1. Trang chủ
  2. » Tất cả

So sánh hiệu lực của hai loại thuốc Linco - Spectin và Tylosin trong phòng và điều trị bệnh CRD tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

74 2,2K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 692,32 KB

Nội dung

TRƯƠNG CÔNG HIẾUTên đề tài: “ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA HAI LOẠI THUỐC LINCO - SPECTIN VÀ TYLOSIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CRD TẠI TRẠI GÀ THƯƠNG PHẨM, XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH TH

Trang 1

TRƯƠNG CÔNG HIẾU

Tên đề tài:

“ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA HAI LOẠI THUỐC LINCO - SPECTIN

VÀ TYLOSIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CRD TẠI TRẠI GÀ THƯƠNG PHẨM, XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,

TỈNH THÁI NGUYÊN ”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khoá học : 2010 - 2014

n

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

TRƯƠNG CÔNG HIẾU

Tên đề tài:

“ SO SÁNH HIỆU LỰC CỦA HAI LOẠI THUỐC LINCO - SPECTIN

VÀ TYLOSIN TRONG PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CRD TẠI TRẠI GÀ THƯƠNG PHẨM, XÃ KHE MO, HUYỆN ĐỒNG HỶ,

TỈNH THÁI NGUYÊN ”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khoá học : 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: TS Ngô Nhật Thắng Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Giảng viên hướng dẫn

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân

tôi còn phải nhờ tới sự giúp đỡ của rất nhiều người Vì vậy, qua khóa luận này cho tôi gửi lời cảm ơn tới:

Tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã dạy dỗ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập trên lớp và tạo điều kiện cho tôi đi thực tập

Xin cảm ơn tất cả các anh chị em trong lớp và bạn bè đã động viên giúp

đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực tập

Đặc biệt cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới:

Thầy TS Ngô Nhật Thắng đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, giúp tôi có được những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tế Xin chân thành cảm ơn thầy về mọi góc độ

Cảm ơn bố mẹ, anh chị đã luôn ở bên, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện

để tôi có thể học tập, hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Cuối cùng tôi xin gửi lời kính chúc tới quý thầy cô, gia đình, cùng toàn thể anh chị, bạn bè sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014

Sinh viên

TRƯƠNG CÔNG HIẾU

Trang 4

châm “học đi đôi với hành”, “lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình dạy và học của các trường Đại học nói chung và của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Đây là khoảng thời gian giúp cho sinh viên củng cố

và hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức đã học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen dần với thực tế sản xuất, tạo cho mình tác phong làm việc nghiêm túc, sáng tạo để khi ra trường trở thành một bác sĩ thú y có chuyên môn, đáp

ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất, góp phần nhỏ vào sự nghiệp phát triển đất nước

nuôi thú y - trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự hướng dẫn của

thầy giáo và sự tiếp nhận của cơ sở, tôi tiến hành đề tài: “So sánh hiệu lực của

hai loại thuốc Linco - Spectin và Tylosin trong phòng và điều trị bệnh CRD tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”

thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Vì vậy rất mong được sự nhận xét của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài hoàn chỉnh hơn

Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014

Sinh viên

TRƯƠNG CÔNG HIẾU

Trang 5

Bảng 1.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà 15

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18

Bảng 2.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 48

Bảng 2.2: Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn 50

Bảng 2.3: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vườn theo tuần tuổi (%) 50

Bảng 2.4: Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh CRD 52

Bảng 2.5: Kết quả phòng bệnh CRD của Linco - Spectin và Tylosin 53

Bảng 2.6: Kết quả điều trị bệnh CRD của Linco - Spectin và Tylosin 54

Bảng 2.7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 56 Bảng 2.8: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/g tăng khối lượng) 58

Bảng 2.9: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Linco - Spectin và Tylosin trong chăn nuôi gà (đồng) 60

Trang 7

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 Điều tra tình hình cơ bản 1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2 Địa hình đất đai 1

1.1.1.3 Khí hậu - thủy văn 2

1.1.2 Tình hình kinh tế xã hội 2

1.1.2.1 Tình hình dân cư 2

1.1.2.2 Giao thông thủy lợi 3

1.1.2.3 Trình độ dân trí 3

1.1.2.4 Tập quán sản xuất 4

1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp 4

1.1.3.1 Ngành trồng trọt 4

1.1.3.2 Ngành lâm nghiệp 5

1.1.3.3 Ngành chăn nuôi 5

1.1.3.4 Công tác thú y 7

1.1.4 Đánh giá chung 7

1.1.4.1 Thuận lợi 8

1.1.4.2 Khó khăn 8

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 8

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 8

1.2.2 Phương pháp tiến hành 9

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 9

1.2.3.1 Công tác giống 10

1.2.3.2 Công tác thức ăn 10

Trang 8

1.2.3.5 Công tác phòng và điều trị bệnh 14

1.2.3.6 Công tác khác 17

1.2.3.7 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 18

1.3 Kết luận và đề nghị 19

1.3.1 Kết luận 19

1.3.2 Đề nghị 19

PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 20

2.1 Đặt vấn đề 20

2.2 Tổng quan tài liệu 22

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 22

2.2.1.1 Một vài nét về giống gà thí nghiệm 22

2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm 23

2.2.1.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà 26

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 39

2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 39

2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 40

2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 41

2.3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41

2.3.2 Nội dung nghiên cứu 41

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 41

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 42

2.3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 42

2.3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: 46

2.3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 47

2.4 Kết quả và thảo luận 47

Trang 9

2.4.3 Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn 50

2.4.4 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của gà có biểu hiện nhiễm bệnh CRD 52

2.4.5 Hiệu lực phòng bệnh CRD của Linco - Spectin và Tylosin 53

2.4.6 Hiệu lực điều trị bệnh CRD của Linco - Spectin và Tylosin 54

2.4.7 Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 55

2.4.8 Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm 57

2.4.9 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Linco - Spectin và Tylosin trong chăn nuôi gà 58

2.5 Kết luận, tồn tại 60

2.5.1 Kết luận 60

2.5.2 Tồn tại 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

I Tài liệu Tiếng Việt 62

II Tài liệu dịch từ Tiếng Anh 64

IV Tài liệu từ Internet 64

Trang 10

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1 Điều tra tình hình cơ bản

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên nằm cách trung

Đồng Hỷ có 17 xã và 3 thị trấn, trong đó 2 xã vùng cao Tuy là một

huyện miền núi nhưng Đồng Hỷ có vị trí giáp với thành phố Thái Nguyên, có quốc lộ 1B và dòng sông Cầu chảy qua địa bàn, là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện

Trang 11

Vùng trung tâm: Gồm các xã như Chùa Hang, Cao Ngạn, Hóa Thượng… là vùng có diện tích trồng lúa lớn nhất, cánh đồng tương đối bằng phẳng, ngoài ra còn trồng thêm rau màu chăn nuôi tiểu gia súc

Vùng núi phía Nam: Gồm các xã như Khe Mo, Văn Hán, Cây Thị… là các xã vùng núi huyện chủ yếu là ruộng xen kẽ lần đồi núi thích hợp cho việc trồng lúa và chăn nuôi đại gia súc

1.1.1.3 Khí hậu - thủy văn

Là một huyện thuộc vùng Đông Bắc Bộ nên khí hậu cũng chịu ảnh

hưởng chung của kiểu khí hậu trong vùng được chia làm 2 mùa rõ rệt:

Trang 12

trong độ tuổi lao động (lao động nông nghiệp là 10.915 người) Tỷ lệ tăng dân

số cả huyện là: 2,29%, dân số tăng nhanh nên bình quân diện tích đất nông nghiệp/ người ngày càng giảm

Do tính chất vị trí địa lý nên sự phân bố dân cư trong huyện chưa được

đồng đều, các khu vực gần thị trấn, gần trục đường chính mật độ dân cư đông,

sống tập trung hơn

Huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện vẫn còn 21,16%

1.1.2.2 Giao thông thủy lợi

- Giao thông: Đồng Hỷ có sông Cầu chảy qua và quốc lộ 1B nối liền trung tâm huyện với thành phố Thái Nguyên và một số huyện lỵ khác đã thúc

đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Một số tuyến đường từ

trung tâm huyện đến các xã được rải nhựa và bê tông hóa Song do địa bàn phân bố rộng, một số tuyến đường giao thông vẫn chưa được tu sửa lại làm cho việc đi lại của người dân còn gặp khó khăn, đặc biệt là 2 xã vùng cao Văn Lăng và Tân Long

- Thủy lợi: Huyện đã kiên cố hóa một số kênh mương thủy nội đồng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, nông dân chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn nước tự nhiên nên hiệu quả sản xuất chưa đáp ứng kịp thời, chủ yếu tập trung ở một số trại chăn nuôi lớn như: Tân Thái…

1.1.2.3 Trình độ dân trí

Huyện đã duy trì và củng cố tốt thành quả phổ cập giáo dục tiểu học

đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở trong huyện

Toàn huyện có 49 trường học công lập, trong đó:

- Trường tiểu học: 27 trường

- Trường trung học sơ sở: 20 trường

- Trường THPT: 1 trường

Trang 13

Tổng số phòng học 677 phòng

1.1.2.4 Tập quán sản xuất

Đa số các hộ nông dân trong huyện vẫn sản xuất theo phương thức

truyền thống, trình độ thâm canh thấp, nhất là các xã vùng cao chưa hoặc ít có

điều kiện tiếp xúc với tiến bộ khoa học kỹ thuật

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều gia đình trong huyện đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi thâm canh quy mô nhỏ và bước đầu đạt kết quả tốt

1.1.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp

1.1.3.1 Ngành trồng trọt

Trồng trọt là ngành sản xuất chính của nhân dân trong huyện do huyện

có diện tích đất đai và khí hậu phong phú Đây là những yếu tố cơ bản để huyện phát triển ngành trồng trọt

* Cây lương thực

suất đạt 43,61 tạ/ha, sản lượng năm 2007 đạt 29.812 tấn

* Rau đậu các loại

tấn/năm; năng suất đạt 150 tạ/ha

năng suất đạt 6,11 tạ/ha

Trang 14

* Cây công nghiệp hàng năm

-Đỗ tương: Tổng diện tích là 220,9 ha; sản lượng đạt 275 tấn/năm,

năng suất đạt 12,44 tạ/ha

đạt 10,27 tạ/ha

năng suất đạt 150 tạ/ha

mới được 60 ha chè cành

1.1.3.2 Ngành lâm nghiệp

Phần lớn đất tự nhiên của huyện là đất đồi núi phù hợp cho việc phát triển kinh tế Vườn - Rừng Qua 5 năm thực hiện chương trình PAM, toàn huyện đã trồng được trên 6.000 ha rừng Rừng chủ yếu là bạch đàn, keo tai tượng, mỡ… nhiều xã cơ bản đã phủ xanh đất trống đồi núi trọc Diện tích rừng tự nhiên được chia khoanh vùng cho nhân dân chăm sóc, bảo vệ và trồng

bổ sung Năm 2007 diện tích rừng tập trung ( trồng mới) đạt 1.096 ha

1.1.3.3 Ngành chăn nuôi

Đồng Hỷ là một huyện điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sự phát

triển ngành chăn nuôi lợn, chăn nuôi trâu bò, dê, gia cầm…

Ngành chăn nuôi của huyện trong những năm gần đây không ngừng phát triển bởi:

ngành trồng trọt tương đối lớn Đó là nguồn thức ăn bổ sung để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển

* Chăn nuôi lợn

Lợn là loài gia súc được nuôi chính của nhân dân trong huyện tổng đàn

Trang 15

lợn thịt trong huyện là 53.869 con, trong đó có 10.241 lợn nái, 43.628 lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi suất chuồng là 4.716 tấn/năm

* Chăn nuôi trâu bò

Trâu bò là loài gia súc quan trọng được nuôi chủ yếu để cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt và cung cấp thực phẩm cho con người Trong những năm gần đây, đàn trâu bò không ngừng được gia tăng Tổng đàn trâu trong huyện là 15.789 con, trong đó có 14.796 trâu cày kéo Tổng đàn bò trong huyện là 5.375 con, trong đó bò cày kéo là 1.163 con Sản lượng thịt là

33 tấn/năm

* Chăn nuôi dê

Đồng Hỷ có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đàn dê Một

số xã có núi đá vôi như: Hóa Thượng, Hóa Trung, Quang Sơn, Tân Long…

có diện tích chăn thả lớn, nguồn thức ăn phù hợp với đặc tính loài dê Tuy nhiên, số lượng dê ở đây chưa nhiều (huyện mới có 1.236 con dê) do ngành chăn nuôi dê chưa được chú ý đầu tư, nông dân chưa xác định được lợi ích của ngành chăn nuôi dê Mặt khác, phương thức chăn nuôi của người dân nơi

đây chủ yếu là chăn thả tự do, mang tính quảng canh Vì vậy, tình trạng dê bị đồng huyết nhiều làm cho dê sinh con còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ chết của dê con

từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi rất cao

* Chăn nuôi ong

Đồng Hỷ có diện tích đồi núi lớn, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát

triển đàn ong Toàn huyện có 3.404 đàn ong, cho 19.882 lít mật/năm

* Chăn nuôi gia cầm

Chăn nuôi gia cầm là ngành chăn nuôi có từ rất lâu đời Trong những năm gần đây chăn nuôi gia cầm đã có những bước chuyển biến rõ rệt Nhiều gia đình đã đầu tư vốn vào chăn nuôi gia cầm quy mô lớn, theo phương thức chăn nuôi công nghiệp các giống cao sản như: CP707, lương phượng, ngan lai

Trang 16

pháp dòng R51, R71,… do đó, đàn gia cầm trong huyện luôn được duy trì trên 515.000 con, sản lượng thịt gia cầm đạt 728 tấn/năm, số trứng các loại

đạt 8.494.000 quả/năm

* Nuôi trồng thủy sản

Huyện có diện tích mặt nước ao hồ khoảng 210 ha Những năm gần đây

đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật và xây dựng mô hình nuôi cá, tôm

càng xanh… sản lượng thủy sản đạt 180 tấn/năm Tuy nhiên, do diện tích mặt nước nhỏ, lẻ, nằm rải rác, thời tiết khô hạn, mặt khác, do người dân chưa thực

sự quan tâm đầu tư khai thác đến nguồn lợi thủy sản nên việc nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế

1.1.3.4 Công tác thú y

Huyện Đồng Hỷ có mạng lưới thú y từ huyện đến cơ sở, từ trạm thú y huyện đến Thú y viên Hàng năm, trạm tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm nên công tác tiêm phòng đạt hiệu quả cao, không để xảy ra dịch lớn Hàng năm, vào tháng 3 - 4, và tháng 9 - 10, trạm thú y, phòng nông nghiệp kết hợp với Thú y cơ sở tiến hành tiêm phòng tốt cho đàn vật nuôi trên

địa bàn huyện như:

Trang 17

đem lại niềm tin đối với nhân dân trong huyện

- Vấn đề vệ sinh, tiêm phòng dịch cho đàn gia súc, gia cầm đã được người dân quan tâm nhiều so với trước

1.1.4.2 Khó khăn

- Địa hình phức tạp nhất là các xã vùng cao, dân sống rải rác, rất khó khăn cho công tác điều tra đàn gia súc, gia cầm

- Tập quán chăn nuôi của người dân cơ bản lạc hậu

- Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn rất khó khăn, còn nhiều

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, ngoài thời gian theo dõi về nội dung khóa luận thực tập tốt nghiệp, em còn tham gia vào một số nội dung phục vụ

sản xuất:

Trang 18

-Tham gia vào công tác phòng bệnh cho trại gà

mổ khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho trại gà

nhân dân quanh vùng

nghề và kiến thức

1.2.2 Phương pháp tiến hành

Với mục đích tìm hiểu thực tế, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân và để thực hiện tốt nội dung trong thực tập, chúng tôi đã đề ra biện pháp như sau:

sản xuất của trang trại để có kế hoạch hợp lý cho việc triển khai công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn

mọi người

học hỏi những kinh nghiệm, bổ sung kiến thức cho bản thân

phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật và công tác thú y đã học được tại trường giúp người dân thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh tật và làm quen với các kỹ thuật chăn nuôi mới

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn kết hợp với

sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, trong thời gian thực tập tốt nghiệp ngoài việc

Trang 19

thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã học được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và đạt được một số kết quả nhất định giúp tôi trưởng thành, vững vàng hơn trong nghề nghiệp Tôi đã đạt một số kết quả như sau:

1.2.3.1 Công tác giống

Sự sinh trưởng của gà thịt phụ thuộc nhiều vào chất lượng gà con một ngày tuổi Việc chọn gà con được tiến hành ngay trong ngày tuổi đầu tiên

Gà của trại chủ yếu là gà lai giữa gà Mía và gà Lương Phượng, nhập từ cơ sở

ấp giống tin cậy Mỗi đợt nhập gà chúng tôi đều chọn lọc gà con 1 ngày tuổi,

đó là những con gà có cơ thể khỏe mạnh có phần hông nở, lông tơ bông xốp, đều đặn, phủ kín toàn thân, mỏ cân xứng, mắt sáng mở to hoàn toàn, thế chân đứng rộng, các ngón chân thẳng, bụng nhỏ, mềm, không hở rốn, cánh áp sát

vào thân, có phản xạ nhanh với tiếng động

1.2.3.2 Công tác thức ăn

chăn nuôi Hoa Kỳ cung cấp theo từng giai đoạn nuôi

1.2.3.3 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Cùng với công tác giống và thức ăn, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất quan trọng Nó quyết định năng suất và hiệu quả chăn nuôi Mục

đích của công tác này là đạt được đàn gia cầm đồng đều, có tỷ lệ nuôi sống

cao và đạt khối lượng thịt cao

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi cùng kỹ thuật viên của trại đã tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt theo đúng quy trình kỹ thuật như sau:

* Công tác chuẩn bị trước khi chăn nuôi gà: Trước khi tiến hành nuôi gà,

chúng tôi tiến hành chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, kho chứa thức ăn, bể chứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, thức ăn, nước uống, chụp sưởi, lò sưởi cho gà, chất đốt…

Trang 20

- Trước khi nhập gà về nuôi 5 ngày, chúng tôi tiến hành vệ sinh chuồng nuôi, chuồng được cọ rửa sạch sẽ từ phần trên xuống dưới nền chuồng , quét

đó phun sát trùng tường, nền, rèm cửa và xung quanh khu vực chuồng trại

bằng Formol 2% Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, chụp sưởi đều được cọ rửa sạch sẽ, nhúng vào nước sát trùng (pha thuốc sát trùng Formol tỷ lệ 2% trong chậu lớn) và sau đó cọ rửa sạch thuốc bằng nước

lã rồi đem phơi trong bóng mát để dụng cụ bền hơn tránh được sự giòn, gãy vì các dụng cụ này bằng nhựa

- Khi nền chuồng thật khô trải một lớp đệm lót có độ dày tối thiểu là 5cm tùy theo thời tiết Đệm lót được sử dụng là trấu phơi khô, sạch và đã

được phun thuốc sát trùng, trong quá trình phun sát trùng đảo đều trấu, chuẩn

bị cả trấu bổ sung khi cần thiết

- Trước khi đưa gà vào nuôi 2 ngày, bố trí các dụng cụ úm gà vào chuồng, kéo rèm che kín xung quanh rồi phun thuốc sát trùng thêm một lần nữa Dụng cụ

úm gồm màn che, quây úm bằng cót, bóng điện, máng ăn, máng uống

- Chuồng nuôi khi đưa gà vào đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè,

ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng

* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng gà thịt chia làm 2 giai đoạn:

Trước khi đưa gà về 2 tiếng, chúng tôi bắt đầu thắp dây điện trong quây

úm, pha nước uống cho gà, nước uống sạch, ấm, có pha thêm Vitamin C, Glucoza, điện giải, và Tetracyline (0,5g/lít nước) hoặc Colistin (0,1g/lít nước) Nước uống cho gà trong 3 - 4 ngày đầu có pha kháng sinh và Vitamin

C 100 - 150 mg/lít nước Gà mới nhập về nhúng ngay mỏ một vài con vào

Trang 21

máng uống rồi nhanh chóng thả gà từ lồng ra quây, cho gà uống nước sau 10 tiếng thì cho gà ăn bằng khay ăn

Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng vì lúc này gà con không

tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh, từ 1 - 3 ngày tuổi nhiệt độ trong quây từ 32 - 34°C, sau đó giảm dần Hàng ngày chúng tôi luôn theo dõi đàn

gà để điều chỉnh chụp sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà Chụp sưởi

để cách mặt nền 30 - 40 cm Điều chỉnh chụp sưởi cho gà tùy thuộc vào nhiệt

độ môi trường và tuổi của gà Dùng mắt thường để quan sát phản ứng của gà

với nhiệt độ để điều chỉnh cho thích hợp

+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều trong quây, đi lại ăn uống bình thường

+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy, cần hạ thấp chụp sưởi hoặc thay bằng bóng điện có công suất lớn hơn

+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa chụp sưởi, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh, uống nhiều nước, cần nâng cao chụp sưởi hoặc thay bằng bóng có công suất nhỏ hơn

+ Gió lùa: Gà nằm tụm lại một góc kín gió nhất trong quây

Nếu không giữ ấm tốt cho gà thì gà sẽ bị chết nhiều, còi cọc, chậm lớn

và trọng lượng của gà không đồng đều

Quây úm phải nới rộng diện tích theo thời gian sinh trưởng của gà, mật

độ úm nên từ 50 - 60 gà/m²

Giai đoạn này còn cần được chiếu sáng liên tục 24 giờ, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa để đảm bảo đủ ánh sáng vừa có tác dụng chống chuột, mèo

và giúp cho gà ăn uống được nhiều

Sử dụng cám AF.Plus 3010 cho giai đoạn 1 - 21 ngày tuổi Gà con

được cho ăn nhiều bữa trong ngày, rải thức ăn mỗi lần 1 ít để thức ăn luôn

Trang 22

được mới, thơm ngon Kích thích tính thèm ăn của gà Mỗi lần cho thêm cám

cần loại bỏ trấu và phân lẫn trong cám cũ

Gà thường được úm hai tuần Sau đó bỏ quây nhưng vẫn nuôi nhốt đến 21 ngày tuổi Nếu là mùa lạnh cũng chỉ úm đến hết tuần thứ 3 và sau đó chuyển sang nuôi ở nhiệt độ môi trường tự nhiên và có đèn chiếu sáng ban đêm

Thay khay bằng máng ăn dài và dùng máng uống loại 6 lít Sử dụng cám AF Plus 3020 và AF Plus 3030 cho gà giai đoạn này

Giai đoạn này gà sinh trưởng phát triển nhanh, ăn uống nhiều nên hàng ngày phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho gà Mỗi ngày thức ăn được

đổ vào máng ăn và đảo đều để kích thích gà ăn ít nhất 4 lần: sáng sớm, trưa,

chiều và 10 giờ đêm; máng ăn, máng uống phải cọ rửa thường xuyên Gà

được hơn một tháng chúng tôi không cho ăn đêm nữa

1.2.3.4 Công tác vệ sinh thú y

Để đảm bảo chất lượng con giống và an toàn cho sản xuất, trại gà luôn

quan tâm đến công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn sinh học trong khu vực trại Trước khi xuống chuồng nuôi mọi người phải thay quần áo bảo hộ lao

động đã được khử trùng và đi ủng

* Công tác vệ sinh thú y đối với từng chuồng nuôi

Xung quanh trại đều có hàng rào bảo vệ ngăn cách trại với các khu vực xung quanh Trại có khu cách ly để theo dõi những đàn gà mới nhập về

Hàng ngày chúng tôi luôn luôn chú ý theo dõi đàn gà nhằm phát hiện kịp thời gà ốm, yếu để cách ly, điều trị; gà chết được thu gom hàng ngày vào bao tải và được đưa ra khu xử lý để mổ khám và tiêu hủy Bổ sung vôi bột vào hố sát trùng trước mỗi chuồng nuôi và trước mỗi khu chăn nuôi; cọ rửa máng uống, thay đệm lót ướt, quét lông gà; lau các thiết bị chăn nuôi bên trong và xung quanh chuồng nuôi được quét dọn sạch bụi bẩn và mạng nhện

Trang 23

Hàng tuần các khu vực xung quanh chuồng nuôi đều được phun sát trùng bằng dung dịch Antisep, quét vôi hai bên hành lang chuồng nuôi, khơi thống cống rãnh, vệ sinh kho thức ăn, cọ rửa, làm vệ sinh bể phụ, phát quang

cỏ dại xung quanh khu chăn nuôi Hàng tháng, tiến hành diệt chuột và côn trùng (nếu có)

1.2.3.5 Công tác phòng và điều trị bệnh

* Công tác phòng bệnh

Công tác phòng bệnh cho đàn gà luôn được đặt lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi Trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng, cọ rửa máng ăn, máng uống Quy trình phòng bệnh cho đàn gà được thể hiện ở bảng sau

Trang 24

Bảng 1.1: Lịch dùng vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà

Ngày tuổi Loại vaccine và loại thuốc Phòng bệnh Cách dùng

1 Marek vaccine (0,1 ml/gà) Marek Tiêm dưới da cổ

Glucoza (10g/lít nước) + VTM

C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

Pha nước uống

8 - 10 Rigecoccin - WS (1g/10 - 12 lít

nước)

Cầu trùng Pha nước uống

Hoặc Salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

12 Vaccine Đậu Bệnh đậu Chủng màng cánh

Glucoza (10g/lít nước) + VTM

C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

14 - 16 Glucoza (10g/lít nước) + VTM

C (1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

18 - 21 Colistin (1g/lít nước) +

Tetracylin (1g/lít nước)

Đường tiêu hóa và

hô hấp

Pha nước uống

22 Vaccine Lasota lần 2 Gà rù Nhỏ mắt, mũi

25 Vaccine Gumboro lần 2 Gumboro Pha nước uống

28 - 30 Rigecoccin - WS (1g/10 - 12 lít

nước)

Cầu trùng Pha nước uống

Hoặc salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

36 Tayzu (1g/4 - 5 kg TĂ) Giun tròn Trộn thức ăn

38 - 42 ColiTetravet (1g/lít nước) Đường tiêu hóa và

hô hấp

Pha nước uống Hoặc Tetracylin (1g/lít nước)

Trang 25

* Công tác điều trị bệnh

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà của cơ sở, chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời Thời gian thực tập ở cơ sở, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

+ Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra Gà

con 9 - 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai

đoạn từ 15 - 45 ngày tuổi Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có

trong thức ăn, nước uống Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm

+ Triệu chứng: Gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạm, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có mầu socola hoặc

đen như bùn Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi gà mất thăng bằng,

cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết

+ Bệnh tích:

Cầu trùng manh tràng: Manh tràng sưng to và chứa đầy máu

Cầu trùng ruột non: Ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng

+ Điều trị: Dùng Rigencoccin - WS 1g/2 lít nước trong 3 - 4 ngày; ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày Kết hợp tiêm bắp VTM K chống mất máu và cho uống VTM C để tăng sức đề kháng cho gà

+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gr (-) Salmonella gallinarum và

Salmonella pullorum gây ra

+ Triệu chứng: Gà con mắc bệnh kém ăn, lông xù, ủ rũ, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành đám, kêu xáo xác, ỉa chảy, phân trắng, phân

Trang 26

loãng dần và dính quanh hậu môn, chết sau 2 - 3 ngày phát bệnh; ở gà lớn thường ở thể mãn tính

+ Bệnh tích: Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đầu

đinh ghim Trong đoạn ruột cuối, thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng

đỏ chưa tiêu, thành ruột dày lên

+ Điều trị: Dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Colistin: Liều 1g/2 lít nước cho gà uống liên tục trong 4 - 5 ngày

Ampi - Coli: 1g/ lít nước cho uống liên tục trong 3 - 4 ngày

Nor - floxacin: 1ml/2 lít nước uống, dùng liên tục 4 - 5 ngày

+ Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát

các vi khuẩn, virus gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bệnh tái phát Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức

ăn nước uống và dụng cụ chăn nuôi

+ Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc Gà thường chảy nước mắt, nước mũi, 2 cánh mở rộng, mỏ há to, thở dồn dập và khò khè Gà hay lắc đầu, vẩy mỏ, đứng ủ rũ Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm

+ Bệnh tích: Tụ huyết ở thanh quản, khí quản; tiết dịch nhầy ở xoang mũi và khí quản; túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói

+ Điều trị: Dùng 1 trong các thuốc sau:

Tetracyclin liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày

CRD - Stop, liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày

Tiamulin 1g/4 lít nước, uống liên tục 3 - 5 ngày

Trang 27

-Chăm sóc nuôi dưỡng lợn

về mùa đông

1.2.3.7 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã tham gia và hoàn thành được một

số công tác phục vụ sản xuất đã đề ra Kết quả của công tác này được thể hiện tổng quát qua bảng sau:

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

STT Nội dung công việc Số lượng

(con)

Kết quả

An toàn/khỏi (con) Tỷ lệ

Trang 28

1.3 Kết luận và đề nghị

1.3.1 Kết luận

Qua đợt thực tập tại trại gà thương phẩm ở xã Khe Mo, huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn TS Ngô Nhật Thắng cùng với chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc trực tiếp với thực tiễn sản xuất Qua đó giúp tôi củng cố những kiến thức

đã học, tiếp thu những kiến thức mới, cụ thể là:

+ Có khả năng chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý một đàn gà

+ Thành thạo trong công tác sử dụng vaccine để phòng bệnh và thuốc

điều trị bệnh cho gà

+ Chẩn đoán được một số bệnh thông thường và biện pháp điều trị trên gà Trong thời gian thực tập tiếp xúc với thực tiễn sản xuất đã giúp tôi rèn luyện tác phong làm việc, trau dồi, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, yêu ngành, yêu nghề, say mê và tự tin với công việc hơn Cũng trong quá trình thực tập tôi thấy mình còn nhiều hạn chế, cần phải có nhiều cố gắng nữa, chịu khó học hỏi kinh nghiệm của thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp đi trước nữa Kết hợp với những kiến thức đã có, đã học ở trường, tôi thấy rằng quá trình thực tập tại cơ sở là rất cần thiết và bổ ích đối với bản thân tôi cũng như tất cả các sinh viên trước khi ra trường

1.3.2 Đề nghị

Cần mở rộng quy mô trang trại vừa là nơi nghiên cứu khoa học vừa là nơi sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao

Cơ sở cần tiến hành sửa chữa, nâng cấp chuồng trại để đảm bảo quy trình

vệ sinh thú y, tạo điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt hơn cho đàn gà

Tiếp tục tạo điều kiện hơn nữa cho sinh viên đến thực tập tốt nghiệp nâng cao tay nghề

Trang 29

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ta với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ

đến các trang trại chăn nuôi lớn Đáng kể là chăn nuôi gia gia cầm, nó đã trở

thành ngành chăn nuôi truyền thống của Việt Nam

Chăn nuôi gà chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia cầm ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta, vì đó là một ngành cung cấp nguồn thực phẩm chiếm tỷ trọng cao và chất lượng tốt cho con người Ngoài

ra còn cung cấp một lượng phân bón rất lớn cho ngành trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến như lông … Sở dĩ gà có vị trí quan trọng như trên là nhờ có đặc điểm ưu việt như: Giá thành sản phẩm trên mỗi đơn vị của gà hạ hơn bất kỳ ngành chăn nuôi nào khác, hơn nữa giá trị sản phẩm cao, tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân bằng với các chất, hàm lượng axit amin cần thiết có nhiều trong thịt, ngoài ra trong

đó còn chứa nhiều các nguyên tố khoáng vi lượng làm tăng giá trị sinh học

của sản phẩm Mặt khác thịt gà thơm ngon hợp khẩu vị với các lứa tuổi và tỷ

Trang 30

lệ đồng hóa cao, do vậy được sử dụng nhiều khu an dưỡng, nhà trẻ và các khách sạn Vì vậy gà được nuôi rộng rãi ở hầu khắp các nước trên thế giới

Tuy nhiên hiện nay ngành chăn nuôi gà đứng trước nhiều khó khăn Nguyên nhân do giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh xuất hiện ngày càng phức tạp

và tràn lan (H5N1, CRD, Newcastle…), gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi

gà, làm cho giá cả thịt gà trên thị trường không ổn định Thực tế, chăn nuôi gà chưa được quan tâm đúng mức trong dân chúng Để hạn chế được dịch bệnh cần phải có những nghiên cứu sâu rộng về đặc điểm của bệnh cũng như cách phòng chống

Tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chăn nuôi ngày càng phát triển mạnh, phương thức chăn nuôi cũng có bước chuyển biến từ chăn thả sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp Cùng với sự phát triển của chăn nuôi, nguy cơ xảy ra dịch bệnh kể trên càng nhiều trong đó có bệnh viêm

đường hô hấp mãn tính CRD do Mycoplasma gallisepticum, tuy tỷ lệ chết

không cao nhưng gà thường bị chậm lớn, gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi

Xuất phát từ tình hình thực tế, được sự nhất trí của nhà trường cùng giảng viên hướng dẫn TS Ngô Nhật Thắng Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“So sánh hiệu lực của hai loại thuốc Linco - Spectin và Tylosin trong phòng

và điều trị bệnh CRD tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”

* Mục tiêu nghiên cứu

trị bệnh CRD ở gà thí nghiệm Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa ra các

giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn gà cơ sở

-Đánh giá ảnh hưởng của thuốc Linco - Spectin và Tylosin tới tỷ lệ

nuôi sống và khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

Trang 31

-Làm quen với việc tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học

ra trường

2.2 Tổng quan tài liệu

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1 Một vài nét về giống gà thí nghiệm

* Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng

- Nguồn gốc: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành sau chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như Kakir, Discan… Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh Con trống lông sặc sỡ nhiều màu: Sắc tía ở cổ, nâu cánh gián ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi Da, mỏ, chân đều màu vàng Mào,tích, tai phát triển; mào đơn, đỏ tươi; ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon Gà thích nghi cao với nuôi chăn thả và bán chăn thả

- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng

Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007) [25] cho biết: khối lượng gà Lương Phượng đến 12 tuần tuổi là 2,0 - 2,5kg; tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng là 3,0 - 3,2kg Khối lượng gà vào lúc đẻ: 1,9 - 2,1kg (gà mái); 2,8 - 3,2kg (gà trống) Sản lượng trứng/10 tháng đẻ là 150 -

170 quả/mái Tỷ lệ ấp nở 80 - 85%

Trang 32

* Nguồn gốc đặc điểm gà Mía

Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [22] cho biết:

Gà Mía có nguồn gốc từ Trùng Thiên, Sơn Tây

Gà trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh chính xanh biếc Con cái có màu lông vàng nhạt xen kẽ lông

đen ở cánh và đuôi, lông cổ có màu nâu

Gà Mía là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm

* Đặc điểm gà lai F1 (trống Mía × mái Lương Phượng):

Gà lai F1 giữa trống Mía và mai Lương Phượng là gà giống màu có chất lượng cao, có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tốc

độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt

thơm ngon, hiệu quả kinh tế lớn, thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán chăn thả, chăn thả

2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [5] cho biết; hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi + 9 túi khí

hai lỗ mũi có “van mũi hóa sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước

Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: Phần xương và phần sụn Xoang mũi nằm ở

mỏ trên Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở

gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh

Trang 33

-Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa xương Số vòng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, còn ở thủy cầm hầu hết đã hóa xương Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản

được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài

ngực Mỗi phế quản dài 6 - 7 cm và có đường kính 5 - 6 mm Mỗi ống phế quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với lá phổi bên phải Thành phế quản cấu tạo bởi màng nhầy ( ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy, màng xơ đàn hồi ), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài

quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế quản Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi

Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ nhất đến mép trước của thận Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và loài, phổi gà 9g Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí

rộng và tiếp dài của phế quản Cơ thể của gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó

có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng Túi khí đơn là túi khí cổ Các túi khí thực ra không phải xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ

Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [15]: Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh

lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định

Trang 34

Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống 30 - 40% Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng Nếu nhiệt độ tăng tới 37°C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/ phút Tần số hô hấp của gà trưởng thành là 25 - 45 lần/ phút Gà từ 4 - 20 ngày tuổi là 30 - 40 lần/ phút

Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với

sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính

Vận động xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô hấp Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang ngực thấp hơn áp lực bên ngoài, do đó không khí từ ngoài đi vào trong phổi Lúc hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí Lúc thở ra thì ngược lại, không khí đi từ các túi khí đi ra ngoài qua phổi lần thứ hai, vì vậy người ta gọi là cơ chế hô hấp kép Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do không khí tuần hoàn hai lần nên lượng oxygen cung cấp vần đảm bảo

Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50% Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%

Hoạt động của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: Khí lưu thông, khí hít thêm, khí thở ra thêm Hoạt động của phổi và túi khí nói lên khả năng hô hấp lớn nhất của gia cầm

Sau khi thở ra thêm, trong phổi vẫn còn một lượng khí nhỏ lưu lại gọi

là khí cặn Hoạt động của phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169 cm³

như sau:

Tuổi gà Nhu cầu O2 (lít) CO2 thải ra (lít)

Trang 35

Một lượng nhỏ khí O2 được hòa tan vào máu và theo máu đến các mô bào, còn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo oxy - hemoglobin vận chuyển theo tuần hoàn máu, dao động trong khoảng 12 - 21

Nhà sinh lý học Nga N.A.Milapski xác định trung tâm điều hòa hít vào

và thở ra nằm trong cấu trúc lưới của hành não, phải trái đối xứng nhau Đặc

điểm cần chú ý là lồng ngực gia cầm rất phát triển, xương ức tương đối lớn,

không có cơ hoành Phổi của gia cầm thiếu khả năng đàn hồi, nó cố định và tựa vào sườn Vận động của xương sườn làm xương ngực giãn ra hút khí vào

và khi xoang ngực co lại gây động tác thở ra

Bệnh do Mycoplasma gây ra những tổn thất khá lớn đối với ngành chăn nuôi gia cầm ở mọi nơi trên thế giới Cho đến nay có 16 loài Mycoplasma

phân lập được từ gà và gà tây, 7 loài phân lập từ ngỗng và vịt và 3 loài khác nhau được phân lập từ bồ câu Trong số đó có 4 loài gây bệnh cho gia cầm

được quan tâm đó là M.gallisepticum; M.synoviae; M.meleagridis và M.iowae

(Nhữ Văn Thụ và cs, 2002) [26]

Chu Minh Khôi (2001) [27] đã tổng hợp: CRD có thời gian ủ bệnh kéo dài nên khó phát hiện trong giai đoạn đầu Nếu chủ quan không theo dõi phát hiện sớm, bệnh sẽ trở thành mãn tính, chữa sẽ khó khăn và tốn nhiều thuốc vì khi đó mũi, túi khí, niêm mạc thành phế quản đã biến đổi gây cản trở hô hấp

Trang 36

Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [6] nghiên cứu cho thấy: Bệnh đường hô

hấp mãn tính do Mycoplasma gallisepticum gây nên, viết tắt là CRD (Chronic

Respiratory Diseae) là bệnh truyền nhiễm của gà ở các lứa tuổi khác nhau với những bệnh tích ở đường hô hấp, nhất là ở khí quản và phổi, cũng như ở các túi khí Bệnh đường hô hấp mãn tính rất nguy hiểm đối với gà, nhất là gà nuôi tập trung theo hướng công nghiệp bởi vì phương thức truyền lây của bệnh chủ yếu là truyền qua trứng và đường hô hấp Qua xuất khẩu trứng và gà giống, bệnh CRD đã lan tràn ra hầu hết các nước trên thế giới Bệnh có thể làm giảm

tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14% và giảm tăng trọng của

gà thịt thương phẩm tới 16% Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác

như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E.coli

gây ra…đã gây nên các vụ dịch lớn, có tỷ lệ gà chết cao

Bệnh do Mycoplasmosis lần đầu tiên được mô tả ở Mỹ vào năm 1936

bởi Nelsen với tên bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm do vi trùng thuộc loại cầu khuẩn Năm 1943 Delaplane và Stuart đã cho rằng bệnh đường hô hấp mãn tính là do virus Vào năm 1949 Delaplane đã xác định rằng bệnh này ở gia cầm có liên quan về căn bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở gà tây con

Markham và Wong năm 1952 đã thành công trong việc phân lập vi trùng viêm màng phổi - phổi thanh dịch, gà mắc bệnh đường hô hấp mãn tính

và từ gà tây mắc bệnh viêm xoang mũi là những vi trùng nhỏ giống như cầu khuẩn, vi trùng mà Nelsen đã mô tả

học khác đã xác nhận rằng, bệnh đường hô hấp ở gà và bệnh viêm xoang mũi truyền nhiễm ở gà tây gây ra bởi các vi trùng thuộc loại cầu khuẩn nằm trung gian giữa virus và vi trùng có tính chất đặc trưng đối với nhóm vi trùng viêm

màng phổi - phổi PPLO Berjey đã đặt tên cho loài vi trùng này là Mycoplasma

Trang 37

gallisepticum Năm 1961, Hội nghị dịch tễ thế giới đã đổi tên “bệnh đường hô

hấp mãn tính” thành “bệnh Mycoplasmosis đường hô hấp gia cầm” Từ cuối năm

1951 bệnh này phổ biến ở nhiều nơi trên nước Mỹ và đến năm 1956 nó đã lan tràn khắp nước Mỹ Do việc xuất gà giống và trứng để ấp, nên từ nước Mỹ bệnh này trong những năm sau đã lây truyền vào các nước trên thế giới, gây thiệt hại

đáng kể cho ngành chăn nuôi gia cầm Ở Việt Nam đã tìm thấy kháng thể

Mycoplasma trong nhiều đàn gà nuôi tập trung từ năm 1975

* Căn bệnh

Lúc đầu nhiều tác giả trên thế giới đã cho rằng bệnh CRD là do virus gây ra, các tác giả E.Jenson, J.Sullian trong các thí nghiệm sau đó xác định rằng bệnh đường hô hấp ở gà con và bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây gây ra bởi các vi sinh vật thuộc dạng cầu khuẩn, nằm trung gian giữa virus và

vi trùng có tính chất đặc trưng đối với nhóm vi sinh vật viêm màng phổi - phổi PPLO Từ đó Berjey đã đặt tên cho vi trùng viêm màng phổi - phổi gây

bệnh đường hô hấp mãn tính và viêm xoang mũi gà tây là Mycoplasma

gallisepticum Đến tháng 5/1961, Hội nghị tổ chức dịch tễ thế giới đã cho

phép đổi tên bệnh đường hô hấp mãn tính thành bệnh Mycoplasma

gallisepticum (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002) [6]

Hoàng Huy Liệu (2002) [28] cho biết: CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra: M.galliseptisum, M.synoviae, M.meleagridis nhưng chủ yếu là loài

M.gallisepticum Mycoplasma có nghĩa là “Dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển

vi thì giống như tế bào động vật nhỏ, không nhân, gallisepticum có nghĩa là

“Gây độc cho gà mái” Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà trứng rất cao và sản lượng trứng giảm đáng kể

Hầu hết các loại gia cầm đều mẫn cảm với bệnh này, đặc biệt là gà nuôi theo hướng tập trung công nghiệp thì tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao Bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới Trong những năm gần đây người ta đã

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2004), 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 bệnh gia cầm và cách phòng trị
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
2. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyền, Phạm Văn Ty (2007), Vi sinh vật học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học
Tác giả: Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyền, Phạm Văn Ty
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên (2007), “Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở gà”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 14 số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “"Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở gà"”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên
Năm: 2007
4. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
5. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
6. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
7. Bùi Đức Lũng (2003), Nuôi gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
8. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2000), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm
Tác giả: Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
9. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2000), Thuốc thú y và cách sử dụng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc thú y và cách sử dụng
Tác giả: Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
10. Lê Hồng Mận (2007), Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Tác giả: Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2007
11. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996), 60 câu hỏi đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 câu hỏi đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp
Tác giả: Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
12. Lê Văn Năm (1999), Điều trị một số bệnh ghép ở gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều trị một số bệnh ghép ở gà
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
13. Lê Văn Năm (2003), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
14. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Hiền (2007), Vi sinh vật học nông nghiệp, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vi sinh vật học nông nghiệp
Tác giả: Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Hiền
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2007
15. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học vật nuôi
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2006
16. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
17. Võ Bá Thọ (1996), Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm
Tác giả: Võ Bá Thọ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1996
18. Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Thị Hải (2008), Giáo trình dược lý học thú y, Thái Nguyên - 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dược lý học thú y
Tác giả: Nguyễn Quang Tính, Nguyễn Thị Hải
Năm: 2008
20. Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên (1993), Giáo trình vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
21. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (1999), Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà
Tác giả: Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w