Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm

Một phần của tài liệu So sánh hiệu lực của hai loại thuốc Linco - Spectin và Tylosin trong phòng và điều trị bệnh CRD tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [5] cho biết; hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi + 9 túi khí.

-Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ. Ở gà, phía ngoài hai lỗ mũi có “van mũi hóa sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước.

-Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7. Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: Phần xương và phần sụn. Xoang mũi nằm ở

mỏ trên. Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở

gà thanh quản dưới có hai nếp gấp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh.

-Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa xương. Số vòng khí quản ở gà là 110 - 120 và hầu hết là sụn, còn ở thủy cầm hầu hết đã hóa xương. Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản

được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xơ đàn hồi và màng thanh dịch ngoài. -Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực. Mỗi phế quản dài 6 - 7 cm và có đường kính 5 - 6 mm. Mỗi ống phế

quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với lá phổi bên phải. Thành phế

quản cấu tạo bởi màng nhầy ( ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy, màng xơđàn hồi ), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài.

-Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có màu dạng phế

quản. Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở

phần cuối của nó hình thành các ống hô hấp. Phổi của gia cầm màu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi.

Phổi nằm ở xoang ngực phía trục xương sống từ trục xương sườn thứ

nhất đến mép trước của thận. Trọng lượng của phổi vào khoảng 1/180 thể

trọng gia cầm, phụ thuộc vào tuổi và loài, phổi gà 9g. Chức năng chính của phổi là làm nhiệm vụ trao đổi khí.

-Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí. Các túi khí có sự mở

rộng và tiếp dài của phế quản. Cơ thể của gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn. Các đôi túi khí xếp đối xứng là đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng. Túi khí đơn là túi khí cổ. Các túi khí thực ra không phải xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ.

Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [15]: Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độẩm, thành phần không khí. Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định.

Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ. Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống 30 - 40%. Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng. Nếu nhiệt độ

tăng tới 37°C thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/ phút. Tần số hô hấp của gà trưởng thành là 25 - 45 lần/ phút. Gà từ 4 - 20 ngày tuổi là 30 - 40 lần/ phút.

Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính.

Vận động xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô hấp. Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang ngực thấp hơn áp lực bên ngoài, do đó không khí từ ngoài đi vào trong phổi. Lúc hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí. Lúc thở ra thì ngược lại, không khí đi từ các túi khí đi ra ngoài qua phổi lần thứ hai, vì vậy người ta gọi là cơ chế hô hấp kép. Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do không khí tuần hoàn hai lần nên lượng oxygen cung cấp vần đảm bảo.

Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50%. Trong thời gian hoạt động mạnh (bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 - 100%.

Hoạt động của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: Khí lưu thông, khí hít thêm, khí thở ra thêm. Hoạt động của phổi và túi khí nói lên khả năng hô hấp lớn nhất của gia cầm.

Sau khi thở ra thêm, trong phổi vẫn còn một lượng khí nhỏ lưu lại gọi là khí cặn. Hoạt động của phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169 cm³.

Nhu cầu O2 và lượng CO2 ra sau một giờ tính trên 1kg thể trọng của gà như sau:

Tuổi gà Nhu cầu O2 (lít) CO2 thải ra (lít)

Gà con 1 - 20 ngày tuổi 2,0 - 2,4 1,4 - 1,6 Gà dò 21 - 150 ngày tuổi 1,0 - 1,8 0,7 - 1,2 Gà đẻ 0,8 - 1,6 0,6 - 1,0

Một lượng nhỏ khí O2 được hòa tan vào máu và theo máu đến các mô bào, còn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo oxy - hemoglobin vận chuyển theo tuần hoàn máu, dao động trong khoảng 12 - 21 cm3 (Nguyễn Duy Hoan, 1998) [4].

Nhà sinh lý học Nga N.A.Milapski xác định trung tâm điều hòa hít vào và thở ra nằm trong cấu trúc lưới của hành não, phải trái đối xứng nhau. Đặc

điểm cần chú ý là lồng ngực gia cầm rất phát triển, xương ức tương đối lớn, không có cơ hoành. Phổi của gia cầm thiếu khả năng đàn hồi, nó cố định và tựa vào sườn. Vận động của xương sườn làm xương ngực giãn ra hút khí vào và khi xoang ngực co lại gây động tác thở ra.

Một phần của tài liệu So sánh hiệu lực của hai loại thuốc Linco - Spectin và Tylosin trong phòng và điều trị bệnh CRD tại trại gà thương phẩm, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)