4.5.2.1.Về cơ chế
- Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý cây xanh đô thị.
- Quyết định số 4012/QĐ-UB ngày 08 tháng 11 năm 2002 về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng Khu đô thị mới
- Quyết định số 699 PD/TKKT của Sở Xây dựng Quảng Ninh ngày 08 tháng 7 năm 2004 về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật hạng mục cây xanh, cảnh quan khu đô thị Cột 5 – Cột 8 thành phố Hạ Long;
- Văn bản số 2206/UBND ngày 18 tháng 6 năm 2013 của UBND thành phố Hạ Long "Về việc xây dựng đề án trồng cây xanh theo hình thức xã hội hoá”
4.5.2.2.Về chính sách:
-Vốn và tín dụng: Trích ngân sách của thành phố cho việc trồng xây dựng các vườn thực vật, trồng cây phân tán trên các tuyến đường và những nơi công cộng. Ngân sách được chi ra dưới dạng cho vay không lãi và đề ra chỉ tiêu trồng cây xanh. Nếu sau một thời gian nhất định nghiệm thu đạt chỉ
tiêu thì xoá nợ đối với đơn vị thực hiện. Đối với công tác trồng rừng thì tận dụng nguồn vốn từ các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoặc ngân hàng cho vay dài hạn hoặc trung hạn với lãi suất ưu đãi. Trợ giá hoặc hỗ
trợ cung cấp giống và phân bón.
-Thuế: đối với các doanh nghiệp dành đất để phát triển mảng xanh thì miễn thuế 100% đối với diện tích đất đó. Khi người dân chuyển mục đích sử
dụng đất từ trồng cây nông nghiệp ngắn ngày không mang lại hiệu quả kinh tế
sang trồng rừng phòng hộ thì miễn thuế cho phần đất này.
-Hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, dẫn nhập giống cây trồng, hoa cảnh từ rừng trong và ngoài tỉnh nhằm đa dạng hoá các chủng loài cây trồng, đa dạng sinh học. Ưu tiên nghiên cứu chọn lọc các giống cây có sẵn tại địa phương có sẵn lợi thế thích nghi cao với điều kiện khí hậu khắc nghiệt của thành phố.
4.5.2.3.Giải pháp khoa học kỹ thuật.
Cây xanh đường phố ngoài tác dụng cải thiện khí hậu, làm hành lang thông gió nó còn có tác dụng tạo cảnh quan, nâng cao giá trị thẩm mỹ của một
đô thị. Chính vì vậy ngoài việc lựa chọn cây trồng phù hợp, các giải pháp kỹ
thuật liên quan đến việc thiết kế, quản lý cây trồng cũng rất cần thiết. Các giải pháp khoa học kỹ thuật đề nghị:
a. Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau: -Đơn giản:
Trên một đoạn đường nên trồng thuần một đến hai loại cây. Điều này tạo nên nét đặc trưng để khi nhắc đến một con đường người ta nghĩ ngay đến một loài cây đặc trưng. Việc trồng thuần một đến hai loại cây còn tạo nên nét
tao nhã, tránh sự hỗn tạp của việc trồng nhiều loại cây khác nhau trên cùng một tuyến đường nó tạo ra cảnh quan không đồng nhất.
-Thay đổi:
Trên các tuyến đường khác nhau có thể trồng các loại cây khác nhau nhằm tạo ra nét riêng biệt cho từng tuyến đường. Việc trồng các loại cây khác nhau trên các tuyến đường khác nhau cũng làm tăng đa dạng sinh vật trong hệ
thống mảng xanh đô thị. Tuy nhiên sự thay đổi cũng cần phải được xem xét một cách thận trọng. Sự thay đổi cần phải hài hoà với cảnh quan chung, tránh sự thay đổi đột ngột, không hài hoà.
-Nhấn mạnh:
Trên các tuyến đường việc phát triển hệ thống cây xanh 2 bên vỉa hè cũng như ở giữa dải phân cách là việc làm cần thiết nhằm tạo nền, làm yếu tố
hỗ trợ cho mảng xanh của đường phố. Còn yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho mảng xanh đô thị, làm điểm nhấn, tạo sự chú ý của mảng xanh đường phố lại là mảng xanh tại các giao lộ và tại các công trình kiến trúc nằm dọc hai bên
đường phố hoặc tại đầu mỗi tuyến đường.
Việc dùng cây xanh để tạo hình, tạo biểu tượng trên các tuyến đường
đó cũng là một cách tạo điểm nhấn, tạo ấn tượng đối với người nhìn. -Cân bằng:
Yếu tố này được sử dụng khi muốn thể hiện cảnh quan cho một công trình kiến trúc đặc biệt. Như các tuyến đường trong các tuyến đường trong các khu đô thị mới. Để nhấn mạnh sự đồng bộ về kiến trúc cũng như cảnh quan. Cây trồng trên tuyến đường này được trồng đối xứng nhau sao cho hành dạng của một phía tạo ra hình ảnh soi gương phía đối diện.
-Liên tục:
Cảnh quan của thành phố cần phải được liên tục, gắn kết với nhau. Yếu tố gắn kết các tuyến phố, các khu vực với nhau chính là dải cây xanh trên các tuyến đường. Chính vì vậy cây xanh đường phố cần được trồng liên tục và
đều nhau.
-Cân đối hài hoà:
Khi lựa chọn cây trồng cho một tuyến đường chúng ta cần chú ý đến hình dạng của các công trình kiến trúc 2 bên tuyến phố để lựa chọn loại cây
trồng phù hợp. Nếu hai bên tuyến phố là các công trình cao tầng thì cần lựa chọn các cây thân gỗ cao, to, có tán lá rộng. Còn đối với các tuyến phố có các công trình kiến trúc hai bên là các dãy nhà ở thấp tầng thì chúng ta nên chọn các loại cây thân gỗ nhỏ nhằm tạo sự hài hoà, cân đối.
Khi bố trí cây xanh đường phố cần chú ý đến: độ rộng, hẹp của lề đường; có dải phân cách hay không và nếu có thì có bao nhiêu dải phân cách; dải cây xanh hai bên đường có phải là dải cây xanh cách ly với khu dân cư
hay không nhằm mục đích bố trí cây trồng cho phù hợp. -Quản lý cây xanh đường phố.
Dựa trên thông tư của bộ xây dựng số 20/1005/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 hướng dẫn quản lý cây xanh đô thị để quản lý cây xanh đô thị. Ngoài ra, chúng ta cũng cần áp dụng một số giải pháp khoa học kỹ thuật để
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ