1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.

64 840 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 481,15 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM MINH ĐỨC Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Hải Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá học 2010 - 2014, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tổ chức đợt thực tập cuối khoá nhằm giúp sinh viên hoàn thành kế hoạch đào tạo và bước đầu làm quen với thực tiễn nghiên cứu. Được sự đồng ý của Khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020. Với lòng biết ơn sâu sắc cho tôi gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thanh Hải đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi cũng xin phép gửi lời cảm ơn đến Công ty cổ phần môi trường đô thị thành phố Hạ Long đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, phân tích, thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn để đề tài tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày …. tháng ….năm 2014 ` Sinh viên Phạm Minh Đức DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1.Ảnh hưởng của độ rộng đai cây đến độ giảm tiếng ồn 15 Bảng 4.1.Hiện trạng cây xanh trên đường Lê Thánh Tông 28 Bảng 4.2.Hiện trạng cây xanh trên đường Bến Đoan 29 Bảng 4.3.Hiện trạng cây xanh trên đường Trần Hưng Đạo 30 Bảng 4.4.Hiện trạng cây xanh trên đường Cao Thắng 31 Bảng 4.5.Hiện trạng cây xanh trên đường Bãi Cháy 32 Bảng 4.6.Hiện trạng cây xanh tại một số công trình và khu chức năng 33 Bảng 4.7.Đặc điểm một số loài cây xanh 34 Bảng 4.8.Quy hoạch cây xanh tại một số công trình và khu chức năng 44 MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3 Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Quy hoạch môi trường 3 2.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường 3 2.1.2.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam 4 2.1.3.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường 5 2.1.4. Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường 6 2.1.5. Quy trình Quy hoạch môi trường 6 2.1.6. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường . 6 2.2.Mảng xanh, cây xanh đô thị 9 2.2.1. Khái niệm mảng xanh đô thị 9 2.2.2. Thành phần cây xanh, mảng xanh đô thị 10 2.2.3. Tác dụng của cây xanh, mảng xanh đô thị đối với môi trường đô thị 10 2.2.4. Thực trạng Quy hoạch cây xanh ở Việt Nam 20 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long 22 3.3.2. Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường và các công trình tại thành phố Hạ Long. 22 3.3.3.Nguyên tắc và quy định chọn cây xanh đường phố 22 3.3.4.Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính và công trình tại thành phố Hạ Long. 22 3.3.5.Đề xuất các giải pháp và chương trình nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính và công trình của thành phố Hạ Long 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 22 3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa 23 3.4.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu 23 3.4.4. Phương pháp phân tích hệ thống 23 3.4.5.Phương pháp chuyên gia 23 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long. 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường 24 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 4.2 Hiện trạng cây xanh đô thị trên một số tuyến đường chính và các công trình của thành phố Hạ Long 28 4.2.1.Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long 28 4.2.2.Hiện trạng cây xanh tại một số công trình và khu chức năng nằm trên các tuyến đường chính của thành phố Hạ Long 33 4.2.3.Đặc điểm một số loài cây xanh đô thị được trồng tại một số tuyến đường và công trình tại thành phố Hạ Long 34 4.3.Nguyên tắc và quy định chọn cây xanh đường phố 36 4.3.1 Nguyên tắc trồng cây ở đường phố 36 4.3.2 Một số tiêu chuẩn chọn cây trồng vỉa hè 38 4.3.3. Xác định các tiêu chuẩn cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh 39 4.4. Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính và các công trình ở thành phố Hạ Long 41 4.4.1.Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính 41 4.4.2.Quy hoạch cây xanh tại một số công trình và khu chức năng tại thành phố Hạ Long 43 4.5. Đề xuất các chương trình và giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính và công trình của thành phố Hạ Long 45 4.5.1.Các chương trình nhằm bổ sung thực hiện quy hoạch 45 4.5.2 Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách khoa học kỹ thuật 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trở thành vấn đề vừa mang tính toàn cầu vừa có tính riêng của từng quốc gia. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng đều nhằm mục đích bảo vệ "ngôi nhà chung". Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương. Có quy hoạch môi trường mới quản lý tốt môi trường, mới thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Như vậy có thể nói quy hoạch môi trường là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm. Quy hoạch cây xanh đô thị là quy hoạch một thành phần của môi trường, từng thành phần của môi trường được quy hoạch hợp lý sẽ mang lại một bản quy hoạch môi trường thích hợp. Quy hoạch phát triển cây xanh, một trong các nội dung của quy hoạch và quản lý môi trường đô thị sẽ góp phần vào việc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của thành phố trong tương lai. Cây xanh đô thị là một thành phần không thể thiếu của các đô thị, có tác dụng bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống, chất lượng bóng mát, góp phần khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường do con người và thiên nhiên tạo ra. Các tiêu chí về cây xanh đô thị như: diện tích cây xanh/người, đất cây xanh công cộng/người… là một trong những tiêu chí quan trọng. Càng đặc biệt quan trọng đối với thành phố Hạ Long, đô thị ngày càng phát triển về mọi mặt đem lại lợi ích cho người dân, xứng đáng với thành phố “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”. Quy hoạch cây xanh đô thị cho thành phố Hạ Long là việc hết sức quan trọng và cần thiết. Chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan ban ngành, 2 cộng đồng dân cư và cơ quan chuyên trách về cây xanh đô thị cần phải quan tâm và tham gia một cách tích cực vào công tác lập quy hoạch và hoạt động phát triển kinh tế xã hội luôn gắn với quy hoạch nhằm làm tăng độ che phủ của cây xanh đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh đường phố… đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, yêu cầu của sự phát triển đô thị hiện nay. Với những ý nghĩa trên, đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” được chọn để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu định hướng cơ sở quy hoạch để bố trí hợp lý hệ thống cây xanh đô thị trên các tuyến đường nhằm khắc phục tối đa sự thiếu hụt, phân bố không đồng đều của cây xanh, đảm bảo an toàn sinh thái và nhu cầu phát triển của thành phố Hạ Long. 1.2.2.Mục tiêu cụ thể Đánh giá được hiện trạng cây xanh được trồng trên đường phố trong thành phố Hạ Long. Làm rõ tác dụng bảo vệ môi trường của cây xanh trên đường phố tại thành phố Hạ Long. Đề xuất quy hoạch hệ thống cây xanh trên một số tuyến đường chính được nghiên cứu tại thành phố Hạ Long. 1.2.3 Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp người học nâng cao và hoàn thiện kiến thức đã học, rút ra kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác. - Cung cấp cơ sở phục vụ công tác xây dựng quy hoạch cây xanh đô thị thành phố Hạ Long một cách hiệu quả trong giai đoạn mới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và môi trường trong thành phố. * Ý nghĩa thực tiễn - Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian phục vụ công tác quy hoạch cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hạ Long. - Làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các cơ sở đào tạo liên quan đến lĩnh vực của đề tài. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Quy hoạch môi trường 2.1.1. Khái niệm quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường (QHMT) là "quá trình sử dụng một cách hệ thống các kiến thức để thông báo cho quá trình ra quyết định về tương lai của môi trường" (Greg Lindsey, 1997). QHMT là "tổng hợp của các biện pháp môi trường công cộng mà cấp có thẩm quyền về môi trường có thể sử dụng" (Faludi, 1987). Theo Toner, QHMT là "sự ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khoẻ trong các quyết định về sử dụng đất" (Greg Lindsey, 1997). QHMT là "sự cố gắng làm cân bằng hài hoà các hoạt động phát triển mà con người vì quyền lợi của mình áp đặt một cách quá mức lên môi trường tự nhiên" (John E, 1979). QHMT là sự xác định các mục tiêu mong muốn đối với môi trường tự nhiên Theo Vũ Quyết Thắng (2005)[19], QHMT là "việc xác lập các mục tiêu môi trường mong muốn, đề xuất và lựa chọn phương án, giải pháp để bảo vệ, cải thiện và phát triển một hay những môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đã đề ra". [21] Theo Phùng Chí Sỹ [18] QHMT là "quá trình sử dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật nhằm đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên trong một không gian xác định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung hoặc một ngành nói riêng". Theo Nguyễn Thế Thôn (2004)[14], QHMT "được hiểu là sự vạch định, quy định sắp xếp, bố trí các đối tượng môi trường theo không gian lãnh thổ hoặc theo không gian vật thể môi trường nhằm bảo đảm môi trường sống tốt đẹp cho con người và bảo vệ môi trường sống cho các hệ sinh vật của môi trường bền vững trong sự thống nhất với sự phát triển lâu bền của kinh tế xã hội theo các định hướng, các mục tiêu và thời gian của kế hoạch, phù hợp với trình độ phát triển nhất định". 4 2.1.2.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam Căn cứ pháp lý trong QHMT liên quan đến hầu hết các văn bản pháp luật hiện hành. Các văn bản pháp luật quan trọng hàng đầu là: Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/1993 và được Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 10/01/1994. [4] Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. [5] Nghị định 175/CP của Chính phủ ra ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến 2020 (theo Quyết định 256/2003/QĐ-TTg); các chiến lược bảo vệ môi trường địa phương và ngành. 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, ban hành theo quyết định số 35/2002/QĐ – Bộ Khoa học công nghệ Môi trường 25/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Luật Khoáng sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 20/3/1996 và chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố ban hành số 472-CTN ngày 3/4/1996. Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998. Luật Thuỷ sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 và được thông qua năm 2003. Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003. Luật Phát triển và bảo vệ rừng, ban hành ngày 18/11/1991 và luật sửa đổi, bổ sung luật phát triển và bảo vệ rừng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/11/2004. [...]... PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường của thành phố Hạ Long 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - Về mặt thời gian: Từ 1/2014 đến 4/2014 - Về mặt nội dung: Cây xanh đô thị của thành phố Hạ Long 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Thành phố Hạ Long,. .. Long, tỉnh Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: Từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long 3.3.2 Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường và các công trình tại thành phố Hạ Long 3.3.3.Nguyên tắc và quy định chọn cây xanh đường phố 3.3.4 .Quy hoạch cây xanh trên các tuyến đường chính và công trình tại thành phố Hạ. .. công nghiệp và xây dựng chiếm 54.8%, dịch vụ chiếm 44,4% và nông - lâm-thuỷ sản chiếm 0,8% 4.2 Hiện trạng cây xanh đô thị trên một số tuyến đường chính và các công trình của thành phố Hạ Long 4.2.1.Hiện trạng cây xanh trên một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long * Đường Lê Thánh Tông Chạy theo hướng Đông - Tây Đây là tuyến đường trung tâm thành phố Hạ Long, tập trung nhiều cơ quan chính trị và... nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính và công trình của thành phố Hạ Long 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Thu thập số liệu về tình hình kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường của thành phố Hạ Long - Thu thập số liệu về hiện trạng cây xanh, mảng xanh của thành phố Hạ Long - Thu thập, tìm hiểu các văn bản pháp luật, quy định và những... cảnh, nghiên cứu các loài cây trồng đô thị, chăm sóc và bảo quản… giữ gìn khoảng không gian xanh hiện có, một chiến lược phát triển ổn định và nhất quán trên cơ sở điều tra nghiên cứu một cách có hệ thống tình trạng hiện nay của cây xanh đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác là những vấn đề cấp bách mà các đề tài nghiên cứu trong nước khoảng 20 năm nay Một số nghiên cứu điển... Quy hoạch và quản lý môi trường cảnh quan đô thị: Nhiều tác giả như Hàn Tất Ngạn, Phạm Kim Giao, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Thế Bá, Chế Đình Lý đã nghiên cứu và biên soạn nhiều tài liệu về quy hoạch xây dựng đô thị, phát triển cây xanh và quản lý trong môi trường đô thị, kiến trúc cảnh quan đô thị phần lớn các công trình này đều xem cây xanh, mảng xanh như là một thành phần hữu cơ, trong cấu thành. .. Theo thông tư số 20/2005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị [17] Cây xanh đô thị bao gồm: - Cây xanh sử dụng công cộng: là tất cả các loại cây xanh trồng trên đường phố và khu vực sở hữu công cộng (công viên, vườn thú, các đài tưởng niệm, quảng trường) - Cây xanh sử dụng hạn chế là tất cả các loại cây xanh trong các khu ở, các công sở, trường học, đình... độ xây dựng thấp có nhiệt độ không khí thấp hơn và độ ẩm cao hơn các khu vực có mật độ xây dựng cao, ít cây xanh Theo các số liệu nghiên cứu tiến hành tại Khoa kiến trúc trường Đại học Xây dựng Hà Nội tại một số vùng dân cư Việt Nam thì vào mùa hè, nhiệt độ không khí tại các khu vực có nhiều cây xanh, mặt nước thường thấp hơn nhiệt độ tại các khu dân cư ít cây xanh tới 2 - 30C Số liệu quan trắc của một. .. định và những kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác quy hoạch cây xanh đô thị 23 3.4.2 Phương pháp khảo sát thực địa - Đo đếm số lượng cây xanh, đánh giá tình trạng cây xanh và sự phân bố của cây xanh trên các tuyến đường Nhằm cung cấp số liệu phục vụ cho quá trình thực hiện 3.4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu Trên cơ sở số liệu thu thập được, cùng với các số liệu khảo sát thực... nhưng đến năm 2010 cũng có đến hơn 25% dân số Việt Nam sống trong đô thị, và như thế sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu dân cư mới là điều tất yếu xảy ra, đặt yêu cầu gia tăng diện tích cây xanh nhằm góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái đô thị Bên cạnh những nghiên cứu mang tính chất tổng quát và quy hoạch đô thị gắn với phát triển cây xanh, kiến . của cây xanh 39 4.4. Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính và các công trình ở thành phố Hạ Long 41 4.4.1 .Quy hoạch cây xanh tại một số tuyến đường chính 41 4.4.2 .Quy hoạch cây. NÔNG LÂM PHẠM MINH ĐỨC Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY HOẠCH CÂY XANH ĐÔ THỊ TẠI MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020 KHOÁ. hoạch cây xanh đô thị tại một số tuyến đường chính của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được chọn để nghiên cứu. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu định

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w