp này trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn. Chúng ta mới chỉ giải quyết được một phần ít của hậu quả sau quy hoạch.

Người nông dân bị mất đất phải tự tìm lối đi mới – chuyển nghề. Do vậy để người nông dân có việc làm cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ sau thu hồi đất, nhất là dạy nghề, tạo việc làm mới. Cụ thể:

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT CÁC XÃ, PHƯỜNG PHÍA ĐÔNG NAM VÀ TÂY NAM THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2008 – 2013 (Trang 51 -51 )

×