Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi đời sống kinh tế xã hội của con người ngày càng được nâng cao và phát triển, vấn đề chăm sóc sức khoẻ con người ngày càng được quan tâm chú ý. Các ứng dụng khoa học hiện đại trong y học đã giúp phát hiện, chế tạo nhiều loại thuốc đặc trị những căn bệnh trước kia được xem là bệnh nan y. Không chỉ dừng lại ở chữa trị, người ta còn đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị tối ưu. Một trong những nguyên nhân chính gây ra một số bệnh nguy hiểm ở người, động vật và thực vật đó là các vi sinh vật. Hiện nay, chúng ta đã sản xuất trên quy mô công nghiệp rất nhiều loại kháng sinh tổng hợp cho hiệu quả chữa trị cao đối với các bệnh do vi sinh vật gây ra. Nhưng, sự lạm dụng kháng sinh tổng hợp lại làm gia tăng khả năng đề kháng kháng sinh của vi sinh vật. Số kháng sinh mới mà chúng ta đưa vào để khắc phục vấn đề này còn hạn chế. Do đó, việc phát hiện ra các hợp chất kháng khuẩn mới có nguồn gốc từ tự nhiên trở thành một hướng nghiên cứu rất đáng quan tâm. Mặt khác, việc sử dụng các loại thuốc hoá học đang gây ra các vấn đề về môi trường, về đột biến, về bảo vệ nguồn gen tự nhiên. Rất nhiều người quan ngại trong việc sử dụng các tác nhân vật lý, hoá học nhân tạo trong việc chăm sóc sức khoẻ. Người ta bắt đầu hướng đến những sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, đặc biệt là các chất chiết xuất từ thực vật. Từ lâu, nhiều hợp chất tự nhiên từ thực vật đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian để điều trị bệnh rất có hiệu quả như tinh dầu gừng, bạc hà, quế…. Ngày nay, với sự phát triển của Thực vật học, Hoá học, Dược học, việc xác định các hoạt chất trong cây cỏ dùng làm thuốc đã chứng minh sự hiệu nghiệm của những kinh nghiệm chữa bệnh dân gian, lấy ánh sáng khoa 2 học hiện đại làm sáng tỏ thực nghiệm khoa học lâu đời của nhân dân [7]. Bằng khoa học thực nghiệm, người ta chỉ ra rằng một số hợp chất trong cây đặc biệt là các chất thứ sinh có giá trị chữa bệnh. Trong chè xanh, măng cụt…chứa quercetin có tác dụng diệt khuẩn chữa sâu răng mà không độc với con người. Silymarin trong cây kê sữa có tác dụng chống oxi hoá và ngăn ngừa ung thư [26]. Catechin có trong nhiều loài thực vật ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của tế bào khối u [30]. Đồng thời, các hợp chất tự nhiên của nhiều loài thực vật khác cũng đã được chứng minh là có hoạt tính kháng sinh chống lại vi khuẩn và vi nấm. Gần đây, nhiều hợp chất tự nhiên còn được quan tâm và ứng dụng trong các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm. Việc phát hiện, tách chiết và sử dụng các loại hợp chất tự nhiên thực vật bằng những phương pháp đơn giản (nghiền, sao khô và chiết lấy nước…) đã được tiến hành từ rất lâu trong y học. Nhưng những nghiên cứu để xác định và tách chiết các sản phẩm thứ sinh này bằng phương tiện và phương pháp hiện đại thì chỉ gần đây mới được quan tâm và thực hiện. Để tìm hiểu thêm và tìm ra các chất thứ sinh trong một số loài thực vật phổ biến ở Việt Nam, ứng dụng trong việc kháng lại một số vi sinh vật gây bệnh, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các chất thứ sinh từ một số loài thực vật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chất thứ sinh chiết xuất từ một số loài thực vật; phân tích thành phần và ứng dụng chúng kháng lại một số vi khuẩn gây bệnh ở thực vật, động vật và người. 2.1. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các phân đoạn dịch chiết đến sự sinh trưởng và phát triển của một số chủng vi sinh vật. 3 2.2. Khảo sát sơ bộ thành phần hoá học cơ bản trong dịch chiết từ các đối tượng thực vật. 2.3. Phân lập các nhóm hợp chất tự nhiên có hoạt tính trong các mẫu thí nghiệm. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đưa ra quy trình chiết, tách các phân đoạn các mẫu lá của 4 loài thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu (Croton tiglium L.); Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.). 3.2. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các mẫu. 3.3. Khảo sát thành phần hoá học của các phân đoạn dịch chiết các mẫu thực vật. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng 4.1.1.Mẫu thực vật Bốn loài thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu (Croton tiglium L.); Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.). 4.1.2.Mẫu vi sinh vật Các vi sinh vật thuộc một số chủng vi sinh vật kiểm định do phòng thí nghiệm bộ môn Vi sinh vật trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện vệ sinh dịch tễ TW Hà Nội cung cấp. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số phân đoạn dịch chiết (cao ethanol, phân đoạn n-hexan, phân đoạn chlorofom, phân đoạn 4 ethylacetate) từ 4 mẫu lá cây trên mô hình nuôi cấy vi sinh vật kiểm định trong phòng thí nghiệm. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn Nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường thạch đĩa đánh giá hoạt tính kháng khuẩn. 5.2. Khảo sát thành phần hoá học của 4 mẫu lá cây Định tính thành phần hoá học của 4 mẫu lá bằng các phản ứng hoá học đặc trưng. 5.3. Định lượng một số hợp chất tự nhiên trong các mẫu lá thực vật - Định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp Folin- Ciocalteau. - Phân lập các hợp chất bằng kĩ thuật sắc kí lớp mỏng. 6. Những đóng góp mới của đề tài - Đưa ra quy trình chiết, tách các phân đoạn từ lá thực vật. - Phân lập một số hợp chất bằng sắc kí lớp mỏng. - Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số phân đoạn dịch chiết từ 4 loài thực vật: Ba chạc (Euodia lepta (Spreng) Merr.); Ba đậu (Croton tiglium L.); Bạc thau (Argyreia acuta Lour.); Khổ sâm (Croton tonkinensis Gragnep.) đối với một số chủng vi sinh vật. 5 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY THUỐC 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc thế giới Những năm gần đây, khoa học thế giới đã có những bước tiến dài trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, khoa học nghiên cứu về dược phẩm và chế phẩm dùng trong điều trị bệnh rất phát triển, đặc biệt ở các nước Mỹ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc…Họ đã đưa ra trên thị trường rất nhiều sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị các bệnh nan y không chỉ đối với người bệnh mà còn tốt trong việc phòng chống bệnh cho cả người khoẻ mạnh. Bên cạnh đó, người ta còn đi sâu nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên có trong nhiều loài thực vật để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, đặc biệt là một số bệnh hiểm nghèo như ung thư, đái tháo đường, nhiễm trùng máu …Các tạp chí khoa học thế giới, các phòng thí nghiệm y dược và ung thư quốc tế đã công bố rất nhiều các nghiên cứu về cây thuốc có tác dụng ngăn ngừa và điều trị ung thư. Người ta đã nghiên cứu về các chất có hoạt tính chống ung thư trong nhiều loại cây như kê sữa (hợp chất sylimarin), chè xanh, trinh nữ hoàng cung…[44]. Một số hoạt chất có tác dụng ngăn ngừa và điều trị đái tháo đường trong cây cỏ ngọt (hợp chất stevirosid), tam thất (gisenoid), nhân sâm (panaxan), hoàng sâm, lược vàng,… Nhiều loài thực vật chứa các hoạt chất kháng khuẩn: trinh nữ hoàng cung (chứa lycorin), chè xanh, bạc hà, hành, tỏi, mùi tây…[28]. 1.1.2. Nguồn cây thuốc Việt Nam Việc sử dụng cây thuốc ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời. Từ thực tiễn và những kinh nghiệm học hỏi từ đông y Trung Quốc đến nay chúng ta biết và 6 sử dụng rất nhiều các loại cây thuốc. Chúng không chỉ chữa các bệnh thông thường như cảm mạo, sát khuẩn nhiễm trùng mà còn sử dụng trong điều trị những bệnh nguy hiểm như ung thư, tim mạch,… Nước ta - một quốc gia có hệ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm là điều kiện rất tốt cho sự phát triển của hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Với khoảng 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và trên 2.000 loài tảo tạo nên một nguồn nguyên liệu phong phú cho khoa học Đông y [27]. Nguồn thực vật này đã được cha ông ta khai thác và chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian từ ngàn xưa. 1.1.3. Tình hình sử dụng và nghiên cứu cây thuốc ở Việt Nam Đến nay, các nghiên cứu về cây thuốc đã xác định ở Việt Nam có hơn 3.800 loài thực vật và nấm được dùng làm thuốc. Cây thuốc nam có thể chữa từ những bệnh đơn giản thường gặp đến các bệnh hiểm nghèo thậm chí như bệnh ung thư, đái tháo đường. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đã được chữa khỏi những căn bệnh này nhờ sử dụng thuốc nam. Ở nước ta, khi khoa học về dược liệu và dược phẩm chưa phát triển mạnh, việc sử dụng thuốc đều dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối và kinh nghiệm dân gian. Những năm gần đây, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của con người ngày càng cao thúc đẩy khoa học ứng dụng ngày càng phát triển đặc biệt là khoa học về thuốc. Trên thế giới, người ta đã tiến hành những nghiên cứu rất sâu về các hợp chất tự nhiên có khả năng chữa bệnh hiểm nghèo. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây thuốc bản xứ cũng đang được thực hiện và ngày càng phát triển. Hiện nay, chúng ta đã và đang tiến hành chiết xuất các hợp chất tự nhiên từ nhiều loài thực vật, nghiên cứu tác dụng dược lý của chúng trên mô hình tế bào, vi khuẩn và trên chuột. 7 Các nghiên cứu về cây thuốc được sưu tập và biên soạn thành nhiều tài liệu tham khảo [3, 7, 8, 9]. Những nghiên cứu về tác dụng của các cây thuốc Đông y bao gồm bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Đỗ Tất Lợi, Nxb Khoa học kỹ thuật, năm 1986; “999 bài thuốc dân gian gia truyền”, Âu Anh Khâm, Nxb Y học Hà Nội, 1999; “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, Võ Văn Chi, Nxb Y học Hà Nội, năm 1999; “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, Viện dược liệu, Nxb Khoa học kỹ thuật, năm 2004; “Cây thuốc trị bệnh thông dụng”, Võ Văn Chi, Nxb Thanh Hoá, 2005; “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược”, Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ y tế, Nxb Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, năm 2006… Tại các trường Đại học, các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu về thảo dược cũng đã và đang được tiến hành. Một trong những nghiên cứu mới và nổi bật nhất hiện nay là nghiên cứu về cây Trinh nữ hoàng cung. 1. 2 KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ THỰC VẬT 1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất sơ cấp và hợp chất thứ cấp (còn gọi là hợp chất thứ sinh). Hợp chất sơ cấp được tạo thành của quá trình đồng hoá và dị hoá, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Nó bao gồm những chất thiết yếu cho sự sống như các axit amin, các axit nuleic, cacbohidrat, lipit Chúng là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các hợp chất thứ cấp (hợp chất thứ sinh) được tạo thành từ các hợp chất sơ cấp và các chất trao đổi trung gian của chu trình đường phân, chu trình pentose-phosphate, chu trình axit citric v.v. Những nghiên cứu ban đầu 8 về hợp chất thứ sinh thấy rằng những hợp chất này chỉ đơn thuần là sản phẩm thừa trong quá trình trao đổi chất. Nhưng sau nhiều công trình đi sâu nghiên cứu, người ta đã phát hiện và có những khẳng định mới về vai trò của hợp chất thứ sinh. Khác với các chất trao đổi bậc nhất, hợp chất thực vật thứ sinh không phải là yếu tố đặc biệt cần thiết cho quá trình sinh trưởng, phát triển, quang hợp và sinh sản [50]. Chúng được tạo ra trong những tế bào chuyên biệt với vai trò điều hoà mối quan hệ qua lại giữa các tế bào trong cơ thể. Đồng thời chúng là các hợp chất phòng thủ giúp thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhiễm thực vật từ môi trường xung quanh [41]. Cơ chế bảo vệ của hợp chất thứ sinh được thể hiện rất đa dạng. Chúng tạo ra chất độc tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hệ thần kinh, làm rối loạn hệ thống trao đổi chất của các vi sinh vật gây bệnh (như các phytoalexin). Một số khác lại có mùi, vị khó chịu (đắng, chát, cay, hôi…). Các hợp chất thuộc nhóm terpen gây độc đối với bọ cánh cứng ăn vỏ, ngăn cản sự phát triển của sâu bướm. Tannin, polyphenol, alkanoid, flavonoid được coi là chất đề kháng bệnh tật ở thực vật, gây độc cho các loại nấm gây bệnh, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều vi sinh vật. Chất màu cũng có vai trò khá quan trọng. Thực vật sử dụng chất này không chỉ để hấp dẫn động vật và côn trùng thụ phấn mà còn bảo vệ các mô khỏi bị tổn thương bởi tác dụng của tia tử ngoại, quá trình ion hoá hay quá trình đột biến. Vì vậy, ở một khía cạnh nào đó có thể coi hợp chất thứ sinh này là những chất có hoạt tính sinh học. Với sự phát triển của khoa học hiện đại, số lượng hợp chất thứ sinh được tìm ra ngày càng nhiều. Người ta tiến hành phân loại chúng dựa trên nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Dựa vào bản chất hoá học chia hợp chất thứ sinh thành các hợp chất phenolic, flavonoid, alkanoid, coumanrin, glycosid, Dựa vào lịch sử phát hiện và sử dụng, các hợp chất thứ sinh được chia thành 4 nhóm chính [12]. 9 - Terpen (gồm isoprenoid, terpenoid, carotenoid,). - Glycosid (gồm glycosid trợ tim,…). - Các phenylpropanoid (gồm flavonoid, tanin, lignin,…). - Các hợp chất chứa nitơ (gồm alkaloid, hợp chất dị vòng thơm,…). Hiện nay nhiều hợp chất thứ sinh đã được tách chiết và sử dụng để phòng tránh và điều trị một số bệnh thông thường và cả bệnh hiểm nghèo ở người. Trong số đó các hợp chất phenolic, flavonoid và alkaloid có nhiều ứng dụng rất phổ biến nhất. Chúng được bào chế thành các dạng dược liệu hay được bổ sung vào thực phẩm nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng và tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh tật. 1.2.2. Một số loại hợp chất thứ sinh có hoạt tính sinh học Chất thứ sinh được tổng hợp trong cơ thể nhiều loài thực vật. Chúng có thể có ở cây này hoặc cây khác. Vai trò của các chất này đến nay vẫn chưa được tìm hiểu cặn kẽ. Song nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có thể tác động lên nhiều quá trình sinh học của cơ thể sinh vật, đặc biệt là cơ thể vi sinh vật và côn trùng. Nói cách khác, chúng có hoạt tính sinh học. Nhiều nhóm hợp chất có hoạt tính sinh học đã được phát hiện và đi sâu nghiên cứu. 1.2.2.1. Một số hợp chất thuộc nhóm carotenoid Carotenoid là các hợp chất thiên nhiên có màu vàng đến đỏ vàng hoặc da cam, thuộc nhóm tetraterpen (C 40 H 56 ). Trong tự nhiên, có khoảng 70 sắc tố khác nhau: caroten (bao gồm nhiều đồng phân: , , , - caroten), lycopen, lutein, zeaxanthin, rhotonoxathin, crocetin, bixin, astaxin, fucoxanthin, pectonoxanthin, echinenon, pentaxathin,… Chúng chủ yếu có trong cây, củ, quả thực vật có màu như cà rốt, cà chua, gấc và nhiều loại lá…. Hầu hết chúng đều có giá trị dinh dưỡng động vật. Nhưng một số carotenoid lại có 10 hoạt tính sinh học. Đó là -caroten, lycopen, lutein và zeaxanthin. Đây là những chất có khả năng chống oxi hoá nên được sử dụng để điều trị và phòng chống lão hoá và ung thư. * - caroten β-caroten được chiết suất từ củ cà rốt năm 1910. Đến nay, người ta còn phát hiện rất nhiều các đồng phân khác của - caroten và tác dụng của chúng trong điều trị bệnh. - caroten có tác dụng như tiền vitamin A cần thiết cho sự phát triển cơ thể, tham gia sự tạo mô, da niêm mạc, võng mạc mắt, làm tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại sự nhiễm khuẩn. Nó còn giúp bảo vệ chống lại ung thư biểu mô, - caroten có khả năng tạo máu nên thường được dùng kết hợp với sắt protoxalat [37]. *Lycopen Lycopen là tên gọi bắt nguồn từ tên phân loại của cây cà chua Solanum lycopersicum được dùng để tách ra nó năm 1910 bởi Willtatter và Escher. Đây là tên thường của , -caroten, một caroten điển hình thuộc phân lớp hydrocarotennoid. Công thức hoá học của lycopen là C 40 H 56 được xác định năm 1928. Phân tử có cấu trúc mạch hở, đối xứng có 13 liên kết đôi liên hợp. Trong thực vật, lycopen tồn tại ở dạng cấu hình trans – trạng thái bền nhiệt. Trong huyết tương người lycopen tồn tại trong hỗn hợp đồng phân chứa 50% dạng cis. Lycopen có khả năng làm ngừng quá trình oxi hoá một cách đơn giản, bẫy peroxit một cách triệt để, ức chế quá trình oxi hoá ADN, peroxit hoá lipit và oxi hoá lipoprotein khối lượng nhỏ. Do đó, lycopen chiết [...]... vi sinh vật Do đó, mỗi một loại kháng sinh chỉ có tác dụng với một nhóm vi sinh vật nhất định Đó là tính chọn lọc của kháng sinh [1] Chính vì vậy một số vi sinh vật gây bệnh sau quá trình tiếp xúc lâu dài với kháng sinh 22 đặc hiệu đã hình thành tính đề kháng kháng sinh Và những vấn đề mới về kháng sinh lại được đưa ra Người ta hướng đến những chất kháng sinh có nguồn gốc thực vật 1.3.2 Chất kháng sinh. .. bệnh do vi sinh vật gây nên, thậm chí cả AIDS [38] Các phenolic trong thực vật trong đó có flavonoid là các chất thứ sinh được nghiên cứu sâu rộng và phổ biến nhất Trong dịch chiết từ hầu hết các bộ phận của cây đều chứa loại hợp chất này Chúng có tiềm năng kháng khuẩn rất lớn Một đại diện điển hình trong số đó là quinon Khả năng kháng vi sinh vật của hợp chất tự nhiên này đã được nghiên cứu và chứng... phân đoạn các hợp chất tự nhiên Đánh giá hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm đinh Khảo sát thành phần hóa học Thăm dò thành phần hoá học có hoạt tính kháng khuẩn Kết luận Hình 2.5 Sơ đồ quy trình nghiên cứu thành phần hóa học và đặc tính kháng vi sinh vật kiểm định từ các mẫu thực vật 32 2.3.2 Phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định Mục đích: Xác định khả năng kháng khuẩn của các mẫu cao... ký sinh trùng, kháng khuẩn, thuốc chống ung thư và nhiều tác dụng quan trọng khác Dưới đây là 3 dạng alkaloid điển hình: 21 CH3 N N O O N N H3C CH3 O N H N H N CH3 HO Caffein Morphine Nicotine Hình 1.6 Cấu trúc một số Alkaloid điển hình 1 3 CHẤT KHÁNG SINH CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT 1.3.1 Chất kháng sinh Chất kháng sinh là chất hoá học do một số vi sinh vật tạo ra có hoạt tính chống lại các vi sinh vật. .. muối của các axit phổ biến như citric, lactic, oxalic, axetic, malic…và dạng oxit nitơ Alkaloid không phổ biến ở tất cả các loài thực vật mà chỉ tập trung ở một số ít loài Chúng chủ yếu được tìm thấy trong các loài thực vật có hoa, nhưng chỉ có khoảng 20% số loài thực vật có hoa là có thể sản sinh ra alkaloid Đa số alkaloid không có mùi, vị đắng, một số ít có vị cay, ở dạng chất rắn có màu trắng, trừ một. .. công của các vi sinh vật gây bệnh Phytoalexin được tìm thấy dưới nhiều dạng có bản chất hoá học khác nhau như: alkaloid, flavonoid, glycosid, terpenoid…[19] Chúng được sản xuất bởi cơ thể thực vật như là các chất độc với các sinh vật tấn công chúng Cơ chế tác động của các phytoalexin tương tự như cơ chế tác động của các chất kháng sinh Chúng có khả năng phá vỡ thành tế bào, làm trì hoãn quá trình sinh. .. 8.000 chất kháng sinh đã được biết đến và mỗi năm có khoảng vài trăm kháng sinh mới được phát hiện [1] Việc sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh do vi sinh vật gây ra có ý nghĩa to lớn đối với y học Nhưng không phải chất kháng sinh nào cũng có khả năng chống lại mọi vi sinh vật Mỗi kháng sinh có thành phần, cấu tạo hoá học, tính chất, đặc tính và cơ chế tác dụng riêng biệt tác động đặc hiệu lên một. .. khác Đó là các nhân tố hoá trị liệu đặc biệt Chúng là những sản phẩm tự nhiên mà không phải là những hoá chất tổng hợp Kháng sinh là các sản phẩm của trao đổi chất bậc hai Chúng là một trong những nhóm chất quan trọng nhất được sản xuất nhờ các quá trình vi sinh vật ở quy mô lớn Các chất kháng sinh như: penicillin, streptomycin, các chất kháng sinh thế hệ 2 và thế hệ 3…đã được sản xuất từ thế kỷ trước... chế cả một số liên cầu khuẩn Streptococcus, Listeria monocytogenens, Các hydroxylatephenol như catechol và pyrogallon không ức chế mà gây độc cho vi sinh vật Thực vật thuộc họ Lamiaceae chứa rosmaric acid kháng khuẩn rất tốt theo cơ chế tác 24 dụng lên hệ thống enzyme màng của vi sinh vật [36]…Ở nhiều họ thực vật khác cũng đã nghiên cứu và chiết suất được các chất tự nhiên có hoạt tính kháng khuẩn có... nguồn gốc thực vật Khái niệm chất kháng sinh thực vật chỉ mới xuất hiện gần đây Năm 1973, Ingham là người đầu tiên đưa ra định nghĩa kháng sinh thực vật “phytoalexin” Phytoalexin là các chất kháng khuẩn hình thành trong cơ thể thực vật thông qua một chuỗi liên tiếp các quá trình chuyển hoá trước những biến đổi sinh lý học để phản ứng lại với điều kiện môi trường nhằm thích nghi với điều kiện sống tốt . các chất thứ sinh từ một số loài thực vật Việt Nam làm đề tài nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của các chất thứ sinh chiết xuất từ. các chất thứ sinh trong một số loài thực vật phổ biến ở Việt Nam, ứng dụng trong việc kháng lại một số vi sinh vật gây bệnh, chúng tôi lựa chọn vấn đề Nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của các. TÍNH SINH HỌC TỪ THỰC VẬT 1.2.1. Các hợp chất thứ sinh và các chất có hoạt tính sinh học Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành các hợp chất sơ cấp và hợp chất thứ cấp (còn