Ảnh hưởng đến hàm lượng kim loại nặng của đất giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 39)

4.2.2.1. Hàm lượng As trong đất

Hàm lượng As trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau có thể phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo địa chất của vùng, lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong canh tác nông nghiệp và loại chất thải vào môi trường đất.

37

Bảng 4.3. Biến động nồng độ As trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013

(Nguồn báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008 – 2013) Chú thích: so sánh QCVN 03:2008/BTNMT (phụ lục 2)

Qua bảng 4.3 cho thấy, hàm lượng KLN As trong đất nghiên cứu biến đổi khác nhau theo từng vị trí quan trắc và theo thời gian.

- Hiện trạng môi trường đất 2013 tại các xã, phường phía Nam thành phố Thái Nguyên một số vùng đất đã biểu hiện bị ô nhiễm KLN As, so sánh với QCVN 03:2008/BTMT. Cụ thể như sau:

Đất phường Cam Giá cạnh suối tiếp nhận rất nhiều loại nước thải của công ty Gang Thép Thái Nguyên vì vậy nó chịu tác động rất lớn về hoạt động của công ty. Hàm lượng KLN As trong đất cao, hàm lượng As vượt 2,2 lần.

Đất chè Tân Cương chứa hàm lượng As vượt 1,21 lần.

Đất phường Tân Lập do chịu tác động rất lớn của rác thải và nước thải từ các khu dân cư, nhiều công ty kim loại màu, hoạt động nông nghiệp. Hàm lượng As trong đất cao hơn so với QCCP, As vượt 1,33 lần.

- Diễn biến chất lượng môi trường đất phía Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 hàm lượng As trong môi trường đất có sự biến đổi theo thời gian và vị trí, tại các địa điểm nghiên cứu hàm lượng KLN As đã có chỉ số nhất định, chỉ số khác nhau, cụ thể là:

Hàm lượng KLN As trong môi trường đất cao nhất tại phường Cam Giá vượt QCCP, cao nhất là năm 2008 tương ứng với 102,28 mg/kg vượt QCCP 8,5 lần, thấp nhất là năm 2011 tương ứng với 16,7 mg/kg đất vượt QCCP 1,4 lần. Môi

Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 As So sánh QCVN As So sánh QCVN As So sánh QCVN As So sánh QCVN As So sánh QCVN As So sánh QCVN Cam Giá 102,28 90,28 32,9 20,9 27,95 15,95 16,7 4,75 32,02 20,02 26,13 14,13 Tân Cương 17,03 5,03 8,55 -3,45 7,75 -4,25 3,38 -8,62 16,95 4,95 14,46 2,46 Lương Sơn 2,16 -9, 84 2,73 -9,27 3,09 -8,91 3,15 -8,85 4,35 -7,65 7,95 -4,05 Tân Lập 6,3 -5,7 11,2 -0,8 11,4 -0,6 12,57 0,57 13,81 1,81 15,95 3,95 Đồng Quang 6,45 -5,55 6,91 -5,09 7,62 -4,38 7,21 -4,79 8,01 -3,99 9,42 -2,58 Thịnh Đức 3,01 -8,99 3,78 -8,22 4,13 -7,87 4,12 -7,88 5,77 -6,23 8,23 -3,77

38

trường đất tại phường Cam Giá đã bị ô nhiễm As. Nguyên nhân ô nhiễm As tại Cam Giá là:

+ Môi trường đất tại đây chịu ảnh hưởng trực tiếp hoạt của khu công nghiệp Gang Thép, các loại chất thải, nước thải chứa As từ khu công nghiệp chưa qua xử lý đã xâm nhập vào đất.

+ Năm 2008 cao nhất vì khu công nghiệp Gang Thép mở rộng quy mô sản xuất, nước thải thải trực tiếp ra môi trường và chưa được xử lý.

+ Năm 2011 thấp nhất do khu công nghiệp đã có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

Giai đoạn 2008 – 2013 hàm lượng As trong môi trường đất tại phường Cam Giá đã có nhưng chuyển biến tích cực, hàm lượng As trong đất giảm xuống. Năm 2013 hàm lượng As trong môi trường đất tại Cam Giá giảm 76,15 mg/kg đất so với năm 2008, nhưng vẫn vượt QCCP 2,2 lần.

Đất trồng chè tại xã Tân Cương cho thấy môi trường đất tại đây đã bị ô nhiễm KLN As, cao nhất là năm 2008 với 17,03 mg/kg vượt QCCP 1,42 lần, thấp nhất năm 2011 với 3,38 mg/kg đất. Tuy có giảm nhưng không đáng kể, năm 2013 tăng lên 14,46 mg/kg gấp QCCP 1,2 lần. Năm 2013 tuy lượng As trong môi trường đất giảm nhưng không đáng kể so với 2008, môi trường đất trồng chè Tân Cương đã bị ô nhiễm KLN As. Nguồn ô nhiễm As chủ yếu là do sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp.

Tại phường Tân Lập thì từ năm 2008 đến 2010 môi trường đất chưa bị ô nhiễm KLN As, thấp nhất năm 2008 (6,3 mg/kg đất) nguyên nhân do đặc điểm cấu tạo địa chất tại khu vực, nhưng từ năm 2009 trở đi đã có sự tích lũy As cao dần, nguyên nhân do sự phát triển kinh tế, nước thải, rác thải khu dân cư tăng, cơ sở sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Năm 2013 hàm lượng As cao nhất vượt QCCP 1,33 lần.

Tại phường Đồng Quang, Lương Sơn, Xã Thịnh Đức môi trường đất ở đây chưa bị ô nhiễm As, tuy nhiên đã có sự tích lũy lượng As trong môi trường đất như vậy về lâu dài có thể gây ô nhiễm môi trường đất. Hàm lượng KLN As tại 3 vùng này tích lũy tăng dần theo thời gian, nguyên nhân là do trước đây là đất nông nghiệp sử dụng thuốc BVTV nên có dư lượng As tích lũy trong đất, và sau phát triển đô thị các vùng này có lượng rác thải, nước thải chứa As được thải vào đất nhiều hơn, một phần do cấu tạo địa chất của đất tại khu vực. (Thể hiện hình 4.5 dưới đây).

39

Hình 4.5: Hàm lượng As trong đất tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 2008 - 2013

Qua hình 4.5 ta thấy các hàm lượng KLN As trong đất tích lũy tăng cao theo thời gian, tại các địa điểm Cam Giá và Tân Cương hàm lượng KLN As biến động theo hướng giảm, nhưng hiện tại hai vùng này đang bị ô nhiễm As nặng và cần có biện pháp xử lý kịp thời. Chứng tỏ một điều là sự PTĐT đã làm ảnh hưởng đến hàm lượng As trong môi trường đất, biến đổi theo chiều hướng tiêu cực đến môi trường đất.

Kết luận: Hiện tại môi trường đất tại phường Cam Giá bị ô nhiễm As nặng, Đất chè xã Tân Cương và đất phường Tân Lập đã bị ô nhiễm bởi As. Các vị trí khác đã có sự tích lũy As nằm trong mức báo động có nguy cơ ô nhiễm.

40

4.2.2.2. Hàm lượng Pb trong đất

Bảng 4.4. Biến động nồng độ Pb trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013

(Nguồn báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008 – 2013)

Chú thích * so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất công nghiệp ** so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất nông nghiệp *** so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất dân sinh (phụ lục 2) Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Pb So sánh QCVN Pb So sánh QCVN Pb So sánh QCVN Pb So sánh QCVN Pb So sánh QCVN Pb So sánh QCVN Cam Giá* 726,75 426,75 628,7 328,7 1277 977 510 210 934,3 634,3 398,09 98,09 Tân Cương** 42,3 -27,7 10,48 -59,52 17,23 -52,77 31 -39 29,55 -40,45 33,38 -36,62 Lương Sơn*** 35,74 -84,26 39,13 -80,87 57,28 -62,72 61,5 -58,5 54,18 -65,82 78,09 -41,91 Tân Lập*** 33,6 -86,4 54,9 -65,1 45,12 -74,88 31,06 -88,94 34,51 -85,49 44,17 -75,83 Đồng Quang*** 46,15 -73,85 73,21 -46,79 75,91 -44,09 91,74 -28,26 112,5 -7,5 137,29 17,29 Thịnh Đức** 22,27 -47,73 21,7 -48,3 35,12 -34,88 37,8 -32,2 42,91 -27,09 42,2 -27,8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

41

- Môi trường đất tại các khu vực nghiên cứu năm 2013 đã biểu hiện đất tại đây có dấu hiệu bị ô nhiễm KLN Pb, so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT, môi trường đất Cam Giá so sánh với QCVN của đất công nghiệp(*), đất tại Tân Cương và Thịnh Đức so sánh QCVN của đất nông nghiệp (**), tại Tân Lập, Lương Sơn, Đồng Quang so sánh với QCVN đất dân sinh (***), cụ thể như sau:

Đất phường Cam Giá cạnh suối tiếp nhận rất nhiều loại nước thải và rác thải theo nước của công ty Gang Thép Thái Nguyên vì vậy nó chịu tác động lớn về các hoạt động của công ty. Rác thải và nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, các công ty ngoài khu công nghiệp Gang Thép, khu dân cư cũng tác động rất lớn. Hàm lượng KLN Pb trong đất rất cao, tương ứng 398,09 mg/kg đất vượt QCCP 1,34 lần.

Đất phường Đồng Quang tại đây tiếp nhận rác thải, nước thải của bệnh viện, bến xe, chợ, khu dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhiều nhà hàng,... nên chịu tác động rất lớn. Hàm lượng Pb vượt QCCP 1,15 lần.

Tại Thịnh Đức, Lương Sơn, Tân Cương, Tân Lập chưa bị ô nhiễm Pb, nhưng đã có chỉ số nguy cơ ô nhiễm cao.

- Theo kết quả quan trắc đất giai đoạn 2008 – 2013 cho thấy, mẫu đất lấy tại ven suối Cam Giá, Phường Cam Giá bị ô nhiễm KLN Pb cao nhất. Cụ thể hàm lượng KLN Pb trong đất cao nhất năm 2010 tương ứng với 1277 mg/kg vượt QCCP là 4,09 lần, năm thấp nhất là năm 2013 tương ứng với 398,09 mg/kg vượt QCCP 1,33 lần. Như vậy đất tại phường Cam Giá bị ô nhiễm KLN Pb. Nguyên nhân:

+ Cam Giá có KLN Pb trong môi trường đất cao nhất là do đất tại khu vực này tiếp nhận trực tiếp nước thải của khu công nghiệp Gang Thép chưa được xử lý, nước thải chứa hàm lượng lớn KLN Pb nên KLN Pb đã xâm nhập và tích lũy trong môi trường đất làm cho môi trường đất tại khu vực bị ô nhiễm Pb nặng.

Tại các địa điểm Tân Cương và Thịnh Đức có hàm lương Pb nhỏ hơn QCCP, chưa bị ô nhiễm KLN Pb nhưng đã có sự tích lũy hàm lượng Pb, nguyên nhân là do sử dụng thuốc BVTV, phân bón có chứa Pb nhưng cây trồng chưa hấp thụ hết do vậy vẫn còn tồn dư một lượng nhỏ. Ngoài ra do nước thải và rác thải khu dân cư, cơ sở sản xuất chứ Pb đã thải vào đất nên có sự tích lũy KLN Pb.

Tại Đồng Quang thì từ năm 2008 đến 2012 môi trường đất tại đây chưa bị ô nhiễm KLN Pb, nhưng đến năm 2013 đã bị ô nhiễm nhẹ Pb. Năm 2008 có hàm lượng Pb nhỏ nhất năm 2013 cao nhất tương ứng 137,29 mg/kg đất vượt QCCP 1,14 lần. Nguyên nhân:

42

+ Năm 2008 bắt đầu PTĐT, các khu dân cư bắt đầu xây dựng và đi vào hoạt động, hoạt động kinh tế chưa phát triển, các nguồn thải chứa Pb còn ít, nên môi trường đất tại đây chứa lượng KLN Pb nhỏ. Nguồn tạo ra Pb một phần do đặc điểm cấu tạo địa chất tại khu vực, một phần do trước đây tại khu vực này là đất nông nghiệp, bà con nông dân đã sử dụng lượng phân bón và thuốc BVTV có chứa Pb mà cây trồng chưa hấp thụ hết.

+ Năm 2013 cao nhất là do kinh tế ngày càng phát triển, môi trường đất tại các khu vực này tiếp nhận lượng nước thải và rác thải chứa Pb ngày càng nhiều từ các khu dân cư, bênh viện, nhà hàng,… nên hàm lượng Pb trong đất ngày càng cao lên, tích lũy dần dẫn đến ô nhiễm.

So với đất khu dân sinh tại Đồng Quang môi trường đất tại đây bắt đầu ô nhiễm (từ năm 2013) nhưng so với QCCP đất nông nghiệp thì tại đây đất đã bị ô nhiễm Pb nằm trong mức báo động cao. Năm 2013 hàm lượng Pb trong đất tăng cao tương ứng 137,29 mg/kg đất vượt 1,14 lần QCCP của đất dân sinh.

Tại Lương Sơn môi trường đất chưa bị ô nhiễm KLN Pb, nhưng đã có sự tích lũy cao dần theo thời gian, so sánh với QCCP thì môi trường đất tại khu vực chưa bị ô nhiễm KLN Pb nhưng so với QCCP đất nông nghiệp thì tại khu vực này đã bị ô nhiễm KLN Pb. Nguyên nhân môi trường đất tại đây tích lũy Pb cao dần vì rác thải, nước thải từ các khu dân cư chứa Pb, các cơ sở sản xuất, kinh doanh kim loại màu,… (Thể hiện rõ ở hình 4.6)

43

Qua hình 4.6 ta thấy hàm lượng Pb có sự rõ rệt chia làm 2 cụm. Tại phường Cam Giá môi trường đất bị ô nhiễm KLN Pb cao. Các địa điểm còn lại có sự tích lũy cao dần từ năm 2008 đến 2013, chứng tỏ quá trình PTĐT ảnh hưởng đến hàm lượng Pb trong đất, nói cách khác là PTĐT tỷ lệ thuận với hàm lượng Pb tích lũy trong môi trường đất, PTĐT càng tăng thì nguy cơ môi trường đất vùng nghiên cứu bị ô nhiễm cao, tác động tiêu cực tới môi trường đất.

Kết luận: Hiện tại môi trường đất tại phường Cam Giá đã bị ô nhiễm KLN Pb rất cao, tại xã Lương Sơn Và Đồng Quang môi trường đất tại đây bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm Pb nhẹ.

44

4.2.2.3.Hàm lượng Zn trong đất

Bảng 4.5. Biến động nồng độ Zn trong đất nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2013

(Nguồn báo cáo quan trắc hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2008 – 2013) Chú thích * so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất công nghiệp ** so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất nông nghiệp *** so sánh với QCVN 03:2008/BTNMT đất dân sinh (phụ lục 2) Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Zn So sánh QCVN Zn So sánh QCVN Zn So sánh QCVN Zn So sánh QCVN Zn So sánh QCVN Zn So sánh QCVN Cam Giá* 3515,5 2215,5 1011,5 711,5 1003 703 776 476 2119 1819 1014,8 714,8 Tân Cương** 175,25 -24,75 12,5 -187,5 260 60 352 152 29.5 -170,5 19.07 -180,9 Lương Sơn*** 265 65 296,47 96,47 354,11 154,11 497 297 747 547 752,19 552,19 Tân Lập*** 55,2 -144,8 76,2 -123,8 126 -74 146,21 -53,79 151,02 -48,98 173,22 -26,78 Đồng Quang*** 65 -135 71,04 -129 78,27 -121,7 81,02 -119 88 -112 87.16 -112,8 Thịnh Đức** 53 -147 65,34 - 134,66 64.21 - 135,79 65,79 - 134,21 72.1 -127,9 85 -115

45

Qua bảng 4.5 cho thấy hàm lượng KLN Zn trong môi trường đất biến đổi theo thời gian và từng vị trí mẫu. Hàm lượng kim loại Zn tại các khu vực đều có chỉ số nhất định, chỉ số này khác nhau, do sự phát triển kinh tế. Chẳng hạn:

Hàm lượng Zn trong môi trường đất tại phường Cam Giá là cao nhất, vì tại Cam Giá có tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Gang Thép, các công ty kim loại màu chứa hàm lượng Zn cao. Hàm lượng Zn trong môi trường đất thấp nhất tại Tân Cương vì khu vực này chưa có nhiều nguồn gây ô nhiễm Zn, hàm lượng Zn do đặc điểm cấu tạo địa chất tại khu vực.

Hàm lượng Zn cao nhất năm 2008 tại Cam Giá tương ứng với mức 3515,5 mg/kg đất và có hàm lượng vượt QCCP là 11,7 lần. Mức thấp nhất là 776 mg/kg (năm 2011) vượt QCCP 2,6 lần.

Nguyên nhân môi trường đất tại Cam Giá ô nhiễm nặng Zn vì nước thải KCN Gang Thép chứa lượng Zn lớn, chưa được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường đất nên Zn xâm nhập và tích lũy vào môi trường đất làm đất bị ô nhiễm. Năm 2008 nhà máy bắt đầu mở rộng sản xuất phôi thép và cán thép 1.000.000 tấn/năm. Nước thải nhà máy chưa được xử lý. Năm 2011 hàm lượng Zn thấp do nhà máy phải thực hiện các biện pháp xử lý nước thải theo yêu cầu của nhà nước.

Tại Lương Sơn môi trường đất bị ô nhiễm nguyên nhân là do tiếp nhận nước thải dân cư, cơ sở luyện kim, các rác thải chứa lượng lớn Zn. Trước đây sử dụng phân lân trong canh tác nông nghiệp nên tích lũy một lượng lớn. Năm 2013 ô nhiễm Zn cao nhất vì môi trường đất tiếp nhận nước thải các nhà máy luyện kim, phân bón nông nghiệp,… ngày càng tăng. Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều công ty luyện kim đi vào hoạt động, nông dân sử dụng nhiều phân lân vào nông nghiệp, …

Tại các vị trí còn lại môi trường đất hàm lượng Zn chưa vượt QCCP, nhưng đã có sự tích lũy, chủ yếu trong nông nghiệp sử dụng lượng lớn phân lân nên cây chưa hấp thụ hết tích tụ lại, do PTĐT lượng rác thải và nước thải chứa Zn thải vào môi trường đất tăng lên nên hàm lượng Zn tích tụ dần.

Hiện trạng môi trường đất phía Nam thành phố Thái Nguyên năm 2013, môi trường đất tại phường Cam Giá là vị trí bị ô nhiễm Zn nặng nhất, vị trí có hàm

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 39)