Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 25)

3.4.1. Phương pháp điu tra thu thp tài liu, s liu th cp

Thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu bao gồm:

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện, kinh tế, xã hội, về đất đai. - Thu thập tài liệu, số liệu về môi trường, lao động, việc làm.

3.4.2 Phương pháp chn địa đim nghiên cu

Để nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến môi trường ở các xã, phường phía Tây Nam, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Đề tài dự kiến trên địa bàn thành phố sẽ lựa chọn: tất cả các xã, phường phía Tây Nam, Đông Nam.

3.4.3 Phương pháp điu tra phng vn

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập về nôi dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Lập các phiếu điều tra để tiến hành điều tra, phỏng vấn một số cán bộ ban nghành liên quan và một số người dân địa phương sinh sống trên địa bàn nghiên cứu của đề tài.

-Nội dung phỏng vấn: Điều tra, đặt câu hỏi về sự tác động sự PTĐT đến môi trường đất.

-Hình thức phỏng vấn: Sử dụng phiếu điều tra để phỏng vấn, số lượng 50 phiếu, các phiếu điều tra đã có câu trả lời sẵn để người được phỏng vấn dễ trả lời theo kiểu trắc nghiệm. Ngoài ra, tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua các câu hỏi thực tế khi điều tra.

3.4.4 Phương pháp ly mu phân tích

Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của quá trình phát triển đô thị đến môi trường các xã, phường phía Tây Nam thành phố Thái Nguyên. Đề tài dự kiến sẽ lấy các điểm phân tích môi trường đất trên vùng nghiên cứu. Các vị trí đại diện là: đất tại phường Cam Giá, xã Tân Cương, phường Đồng Quang, phường Tân Lập, xã Lương Sơn, xã Thịnh Đức.

23

Lấy mẫu theo TCVN 5297:1995, mối tại một vị trí quan trắc tiến hành lấy 1 mẫu chính và 4 mẫu phụ xung quanh mấu chính.

3.4.5 Phương pháp phân tích mu

Cách phân tích mẫu đất được thực hiện tại phòng thí nghiệm của Viện Khoa học sự sống của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Phân tích pHKCl theo TCVN: 5979:2007; Phân tích KLN As theo BS ISO 20280 : 2007; Phân tích KLN Zn, Pb theo TCVN 6497 : 2009;

3.4.6 Phương pháp phân tích và x lý s liu

-Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong

phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau, khác nhau giữa các thời điểm đã nghiên cứu và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái tới phát triển của chúng.

-Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu

tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.

Kết hợp yếu tố định tính và định lượng, các vấn đề vi mô và vĩ mô trong phân tích, đánh giá và dự báo các vấn đề có liên quan quá trình phát triển đô thị ảnh hưởng đến môi trường. Việc phân tích được xử lý bằng phần mềm Excel, SAS, XLSTAT …

Phn mn XLSTAT với ứng dụng công cụ Correspondence Analysis (CA) của phần mềm XLSTAT dùng để phân tích số liệu được biều diễn bằng các bảng. Kết quả của CA là bản đồ các điểm, trong đó các điểm biểu diễn cho các dòng và cột của bảng. Vị trí của các điểm trong bản đồ cho biết sự tương quan giữa các dòng và cột trong bảng. Phát hiện các mối quan hệ tiềm ẩn trong bảng dữ liệu lớn.

3.4.7 . Phương pháp bn đồ

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình chọn mẫu điều tra và xác định vị trí các điểm, các khu vực được lấy mẫu và khi điều tra nông hộ để phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị là phương pháp đặc trưng của khoa học nghiên cứu. Bản đồ không những chỉ cụ thể hóa các đối tượng mà còn cho phép thấy rõ quy luật phân bố của hiện tượng địa lý trong không gian. Các biểu đồ và đồ

24

thị thể hiện nội dung nghiên cứu, sự tương quan giữa các hiện tượng, bản chất, động lực và các mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng với nhau.

Sử dụng bản đồ thể hiện hiện trạng môi trường của thành phốThái Nguyên. Các biểu đồ được sử dụng như một công cụ trợ giúp cho quá trình nghiên cứu, đặc biệt chúng được sử dụng để minh họa cho các vấn đề cụ thể cần nghiên cứu.

3.4.8 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi, tiếp thu các kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn về sự phát triển các đô thị với các chuyên gia trong lĩnh vực này để nâng cao nhận thức và chất lượng nghiên cứu.

25

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất ảnh hưởng đến quá trình PTĐT trên địa bàn nghiên cứu. trình PTĐT trên địa bàn nghiên cứu.

4.1.1. Điu kin t nhiên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

26

Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên. Có tọa độ địa lý từ 210 đến 220

27’ vĩ độ Bắc và 1050

25’ đến 1060

14’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80 km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ; Phía Nam giáp thị xã Sông Công;

Phía Tây giáp huyện Đại Từ; Phía Đông giáp huyện Phú Bình.

Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Là trung tâm giao lưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữa các tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc.[21]

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêng của tỉnh Thái Nguyên. Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lại chủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núi cao.

Địa hình Thái Nguyên phong phú và đa dạng gồm 4 nhóm hình thái địa hình khác nhau: địa hình đồng bằng, địa hình gò đồi, địa hình núi thấp và địa hình nhân tác (Hồ Núi Cốc).

Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trang trại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác như chè, các loại cây lấy gỗ.[21]

27

4.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khí hậu của thành phố có những nét riêng biệt.

Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C, thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3mm. Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, có chênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ lớn, lượng mưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nên đôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn. Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩm trung bình năm là 82%. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết khô hanh. Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển ngành nông- lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.[21]

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắt nguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòng sông mở rộng từ 70 - 100m. Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt 7,5 m³/giây.

Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá. Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt 0,32m³/giây. Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trên trung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết cho mùa khô hạn.[21]

4.1.1.5. Tài nguyên đất

* Tài nguyên đất

Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2005 tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:

28

- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự nhiên.

Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu.

- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự

nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩm feralitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự

nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralit trên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. Đất này thích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm.[20]

4.1.1.6. Thực trạng môi trường

- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu công nghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư và sinh thái nói chung của thành phố.

- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thải độc và bẩn đã gây hiện tượng ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sông Cầu. Vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai.

- Ngoài ra còn phải kể đến lượng rác thải sinh hoạt, bệnh viện, trường học, ... đã đang tạo một sức ép rất lớn đến môi trường chung của thành phố.[21]

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi và thc trng PTĐT

Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính (19 phường, 9 xã) với tổng diện tích 18.630,56ha; Dân số 374.500 người; trong đó dân số thường trú 279.710 người.

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thành phố Thái Nguyên được là một trong những trung tâm kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong những năm qua, thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tốc độ phát triển kinh tế năm sau cao hơn năm trước.

- Về cơ cấu kinh tế

Sự phát triển của 3 nhóm ngành kinh tế lớn và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng hiện đại cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, trung tâm kinh tế lớn của vùng.

29

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Điều này cho thấy Thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 95,38 % năm 2010 lên 95,94% năm 2012. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 4,62% xuống 4,06%.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2010 - 2012) đạt 14,90%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2010 - 2012 đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,55%.[31]

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

- Dân số: Tính đến 01/01/2014, dân số (bao gồm cả thường trú và quy đổi) toàn Thành phố là 374.500 người; trong đó, dân số nội thị là 289.527 người chiếm 77,31 % tổng dân số toàn thành phố, dân số ngoại thị là 84.973 người chiếm 22,69 % tổng dân số toàn thành phố.

Hình 4.2: Dân số thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013

- Lao động, vic làm: Tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước (bao gồm trung ương, địa phương và hành chính sự nghiệp) là 37.610 người, chiếm tỷ lệ 26,73% và lao động làm việc ngoài khu vực nhà nước là 103.090 người, chiếm tỷ lệ 73,27%. Lao động qua đào tạo gồm công nhân kỹ thuật, trung

30

cấp chuyên nghiệp, đại học, cao đẳng chiếm 55%; lao động chưa qua đào tạo chiếm 45%. Lao động có tay nghề khá phổ biến ở các ngành xây dựng, khai khoáng, sửa chữa, khí đốt… Tỷ lệ lao động thất nghiệp chiếm 4,46%.

- Thu nhp:

Hình 4.3. Thu nhập bình quân trên đầu người của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2013

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 30 triệu đồng. Năm 2011 GDP bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2010). Năm 2012 GDP bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 5 triệu đồng so với năm 2011). Năm 2013 GDP bình quân đầu người đạt 46 triệu đồng/năm, bằng 100% kế hoạch (tăng 6 triệu đồng so với năm 2012). Thành phố Thái Nguyên là một trong những địa phương có bình quân thu nhập đầu người khá cao so với cả nước. Với đà phát triển đó, trong tương lai, thành phố sẽ có những tiến bộ vượt bậc về chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội theo hướng ổn định và bền vững, xứng đáng là trung tâm của vùng Việt Bắc. Đồng thời, thành phố giữ vai trò chủ đạo là trung tâm dịch vụ và liên kết phát triển với các vùng xung quanh.[29][30][31].

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông vận tải

+ Đường bộ : Tổng chiều dài đường bộ của tỉnh là 2.753 km trong đó: quốc lộ 183 km, tỉnh lộ 105,5 km, huyện lộ 659 km, đường liên xã 1.764 km. Hệ thống tỉnh

31

lộ và quốc lộ đều được dải nhựa. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ được phân bố khá hợp lý trên địa bàn tỉnh, phần lớn các đường đều xuất phát từ trục dọc quốc lộ 3 đi trung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến môi trường đất các xã, phường phía Đông Nam và Tây Nam thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 – 2013 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)