- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô so sánh, được chia làm 2 lô đảm bảo độđồng đều về các yếu tố: giống, tuổi, khối lượng, thời gian tiến hành, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y,… chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.
+ Lô thí nghiệm dùng thuốc Linco - Spectin trong phòng và trị bệnh CRD. + Lô đối chứng dùng thuốc Tylosin phòng và điều trị bệnh CRD. Sơđồ bố trí thí nghiệm:
Một sốđặc điểm của thuốc Linco - Spectin và Tylosin
- Linco - Spectin
+ Linco - Spectin là chất bột màu trắng, tan ít trong nước
+ Thành phần: Lincomycin Hydrochloride và Spectinomycin Sulphate + Tác dụng: Phòng các bệnh tiêu chảy, viêm ruột hoại tử gây ra và phòng bệnh vềđường hô hấp.
+ Chỉđịnh:
Heo: Phòng ngừa và điều trị viêm phổi do Mycoplasma, bệnh lỵ heo, viêm hồi tràng (lleitis), bệnh đường ruột do E.coli và Salmonella, hội chứng MMA trên heo nái. Kích thích tăng trọng trên heo thịt.
Gia cầm: Kiểm soát CRD (do Mycoplasma spp, E. coli) và các bệnh
đường ruột ở gà thịt, gà hậu bị và gà giống.
Chó: Linco - Spectin điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản), bệnh ngoài da (viêm da mủ, viêm da mụn mủ, áp xe) và nhiễm trùng đường tiểu (viêm bàng quang và viêm tử cung).
Mèo: Linco – Spectin điều trịđường tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm bàng quang, những vết thương chiến bị nhiễm bệnh và áp-xe.
+ Liều dùng: Heo sữa, heo con, heo thịt 500 - 1000g/tấn hỗn hợp, heo nái 1000g/tấn hỗn hợp.
- Tylosin
+ Tính chất: Theo Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18]: Thuốc có công thức gần giống nhóm Macrolid, được phân lập từ chủng Steptomycetes fadiea
trong mẫu đất của Thái Lan. Thuốc ở dạng bột khô, chịu được nhiệt độ 128 - 132°C, dung dịch trong nước có PH = 5,5 - 7,5. Bảo quản ở 25°C trong 3 tháng. Khi ở dạng bazơ, tylosin tan trong các dung môi hữu cơ: methanol, ethanol, acetone, chloroform và ete mà ít hòa tan trong nước. Thuốc có nồng độ 5mg/ml ở
25°C. Khi ở dạng muối tan rất nhiều trong nước, có thểđạt nồng độ 600mg/ml. Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [9]: Tylosin tác dụng chủ yếu với vi khuẩn Gram (+) và chỉ một số vi khuẩn Gram (-), trùng nguyên sinh và siêu vi khuẩn cỡ lớn: Clostridium spp, Erysipelothrix, Pasteurella, Spirochetta, Vibrio,
Mycoplasma, Leptospira, Brucella,… Thuốc bền vững ở nhiệt độ cao, nhưng dễ
Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc được hấp thu tốt và đạt được nồng độ
kìm khuẩn cao trong máu và trong các mô, đồng thời phân tán tốt vào trong các mô, các cơ quan cũng như các thể dịch, đặc biệt là các mô đường hô hấp. Thuốc còn thấm qua các màng sinh học như màng não, trong mắt, qua nhau thai và các tuyến sinh dục. Thuốc có tác dụng kéo dài, giữđược nồng độ chữa bệnh đến 24 giờ. Thuốc được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu, mật, sữa, trứng, thậm chí cả tinh dịch.
+ Ứng dụng: Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [9] cho biết: Tylosin điều trị các bệnh đường hô hấp ở gia cầm, trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó, mèo, thỏ,…
Gia cầm: Đặc trị bệnh CRD, CCRD; các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp kết hợp viêm ruột ỉa chảy; bệnh viêm màng hoạt dịch, sưng khớp, bệnh khẹc ở vịt.
Lợn: Viêm phổi - phế, bệnh suyễn do Mycoplasma hyopneumoniae,
bệnh lỵ do Vibrio và bệnh hồng lỵ do Treponema hyodysenteriae.
Trâu, bò, dê: Viêm phổi - phế, viêm dạ con; bệnh Leptospirosis; bệnh lỵở bê, nghé; các bệnh do Mycoplasma và các vi khuẩn Gram (+) gây ra.
Chó, mèo: Trị viêm tai, tử cung, bệnh viêm da, bệnh Leptospirosis.
+Tồn dư: Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18] cho biết: Tylosin không sử dụng cho gia cầm đẻ trứng. Gà thịt sau 3 ngày kể từ khi ngưng tiêm thuốc và 24 giờ sau khi uống mới được giết thịt. Với gà tây không được giết mổ trước ngày ngừng sử dụng thuốc. Sữa bò không được dùng làm thức ăn trong thời gian điều trị và 96 giờ kể từ khi ngưng sử dụng thuốc. Lợn ngưng sử dụng thuốc 21 ngày mới được giết thịt.
+ Liều lượng: Theo Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18] : Cho uống 0,5g/lít nước ở gia cầm và gà tây, 20 - 40g/tấn thức ăn hay 0,2g/lít nước ở lợn, 20 - 40 mg/kg thể khối (dạng viên dẹt) ở chó và mèo. Tiêm: Đại gia súc 4 - 10mg/kg tiêm bắp, lợn 2 - 10mg/kg tiêm bắp, chó mèo 2 -10mg/kg tiêm dưới da.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Giống gà Gà lai trống Mía × mái Lương Phượng 2 Số lượng Con 100 100
3 Khối lượng đầu TN Gram 38,67 ± 0,25 38,70 ± 0,36 4 Phương thức nuôi 1 - 21 ngày: nuôi nhốt
22 - 77 ngày: bán chăn thả
5 Thời gian nuôi ngày 1 - 77 1 – 77 6 Thuốc Linco - Spectin Tylosin
Cách dùng Trộn thức ăn Liều lượng g/kg TĂ Phòng: 0,5 Phòng: 1 Điều trị: 1 Điều trị: 2 Liệu trình phòng Ngày tuổi 1-3, 10-12, 19-21, 27-29, 38-40, 45-46, 52- 53, 59-60, 66-67, 73-74
- Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn gà thí nghiệm được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1 - 21 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF. Plus 3010. + Giai đoạn 2: 22 - 35 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF. Plus 3020. + Giai đoạn 3: 36 - xuất bán, sử dụng thức ăn AF. Plus 3030.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày như sau:
Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm Giai đoạn
Thành phần dinh dưỡng
ĐVT
Giai đoạn (ngày tuổi)
1 - 21 22 - 35 36 - xuất bán
Năng lượng (ME) tối thiểu Kcal/kg 3000 3100 3200
Đạm tối thiểu % 21,0 19,5 18,0 Xơ tối thiểu % 3,8 3,6 3,5 Canxi % 0,9 - 1,1 0,9 - 1,2 0,9 - 1,3 Photpho tối thiểu % 0,8 0,7 0,7 Muối % 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 Lyzin tối thiểu % 1,2 1,15 1,1 Độẩm tối thiểu % 13 13 13
- Cho gà uống nước tự do.