Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Khi chăn nuôi gà phát triển mạnh thì dịch bệnh thường xuyên xảy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó có xu hướng lan rộng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi và làm giảm hiệu quả chăn nuôi.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [6] bệnh CRD là một bệnh có khả
năng lây lan rất lớn. Ở Mỹ, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1943 do J.P.Delaplane và H.O.Stuart với tên bệnh đường hô hấp mãn tính. Ở Việt Nam, bệnh đường hô hấp mãn tính do MG gây ra đã được phát hiện từ năm 1972 do các tác giả như Đào Trọng Đạt và cs (1972 - 1973). Tác giả đã cho biết bệnh CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Tương tự như vậy những nghiên cứu sau đó của Phan Lục và cs (1990 - 1994) đã đưa ra kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi tại các Xí nghiệp gà ở phía Bắc đều bị nhiễm MG ở mức độ cao, thấp khác nhau, dao
động từ 0,82 - 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,97%) và thấp nhất là giống Leghorn (0,82%). Tác giả Nguyễn Tăng Huy trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp tại tỉnh Tây Nam Bộ (1996) cũng đưa ra một kết quả là tất cả 8 trại gà nuôi công nghiệp tại các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang đã kiểm tra đều nhiễm M.gallisepticum,
Theo Nguyễn Hữu Vũ và cs (2001) [22] tác nhân gây bệnh là MG. Tỷ
lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% (gà thương phẩm) còn gà giống là 10%. Tỷ lệđẻ trứng giảm 20 - 30% khi gà mắc bệnh.
Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993) [20] cho biết: bệnh do MG gây ra thể hiện bằng triệu chứng chảy nước mũi, lúc đầu trong nhớt hơi hồng, sau trắng đặc tựa như mủ, từng lúc mũi bị tắc, mỏ quặp vào cánh, sưng dưới xoang mũi, sưng hầu ở phía trước và sưng đầu, gà đẻ ít trứng, trứng mềm, mắt có khi chảy nước đặc thành rỉ, có bệnh tích viêm niêm mạc mũi, khí quản ứ
máu ở phần trên, phế quản có bọt trắng tựa như mủ quánh, thỉnh thoảng có viêm phổi, túi khí hơi viêm màu đen nhạt, chứa chất tiết màu vàng xám, trường hợp phát hiện có E.coli thì có viêm bao tim.
Nhữ Văn Thụ và cs (2002) [26] lần đầu tiên đã thiết lập phản ứng PCR lồng dựa trên trình tự gen 16S rRan của MG. Với độ nhạy cảm rất cao (có thể
phát hiện ở nồng độ nhỏ hơn một đơn vị khuẩn lạc trong một đơn vị phản
ứng) đã có thể khắc phục được vấn đề chẩn đoán bệnh ở bệnh phẩm và cho phép phát hiện mầm bệnh ở các loại mẫu khác như nền chuồng, nước uống, phôi gà… mà các phương pháp khác khó hoặc không thể thực hiện được.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
CRD có tên khoa học là Contagiosis Respyratore Domesticus viết tắt là CRD tức bệnh hô hấp truyền nhiễm ở gà. Theo Lê Văn Năm (1999) [12] cho biết: Năm 1943 Delapame và Stuart người Mỹ đã thông báo bệnh có ở Mỹ với tên Chronic Respyratory Diseae cũng viết là CRD tức bệnh hô hấp mãn tính ở gà.
Sự trùng lặp giữa hai thuật ngữ khoa học (La tinh và Tiếng Anh) đã làm nguyên nhân sâu xa cho nhiều người cho rằng các triệu chứng ho hen viêm nhiễm đường hô hấp là chỉ của một bệnh. Nhưng ngày nay người ta cho biết
đó là triệu chứng của nhiều bệnh. Do đó cần phải phân biệt các bệnh sau: bệnh hen gà do M.gallisepticum, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm,
bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh sổ mũi truyền nhiễm, bệnh nấm cúc phổi, bệnh Newcastle, tụ huyết trùng, nhiễm trùng huyết do E.coli…
Từ cuối năm 1951, bệnh đã phổ biến rộng rãi trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm thuộc các bang Delaver, Meriland, Virgigni và đến đầu năm 1956 không một bang nào tránh khỏi bệnh này.
Do việc xuất gà trống và trứng để ấp từ nước Mỹ, bệnh này trong những năm gần đây đã lan truyền vào các nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Úc, và Nam Mỹ.
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Gà lai (trống Mía × mái Lương Phượng) thương phẩm giai đoạn từ 1 - 77 ngày tuổi, nuôi theo phương thức bán chăn thả.
+ Thuốc Linco - Spectin và Tylosin
- Địa điểm: Tại trại gà thương phẩm xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 9/6/2014 đến ngày 24/11/2014
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tỷ lệ nhiễm CRD của gà thả vuờn giai đoạn sơ sinh - 11 tuần tuổi. - Hiệu lực phòng và trị bệnh CRD của Linco - Spectin và Tylosin. - Ảnh hưởng của Linco - Spectin và Tylosin tới tỷ lệ nuối sống, khả
năng sinh trưởng tích lũy và TTTĂ/kg TT của gà thí nghiệm.
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi
- Một số bệnh thường gặp ở gà thả vườn.
- Tỷ lệ nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn.
- Theo dõi TCLS và mổ khám kiểm tra bệnh tích của gà nhiễm CRD. - Đánh giá hiệu lực phòng bệnh của thuốc Linco - Spectin và Tylosin.
Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Số con mắc bệnh
× 100 Tổng số con theo dõi
- Đánh giá hiêu lực điều trị của thuốc Linco - Spectin và Tylosin. Tỷ lệ khỏi (%) =
Số con khỏi bệnh
× 100 Tổng số con điều trị
- Ảnh hưởng của thuốc Linco - Spectin và Tylosin tới tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm.
- Ảnh hưởng của thuốc Linco - Spectin và Tylosin tới sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm.
- Ảnh hưởng của thuốc Linco - Spectin và Tylosin tới tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của đàn gà thí nghiệm.
- Hạch toán kinh tế.
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp chia lô so sánh, được chia làm 2 lô đảm bảo độđồng đều về các yếu tố: giống, tuổi, khối lượng, thời gian tiến hành, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình thú y,… chỉ khác nhau nhân tố thí nghiệm.
+ Lô thí nghiệm dùng thuốc Linco - Spectin trong phòng và trị bệnh CRD. + Lô đối chứng dùng thuốc Tylosin phòng và điều trị bệnh CRD. Sơđồ bố trí thí nghiệm:
Một sốđặc điểm của thuốc Linco - Spectin và Tylosin
- Linco - Spectin
+ Linco - Spectin là chất bột màu trắng, tan ít trong nước
+ Thành phần: Lincomycin Hydrochloride và Spectinomycin Sulphate + Tác dụng: Phòng các bệnh tiêu chảy, viêm ruột hoại tử gây ra và phòng bệnh vềđường hô hấp.
+ Chỉđịnh:
Heo: Phòng ngừa và điều trị viêm phổi do Mycoplasma, bệnh lỵ heo, viêm hồi tràng (lleitis), bệnh đường ruột do E.coli và Salmonella, hội chứng MMA trên heo nái. Kích thích tăng trọng trên heo thịt.
Gia cầm: Kiểm soát CRD (do Mycoplasma spp, E. coli) và các bệnh
đường ruột ở gà thịt, gà hậu bị và gà giống.
Chó: Linco - Spectin điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản), bệnh ngoài da (viêm da mủ, viêm da mụn mủ, áp xe) và nhiễm trùng đường tiểu (viêm bàng quang và viêm tử cung).
Mèo: Linco – Spectin điều trịđường tiết niệu và nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm bàng quang, những vết thương chiến bị nhiễm bệnh và áp-xe.
+ Liều dùng: Heo sữa, heo con, heo thịt 500 - 1000g/tấn hỗn hợp, heo nái 1000g/tấn hỗn hợp.
- Tylosin
+ Tính chất: Theo Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18]: Thuốc có công thức gần giống nhóm Macrolid, được phân lập từ chủng Steptomycetes fadiea
trong mẫu đất của Thái Lan. Thuốc ở dạng bột khô, chịu được nhiệt độ 128 - 132°C, dung dịch trong nước có PH = 5,5 - 7,5. Bảo quản ở 25°C trong 3 tháng. Khi ở dạng bazơ, tylosin tan trong các dung môi hữu cơ: methanol, ethanol, acetone, chloroform và ete mà ít hòa tan trong nước. Thuốc có nồng độ 5mg/ml ở
25°C. Khi ở dạng muối tan rất nhiều trong nước, có thểđạt nồng độ 600mg/ml. Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [9]: Tylosin tác dụng chủ yếu với vi khuẩn Gram (+) và chỉ một số vi khuẩn Gram (-), trùng nguyên sinh và siêu vi khuẩn cỡ lớn: Clostridium spp, Erysipelothrix, Pasteurella, Spirochetta, Vibrio,
Mycoplasma, Leptospira, Brucella,… Thuốc bền vững ở nhiệt độ cao, nhưng dễ
Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc được hấp thu tốt và đạt được nồng độ
kìm khuẩn cao trong máu và trong các mô, đồng thời phân tán tốt vào trong các mô, các cơ quan cũng như các thể dịch, đặc biệt là các mô đường hô hấp. Thuốc còn thấm qua các màng sinh học như màng não, trong mắt, qua nhau thai và các tuyến sinh dục. Thuốc có tác dụng kéo dài, giữđược nồng độ chữa bệnh đến 24 giờ. Thuốc được đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu, mật, sữa, trứng, thậm chí cả tinh dịch.
+ Ứng dụng: Theo Nguyễn Đức Lưu và cs (2000) [9] cho biết: Tylosin điều trị các bệnh đường hô hấp ở gia cầm, trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó, mèo, thỏ,…
Gia cầm: Đặc trị bệnh CRD, CCRD; các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp kết hợp viêm ruột ỉa chảy; bệnh viêm màng hoạt dịch, sưng khớp, bệnh khẹc ở vịt.
Lợn: Viêm phổi - phế, bệnh suyễn do Mycoplasma hyopneumoniae,
bệnh lỵ do Vibrio và bệnh hồng lỵ do Treponema hyodysenteriae.
Trâu, bò, dê: Viêm phổi - phế, viêm dạ con; bệnh Leptospirosis; bệnh lỵở bê, nghé; các bệnh do Mycoplasma và các vi khuẩn Gram (+) gây ra.
Chó, mèo: Trị viêm tai, tử cung, bệnh viêm da, bệnh Leptospirosis.
+Tồn dư: Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18] cho biết: Tylosin không sử dụng cho gia cầm đẻ trứng. Gà thịt sau 3 ngày kể từ khi ngưng tiêm thuốc và 24 giờ sau khi uống mới được giết thịt. Với gà tây không được giết mổ trước ngày ngừng sử dụng thuốc. Sữa bò không được dùng làm thức ăn trong thời gian điều trị và 96 giờ kể từ khi ngưng sử dụng thuốc. Lợn ngưng sử dụng thuốc 21 ngày mới được giết thịt.
+ Liều lượng: Theo Nguyễn Quang Tính và cs (2008) [18] : Cho uống 0,5g/lít nước ở gia cầm và gà tây, 20 - 40g/tấn thức ăn hay 0,2g/lít nước ở lợn, 20 - 40 mg/kg thể khối (dạng viên dẹt) ở chó và mèo. Tiêm: Đại gia súc 4 - 10mg/kg tiêm bắp, lợn 2 - 10mg/kg tiêm bắp, chó mèo 2 -10mg/kg tiêm dưới da.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT Diễn giải ĐVT Lô thí nghiệm Lô đối chứng
1 Giống gà Gà lai trống Mía × mái Lương Phượng 2 Số lượng Con 100 100
3 Khối lượng đầu TN Gram 38,67 ± 0,25 38,70 ± 0,36 4 Phương thức nuôi 1 - 21 ngày: nuôi nhốt
22 - 77 ngày: bán chăn thả
5 Thời gian nuôi ngày 1 - 77 1 – 77 6 Thuốc Linco - Spectin Tylosin
Cách dùng Trộn thức ăn Liều lượng g/kg TĂ Phòng: 0,5 Phòng: 1 Điều trị: 1 Điều trị: 2 Liệu trình phòng Ngày tuổi 1-3, 10-12, 19-21, 27-29, 38-40, 45-46, 52- 53, 59-60, 66-67, 73-74
- Thức ăn và cách cho ăn: Thức ăn gà thí nghiệm được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: 1 - 21 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF. Plus 3010. + Giai đoạn 2: 22 - 35 ngày tuổi, sử dụng thức ăn AF. Plus 3020. + Giai đoạn 3: 36 - xuất bán, sử dụng thức ăn AF. Plus 3030.
Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày như sau:
Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm Giai đoạn
Thành phần dinh dưỡng
ĐVT
Giai đoạn (ngày tuổi)
1 - 21 22 - 35 36 - xuất bán
Năng lượng (ME) tối thiểu Kcal/kg 3000 3100 3200
Đạm tối thiểu % 21,0 19,5 18,0 Xơ tối thiểu % 3,8 3,6 3,5 Canxi % 0,9 - 1,1 0,9 - 1,2 0,9 - 1,3 Photpho tối thiểu % 0,8 0,7 0,7 Muối % 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 0,3 - 0,5 Lyzin tối thiểu % 1,2 1,15 1,1 Độẩm tối thiểu % 13 13 13
- Cho gà uống nước tự do.
2.3.4.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
- Theo dõi tỷ lệ nuôi sống: Hàng ngày theo dõi ghi chép vào sổ theo dõi cá nhân những biến động về số lượng đàn gà trong các lô qua các tuần tuổi rồi tính tỷ lệ nuôi sống.
Tỷ lệ nuôi sống(%) =
Tổng số gà cuối kỳ (con)
x 100 Tổng số gà đầu kỳ(con)
- Phương pháp theo dõi gà mắc bệnh: Trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi tình hình sức khỏe của hai lô gà thí nghiệm. Quan sát đàn gà vào buổi sáng sớm, chú ý trang thái đi lại, hoạt động của toàn đàn; quan sát trạng thái phân trên bề mặt nền chuồng.
Ghi chép lại vào sổ theo dõi cá nhân về thời gian gà mắc bệnh, số con mắc bệnh, thời gian điều trị bệnh và hiệu quảđiều trị.
- Phương pháp kiểm tra khối lượng gà: Chúng tôi tiến hành cân gà vào buổi sáng thứ 7 hàng tuần khi chưa cho ăn, cùng với một loại cân và một người cân, quây ngẫu nhiên 5 - 10% số gà trong lô và cân tất cả số con trong quây với dung lượng mẫu n = 50 con/lô và tính khối lượng sống trung bình của gà. Sử dụng cân kỹ thuật và cân đồng hồ loại 1kg và 2 kg, 5 kg. Kiểm tra khối lượng gà ở các giai đoạn sơ sinh, 1, 2, 3,…, 11 tuần tuổi. Giai đoạn sơ
sinh được cân trước khi cho vào quây úm.
- Xác định khả năng tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm: Chúng tôi theo dõi ghi chép số lượng thức ăn cho gà ăn hàng tuần vào sổ theo dõi và khối lượng gà tăng hàng tuần rồi tính lượng TTTĂ/kg TT.
TTTĂ/kg TT = Lượng thức ăn tiêu thụ/lô/tuần (kg) Khối lượng gà tăng/lô/tuần (kg)
TTTĂ/kg TT FCR = Lượng thức ăn tiêu thụ toàn kỳ TN/lô (kg) Khối lượng gà tăng toàn kỳ TN/lô (kg)
2.3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học sử dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) [16] tính toán các tham số thống kê bằng máy tính Fx500Ms và phần mềm Microsorf Excel. Một số giá trị cần tính: - Giá trị trung bình (X ) n X n X X X X X X n ∑ = + + + + + = 1 2 3 4 ... - Sai số của số trung bình: = ± (với n > 30) - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi S X
Trong đó: X là giá trị trung bình X1,X2,X3...Xn: Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu mx: Sai số của số trung bình Sx: Độ lệch tiêu chuẩn - Hệ số biến dị (Cv %): (%)= ×100 X S C X V
2.4. Kết quả và thảo luận
2.4.1. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh sức sống của dòng, giống; phản ánh tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả
năng thích nghi đối với điều kiện môi trường, đồng thời nó còn là thước đo việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm của đàn gia cầm, từ
đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thức ăn tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh để đạt được tỷ lệ
nuôi sống cao nhất.