1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây

126 997 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 638,76 KB

Nội dung

( Word Converter - Unregistered ) http://www.word-pdf-converter.com MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tự sự học là một trong những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu gần đây. Mặc dù xuất hiện khá muộn, tới đầu những năm 60 của thế kỉ XX, nhưng đó lại là một lĩnh vực nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học và đối tượng chính là nghệ thuật tự sự. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự sẽ giúp đi sâu khám phá về những giá trị của tác phẩm văn học. Nghiên cứu nghệ thuật tự sự sẽ mở ra một hướng nhìn chuyên sâu về tác phẩm từ một góc nhìn tự sự học. Đồng thời hình thành được một cách nhìn đặc trưng của tác phẩm trong mỗi nền văn học. Đỗ Chu là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại. Ông đã thu được nhiều thành công trên những phương diện hội họa, viết văn. Đỗ Chu sáng tác trên các lĩnh vực truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, tùy bút… Là nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những tác phẩm của Đỗ Chu đã chiếm được nhiều thiện cảm với độc giả nhiều thế hệ. Ông sớm gây được sự chú ý của bạn đọc từ những truyện ngắn đầu tay: Phù sa, Hương cỏ mật… với “một loạt truyện ngắn đẹp như thơ, tươi rói như anh tân binh được cả làng văn và bạn đọc hồ hởi đón nhận, chằm bặp” [39]. Các truyện Hương cỏ mật, Mùa cá bột, Chiến sĩ quân bưu, đã sớm khẳng định phong cách rất riêng của Đỗ Chu. Đã có nhiều bài nghiên cứu, bài viết về Đỗ Chu trên phương diện truyện ngắn. Năm 2003, có luận văn Thạc sĩ “Truyện ngắn Đỗ Chu” của Trần Xuân Trà, luận văn “Thi pháp truyện ngắn Đỗ Chu” của Nguyễn Bích Ngọc năm 2004, luận văn “Đặc sắc truyện ngắn Đỗ Chu” của Tạ Duy Kiên năm 2005. Và gần đây nhất, năm 2008 có luận văn Thạc sĩ “Từ “chất thơ” trong tập truyện “Hương cỏ mật”, “Phù sa” của Đỗ Chu đến “Chất văn xuôi” trong tập truyện “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp” của Nguyễn Thị Vân. Các luận văn đã khảo sát, khai thác rất sâu về những khía cạnh của truyện Đỗ Chu, chủ yếu dựa trên cơ sở thi pháp học. Nghiên cứu truyện Đỗ Chu đã có những tác giả như Ngô Thảo, Nguyễn Văn Hạnh, Ngô Văn Phú, đã có những bài viết, những ý kiến nhận xét, đánh giá về những truyện đầu tay của Đỗ Chu. Theo những tác giả hầu như truyện của Đỗ Chu đều có nét chung, giàu chất thơ, mạch truyện tự nhiên. Như ý kiến của Vương Trí Nhàn, đó là những truyện “xinh nhỏ như một bài thơ, đọc xong lại muốn đọc lại” [34]. Tác giả Ngô Vĩnh Bình đã có những khám phá mới mẻ, tinh tế khi nghiên cứu truyện Đỗ Chu. Trong bài “Đỗ Chu với “Mảnh vườn xưa”…[6], Ngô Vĩnh Bình nhận ra một văn phong ổn định, “vẫn giữ được phong độ rất Đỗ Chu, không lẫn, không trộn vào bất cứ ai”. Trong tập Mảnh vườn xưa hoang vắng, nhà văn tập trung khai thác chiều sâu đời sống của con người, những góc khuất của cuộc sống. Cốt truyện đều phảng phất một nỗi buồn thương, “chất bi kịch đều đậm đặc, thương cảm”, Đỗ Chu đã “không đẩy cái bi kia đến tột cùng cho hả”, mà nhà văn vẫn điềm tĩnh “thức tỉnh các nhân vật của mình và hướng họ vào con đường sống”, nhà văn vẫn luôn “trung thực và rạch ròi chỉ ra những điều được và chưa được của cuộc sống”. Ngô Vĩnh Bình cho rằng, những truyện trong tập Mảnh vườn xưa hoang vắng thực sự như những “trái chín cây” của nhà văn. Ông nhận ra sự tiếp nối của mạch truyện Phù sa, Hương cỏ mật trước đó của Đỗ Chu, một văn phong trữ tình, phóng khoáng, tinh tế. Đỗ Chu đã có sự “đằm chín” về phong cách. Sau khi tập Một loài chim trên sóng ra đời, năm 2002 (tác phẩm đã đạt giải thưởng Hội nhà văn năm 2003 và giải thưởng Asean năm 2004, trao tặng ngày 12/10/2004). Đây là tập truyện mang đậm những triết lí sâu sắc, phảng phất ý nghĩa nhân sinh qua từng tác phẩm. Đỗ Chu thêm một lần nữa khẳng định vị trí của mình trên văn đàn. Có một số ý kiến xoay quanh tập truyện. Tiêu biểu là Văn Chinh và Nguyễn Hoàng Sơn. Theo Văn Chinh nhận xét, với “Một loài chim trên sóng” đã bám được vào vỉa sâu hơn, vào mô típ thân phận con người phụ thuộc, tác động vào số phận dân tộc, ngòi bút của Đỗ Chu lại linh hoạt bay bổng. Và ông cũng đã thung dung đi đến “Một loài chim trên sóng” như đến một chỉnh thể truyện ngắn đa tầng” [9]. Ở một góc nhìn khác, Nguyễn Hoàng Sơn đã có những nhận xét rất xác đáng về truyện của Đỗ Chu “Một loài chim trên sóng” tiếp tục cái mạch của “Mảnh vườn xưa hoang vắng”. Vẫn điềm đạm, từ tốn, thông minh và sâu sắc như thế, Đỗ Chu hấp dẫn người đọc không phải bằng những truyện kể li kì, dữ dội mà bằng văn chương” [39]. Với tập truyện này, “không có một sự thay đổi kiểu xu thời trong truyện ngắn Đỗ Chu, cả về nội dung lẫn cách viết. Chỉ có sự đào sâu, chín thêm của một phong cách sớm ổn định, thiên về trữ tình. “Một loài chim trên sóng” thêm một lần nữa khẳng định những đóng góp của Đỗ Chu vào văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đỗ Chu viết ít nhưng mà tinh” [39]. Bên cạnh những bài viết về các tập truyện hay truyện cụ thể, còn có những bài viết về phong cách, về giọng điệu và những bài viết khái quát về truyện của Đỗ Chu. Theo Bùi Việt Thắng nhận xét, những truyện ngắn của Đỗ Chu “đầy chất thơ phảng phất hơi hướng Pautốpxki” [14]. Không những đậm chất thơ mà ông còn phát hiện ra “văn Đỗ Chu tươi trẻ và luôn tạo ra sự thăng bằng trong tầm hồn con người”. Trong quá trình tìm hiểu truyện Đỗ Chu, Bùi Việt Thắng đã nhận thấy “truyện ngắn Đỗ Chu không nổi bật về cốt truyện, về nhân vật. Nhà văn dường như không bám vào các hiện tượng đời sống để miêu tả, kể chuyện, cũng không phải là mặn mà, hấp dẫn so với một số nhà văn khác như Nguyễn Khải, Lê Minh Khuê… Lối viết của Đỗ Chu là dựa vào những ấn tượng chủ quan – nhờ đó mà văn chương thường giàu cảm xúc, nhẹ nhõm”. Cuối cùng Bùi Việt Thắng đi đến kết luận “với lối viết tinh tế, giọng điệu nhẹ nhàng, Đỗ Chu không giống cô gái đoạt vương miện hoa hậu mà là cô thanh nữ mặn mòi, duyên thầm. Đọc văn Đỗ Chu như được uống rượu làng Vân – êm mà đậm ngấm và khi say là thật say”. Cũng theo Lê Hương Thủy, sáng tác của Đỗ Chu “vẫn luôn có sự bám rễ sâu xa vào hiện thực đời sống” [48], bởi lẽ các truyện của Đỗ Chu có sự “thăng hoa trong nghệ thuật” cùng những “cảm quan độc đáo”, “Đỗ Chu đã làm cho người đọc lẫn nhiều nhà nghiên cứu, phê bình phải thêm một lần nữa khâm phục bởi những nỗ lực làm mới mình của một nghệ sĩ tâm huyết với nghề nghiệp” [48]. Và Lê Hương Thủy kết luận, nguyên nhân khiến truyện ngắn Đỗ Chu đến được và lắng lại với người đọc, “đó chính là bởi lối văn giàu xúc cảm, ở chất giọng trữ tình, ở sự tạo kết những giá trị văn hóa trên những trang viết và ý thức đổi mới ngòi bút”. Theo Nguyên An nhận xét, “Đỗ Chu là một phong cách truyện ngắn giàu chất thơ, tứ thơ thanh cao và bình dị vẫn có trong đời hỗn tạp mà anh là người có công chưng cất lại, tô thắm thêm” [8]. Những ý kiến đánh giá, nhận xét trên đây chủ yếu bàn về Đỗ Chu trên phương diện truyện ngắn. Những ý kiến đánh giá đó sẽ là cơ sở để chúng tôi tiếp cận thế giới truyện Đỗ Chu trong quá trình thực hiện luận văn này. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo thêm một số bài viết trước đó về truyện của Đỗ Chu để thấy được sự tiếp nối, phát triển của một phong cách Đỗ Chu. Cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu một cách hệ thống. Hầu hết chỉ dừng lại ở việc khai thác một vài khía cạnh của tác phẩm hoặc những bài bàn về thi pháp học, phong cách độc đáo của Đỗ Chu… Tuy nhiên, luận văn bàn về vấn đề tự sự học, phương pháp nghiên cứu dựa vào lí thuyết tự sự học và triển khai theo hướng làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây lại chưa thấy luận văn nào đề cập. Đây là vấn đề rất mới, hiện đã được triển khai ở một số luận án cấp độ Tiến sỹ. Vì thế, luận văn này sẽ đi sâu khai thác và làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về truyện của Đỗ Chu và qua đó hình thành về những quan niệm về nghệ thuật tự sự trong truyện của nhà văn đa giọng điệu này. Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây”. Hy vọng rằng qua việc đi sâu tìm hiểu, luận văn sẽ góp phần nhỏ bé về việc nhận diện nghệ thuật tự sự, xác định những giá trị trong nghệ thuật tự sự của truyện Đỗ Chu những năm gần đây một cách hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề “Nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây” bởi đây là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, có nhiều những nét độc đáo riêng trong phong cách nghệ thuật. Mục đích của chúng tôi là làm sáng tỏ về lí thuyết tự sự học được thể hiện trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây. Và cho thấy những nét riêng, những độc đáo của truyện Đỗ Chu. Đồng thời khẳng định phong cách đầy cá tính sáng tạo của Đỗ Chu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên cơ sở lý thuyết tự sự học, luận văn chúng tôi nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu trong những năm gần đây với các phạm trù: người kể chuyện, thời gian trần thuật và diễn ngôn tự sự. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật tự sự qua các truyện của Đỗ Chu những năm gần đây 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu tập trung khảo sát trên 14 truyện của Đỗ Chu những năm 1980 của thế kỉ XX. Chúng được tập hợp vào các tập truyện: Tháng hai (1985), Mảnh vườn xưa hoang vắng (1985), Mận trắng (1997), Một loài chim trên sóng (2002) và Truyện ngắn tuyển tập (2003). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Tự sự học 5.2. Thi pháp học 5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp 5.4. Phương pháp so sánh. 6. Dự kiến đóng góp mới Đề tài của chúng tôi là một công trình nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây, để từ đó đi sâu khám phá thế giới nghệ thuật của nhà văn trên góc độ đối tượng kể, thời gian trần thuật, diễn ngôn tự sự. Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở thực tiễn từ việc tìm hiểu tác phẩm của Đỗ Chu. Đây không phải là mô hình tiên nghiệm. Vì thế, đề tài sẽ đóng góp về mặt khám phá những nét mới mẻ lí thuyết tự sự học thông qua truyện của Đỗ Chu những năm gần đây. NỘI DUNG Chương 1 NGƯỜI KỂ CHUYỆN 1.1. Khái niệm Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Người kể chuyện là hình thức ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người kể chuyện” [19]. Hình thức tự sự gồm sáu mô hình, như Trần Đình Sử đã trình bày trong cuốn Thi pháp Truyện Kiều, từ đó ta có các cách phân loại người kể chuyện: ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3; cũng theo Trần Đình Sử, “vai trò của người trần thuật có hai loại: đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Lời người trần thuật nhiều khi không nhất trí với khuynh hướng yêu ghét của tác phẩm, tạo thành người trần thuật không đáng tin cậy. Nếu lời của người trần thuật nhất trí với nhân vật, với tác giả hàm ẩn trong tác phẩm thì người trần thuật là đáng tin cậy” [40]. Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự luôn chịu sự chi phối của các yếu tố như: ngôi kể, điểm nhìn, ngữ điệu kể (giọng điệu), lời kể (ngôn ngữ trần thuật)… Giới hạn luận văn này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu yếu tố chi phối người kể chuyện là điểm nhìn trần thuật. 1.2. Điểm nhìn trần thuật 1.2.1. Khái niệm Điểm nhìn trần thuật là một thuật ngữ được giới nghiên cứu văn học bàn tới nhiều. Có những ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo Pospêlôv cho rằng: “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quan giữa các nhân vật với chủ thể trần thuật, hay nói cách khác, điểm nhìn của người trần thuật đối với những gì anh ta miêu tả” [37]. Theo quan niệm này, người kể chuyện và điểm nhìn của người kể phải đi liền nhau. Nói khác đi, phải có điểm nhìn, người kể chuyện mới có thể kể lại và dẫn dắt được câu chuyện. Điểm nhìn giống như chiếc camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nhệ thuật của tác phẩm. Theo M.B.Khrapchenkô cho rằng: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thế giới vốn có của từng nghệ sĩ thực thụ” [25]. Nguyễn Thái Hòa cũng quan niệm: “Điểm nhìn nghệ thuật, là điểm xuất phát của một cấu trúc nghệ thuật, hơn thế nữa là một cấu trúc tiềm ẩn được người đọc tiếp nhận bằng thao tác suy ý từ các mối quan hệ phức hợp giữa người kể và văn bản, giữa văn bản và người đọc văn bản, giữa người kể và người đọc hàm ẩn” [23]. Theo quan niệm này, tác giả đã chỉ ra điểm nhìn văn bản được đặt trong quan hệ giữa người kể và văn bản và giữa văn bản với người đọc văn bản. Các tác giả cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học đã định nghĩa rất cụ thể về điểm nhìn trần thuật: “Điểm nhìn trần thuật chính là vị trí đứng kể chuyện của người kể” [19]. Chúng tôi đồng nhất với ý kiến của các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn trần thuật chính là vị trí mà người kể chuyện đứng quan sát để rồi chiêm nghiệm, suy ngẫm và kể lại câu chuyện đó. Điểm nhìn trần thuật giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong tác phẩm nghệ thuật. 1.2.2. Điểm nhìn trần thuật trong truyện của Đỗ Chu Vấn đề điểm nhìn trần thuật trong các truyện của Đỗ Chu có thể phân ra dưới hình thức: điểm nhìn bên trong; điểm nhìn bên ngoài; điểm nhìn di động. 1.2.2.1. Điểm nhìn bên trong Điểm nìn bên trong thể hiện ở cách người kể chuyện đặt điểm nhìn vào nhân vật, tức là kể xuyên qua cảm nhận của nhân vật. “Điểm nhìn bên trong được biểu hiện bằng hình thức tự quan sát của nhân vật “tôi”, bằng sự thú nhận hoặc hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới” [40]. Thông qua điểm nhìn từ bên trong của nhân vật “tôi”, nhà văn cùng lúc vừa có thể miêu tả thực tại, lại vừa thể hiện trực tiếp suy nghĩ của mình về hiện thực ấy. Phải có điểm nhìn bên trong của các nhân vật thì cuộc sống mới hiện lên qua nhiều cái nhìn khác nhau, đồng thời tạo cơ hội cho nhà văn phơi bày tất cả những vùng mở, vùng khuất lấp trong thế giới tâm linh của nhân vật. Trong truyện Đất bãi, điểm nhìn trần thuật được thể hiện qua nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” được đặt trong mối quan hệ với Nhuần – người bạn cùng đơn vị thưở nào. Giờ Nhuần làm bảo vệ cho một viện Hóa, sắp cưới vợ. Họ tình cờ gặp lại nhau sau vài năm xa cách. Vào một buổi chiều khi “tôi” chuẩn bị lên tàu, vô tình gặp Nhuần, “một bàn tay rộng rãi vồ chặt lấy vai kéo lại. Một khuộn mặt đen như đồng hun áp sát vào tôi mà cười”. Cảnh huống ấy khiến cho nhân vật “tôi” không có lí do gì phải vội rời đi “Nhuần đã bắt được “tôi”, anh tuyên bố cần phải trò chuyện với tôi đêm nay, có khi cả ngày mai nữa, anh khoe vừa được phân một căn buồng, tháng tới sẽ cưới vợ, một cô kỹ sư cùng công tác ở Viện Hóa với anh”. Thông tin ấy khiến “tôi” hết sức bất ngờ. Từ đây, mọi cung bậc cảm xúc được cảm nhận từ trong cuộc hội ngộ tình cờ này. Nhân vật tôi quan sát và cảm nhận về không gian phố xá vào ban đêm với “trăng vùn vụt bay qua những làn mây mỏng như khói”, phố xá thì đang “ngủ mê mệt trong một cái nóng như thiêu như đốt”. Cách quan sát và tưởng tượng thật tinh tế. Từ lòng đường vắng người lại qua tới các ô cửa, lùm cây nhuốm màu tối sẫm, phía ngoài sông, những khoảng trống các ngôi nhà như những chiếc hộp chồng lên nhau. Tất cả tạo cho “tôi” có một vẻ gì “lạ lẫm như đang lạc vào một khung cảnh xa xăm”. Câu chuyện được hồi cố lại với ngày Nhuần và “tôi” còn là lính cao xạ, đóng quân trên bãi đất bên sông Hồng, “Bếp anh nuôi đặt trong nhà bà Thắng, phía đầu bãi, ở một xóm nghèo chừng mười nóc nhà lợp lá”. Qua cuộc trò truyện, người đọc cảm nhận được về cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ giữa một người cán bộ miền Nam, tập kết ra Bắc, làm ở tàu hút bùn, trận bão vô tình đã xô đẩy họ gặp nhau. Ông Thắng gặp được cô gái, ngoài hai mươi, “nước da bánh mật, cười nói sởi lởi, một cô gái lớn lên ở ven một dòng sông dữ dội, nhưng tính nết lại hiền từ và nhu nhuyễn”. Họ lấy nhau và rời làng lên bãi ở. Họ có hai cô con gái Ngân và Nga, chính đây là đầu mối cho mọi câu chuyện sau này. Hồng – khẩu đội trưởng cảm thấy mến và yêu cô chị, còn cô em nhút nhát nên ít người để ý, chỉ có anh lính “em út” – Nhuần là người thầm lặng yêu Nga. Những tưởng Hồng và Ngân sẽ nên vợ nên chồng trước sự vun đắp của cả đơn vị, nhưng anh đã lặng thầm hy sinh trong một trận đánh. Câu chuyện được đẩy lên tới [...]... ảnh anh và vợ con sóng bước bên nhau Từ điểm nhìn của người kể chuyện, mọi góc cạnh của thiên truyện được hé mở khách quan và lôi cuốn người đọc Cả truyện Mê lộ hầu như nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài, đây là nét đặc trưng của truyện Đỗ Chu Phần lớn các truyện ngắn Đỗ Chu sử dụng điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài chỉ là sự thoáng qua Trong truyện Họa mi hót điểm nhìn bên ngoài xuất hiện ở... nhận ra chiều sâu trong tâm hồn nhân vật Thuyên và những nét đẹp mà anh đang biểu hiện Anh là một người lính dũng cảm trong chiến đấu và trong cuộc sống đời thường Đỗ Chu sử dụng rất thành công điểm nhìn trần thuật bên trong thông qua đó bộc lộ những tư tưởng của nhà văn qua các hình tượng nhân vật trong truyện kể, tạo sức hấp dẫn cho thiên truyện, sự sinh động về thế giới mà nhân vật tự cảm nhận, quan... nhân vật Bằng trong truyện Quanh một bàn tiệc cảm nhận về một hiện thực của cuộc sống: Sự đổi thay tới chóng mặt của con người, những con người đang tìm cách ngoi lên vị thế của quyền lực Câu chuyện xoay quanh một bàn tiệc, trong đám cưới con gái của Hồng – người bạn đồng học của Bằng thuở trước Qua cảm nhận của Bằng, sự thay đổi diễn ra thật nhanh chóng, “chả còn tìm thấy dấu vết nào của sự lam lũ một... tức Bình) Câu chuyện dần được hé mở theo sự hồi cố của nhân vật Bình Vậy là không chỉ dịch chuyển vị trí đứng kể mà nhà văn còn dịch chuyển cả không gian, thời gian kể chuyện Từ những chuyện xoay quanh làng mình như sự tích ông Gióng về trời, chuyện cô Nỗng, cả những sự kiện Bình cùng bà đi bán ruộng bên cụ Chánh… có khi điểm nhìn được dịch chuyển trong cùng nhân vật Bình đó là dịch chuyển theo thời... cốt truyện linh hoạt, khách quan hơn Tuy nhiên nếu kể theo lời người trần thuật sự việc được kể ít đáng tin cậy hơn lời nhân vật trần thuật Sự đan xen, dịch chuyển điểm nhìn liên tiếp trong tác phẩm không chỉ riêng Đỗ Chu mới sử dụng mà những cây bút trữ tình như Thạch Lam, Nguyễn Minh Châu cũng thường xuyên xuất hiện nghệ thuật dẫn truyện đó Sự luân phiên điểm nhìn giữa các nhân vật xuất hiện trong. .. tưởng của nhà văn gửi gắm trong các nhân vật Trong truyện Mận trắng, điểm nhìn bên trong được kể thông qua cảm nhận của nhân vật Thuyên: “Thuyên gặp lại người chính ủy của trung đoàn mình vào một buổi trưa khi ca nô của anh đến đậu ở khúc sông vắng vẻ này Có lẽ dạo đó là vào cuối năm ngoái, những chuyến đầu của tổ anh đi chở cát” Cuộc đối thoại giữa Thuyên và ông Tri – vị chính ủy của trung đoàn năm. .. khách hàng đặc biệt của Lương đã tạo sự thắc mắc cho mọi người Hoàn cảnh riêng của hai người cũng được người kể vô hình miêu tả rõ Vì thế nó tăng thêm tính khách quan cho câu chuyện được kể So với điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài trong truyện Đỗ Chu thể hiện rất rõ cái nhìn đa chiều của người trần thuật không giống với cách sử dụng điểm nhìn bên ngoài của Nguyễn Minh Châu trong truyện Chiếc thuyền... các truyện tiêu biểu của Thạch Lam như: Hai đứa trẻ, Sợi tóc, Tiếng chim kêu…Với Nguyễn Minh Châu các truyện thường xuất hiện sự dịch chuyển các điểm nhìn trần thuật như: Mảnh trăng cuối rừng, Chiếc thuyền ngoài xa…Giữa Nguyễn Minh Châu, Thạch Lam, Đỗ Chu ta thấy có những nét tương đồng về nghệ thuật trần thuật, đều bắt đầu bằng điểm nhìn khách quan rồi dần dịch chuyển vào điểm nhìn nhân vật, sự luân... vậy, trong một tác phẩm, có thể nhà văn sử dụng một điểm nhìn trần thuật cũng có khi điểm nhìn được di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác Điểm nhìn di động là điểm nhìn luôn có sự thay đổi, không cố định ở một vị trí cụ thể nào, nhằm tạo ra sự biến hóa cho mạch truyện, tạo cho câu chuyện kể mang tính khách quan hơn, dễ dàng lôi cuốn được người đọc, thâm nhập vào câu chuyện Trong truyện ngắn của Đỗ Chu. .. nhìn bên trong không chỉ biểu lộ trực tiếp qua những xúc cảm của nhân vật đứng ra kể chuyện, những truyện kể theo ngôi thứ nhất, mà còn thể hiện ở những truyện kể theo ngôi thứ ba Điểm nhìn được tựa vào các giác quan, tâm hồn nhân vật trong truyện để kể Sự việc được kể theo ngôi thứ ba sẽ ít tin cậy hơn so với ngôi thứ nhất, nhưng qua đó người đọc sẽ có cái nhìn khách quan, bao quát hơn về sự việc được . rõ nghệ thuật tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về truyện của Đỗ Chu và qua đó hình thành về những quan niệm về nghệ thuật tự sự trong truyện. diện nghệ thuật tự sự, xác định những giá trị trong nghệ thuật tự sự của truyện Đỗ Chu những năm gần đây một cách hoàn thiện hơn. 2. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề Nghệ thuật. tự sự trong truyện của Đỗ Chu những năm gần đây bởi đây là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, có nhiều những nét độc đáo riêng trong phong cách nghệ thuật.

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w