Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.

61 552 2
Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN  NGUYỄN KIM DOAN Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ, LÂM SÀNG BỆNH GIUN MÓC Ở CHÓ TẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG THUỘC THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, TRỊ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa :Chăn nuôi - Thú y Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: Th.S La Văn Công TS. Nguyễn Thị Ngân Thái Nguyên, năm 2014 ii LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, em đã được thực hiện nghiên cứu đề tài tốt nghiệp tại thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên. Đến nay em đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp của mình. Mở đầu bài khóa luận em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, tập thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y – Trường đại học Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập và đợt thực tập tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo ThS. La Văn Công và cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngân đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn trạm thú y thị xã Sông Công, các phòng ban liên quan đã tạo điều kiện để em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Nhân đây em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên em trong suốt đợt thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Kim Doan iii LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt quá trình giảng dạy và đào tạo, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện để nắm vững kiến thức và nâng cao chất lượng giáo dục. Với phương châm “học đi đôi với hành”, sau thời gian lên giảng đường thì sinh viên được thực hành ngoài môi trường, xã hội nhằm nắm chắc và củng cố kiến thức đã học. Do vậy thực tập tốt nghiệp giữ vai trò quan trọng trong chương trình học tập tại các trường đại học. Vì giai đoạn thực tập chính là cơ hội để sinh viên củng cố và hệ thống lại kiến thức đã học, đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ chuyên môn để tạo tiền đề cho công việc sau khi ra trường. Nhận biết được tầm quan trọng trên, với sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, giáo viên hướng dẫn và sự tiếp nhận của cơ sở thực tập, em đã về thực tập tại thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên và tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị”. Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa và bạn bè, đồng nghiệp để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2012 – 2013) 5 Bảng 1.2. Số lượng gia súc, gia cầm của thị xã Sông Công 2012 - 2013 6 Bảng 1.3. kết quả phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 36 Bảng 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 37 Bảng 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 39 Bảng 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 40 Bảng 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42 Bảng 2.6. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun móc 43 Bảng 2.7. Bệnh ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun móc 44 Bảng 2.8. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun móc cho chó 45 Bảng 2.9. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó 46 v DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó (qua xét nghiệm phân) 37 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun móc ở chó (qua mổ khám) 38 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở một số loại chó nuôi tại Thái Nguyên 40 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nhiễm giun móc theo tuổi của chó nuôi 41 Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó theo mùa vụ 42 vi MỤC LỤC PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội 2 1.1.3. Giao thông vận tải 3 1.1.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp 3 1.1.5. Đánh giá chung 7 1.2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 8 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 8 1.2.2. Phương pháp tiến hành 8 1.2.3. Công tác khác 11 1.3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 12 1.3.1. Kết luận 12 1.3.2. Đề nghị 13 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 14 2.1. MỞ ĐẦU 14 2.1.1. Đặt vấn đề 14 2.1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 15 2.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 15 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 16 2.2.2. Đặc điểm sinh học của giun móc ký sinh ở chó 16 2.2.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó 19 2.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun móc chó 21 2.2.5. Phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hoá chó 23 2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 27 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 27 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 28 2.4. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 vii 2.4.1. Đối tượng nghiên cứu 29 2.4.2. Vật liệu nghiên cứu 29 2.4.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 29 2.4.4. Nội dung nghiên cứu 30 2.4.5. Phương pháp nghiên cứu 30 2.4.6. Phương pháp sử lý số liệu 35 2.5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36 2.5.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 36 2.5.2. Nghiên cứu bệnh lý, lâm sàng của chó bị nhiễm giun móc 43 2.5.3. Kết quả thử nghiệm các loại thuốc tẩy giun móc cho chó 45 2.5.4. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó 46 2.6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 2.6.1. Kết luận 46 2.6.2. Tồn tại 48 2.6.3. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Acylostoma spp. : loài Ancylostoma A. caninum : Ancylostoma caninum A. braziliense : Ancylostoma braziliense cs : cộng sự ĐVT : đơn vị tính T. canis : Toxocara canis T. leonina : Toxocara leonina TT : thể trọng T. vulpis : Trichocephalus vulpis S. lupi : Spirocerca lupi U. stenocephala : Uncinaria stenocephala 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. ĐIỀU TRA CƠ BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Sông Công là thị xã duy nhất và nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên. - Phía Bắc giáp thành phố Thái Nguyên. - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên. - Phía Đông giáp xã Lương Sơn – thành phố Thái Nguyên - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên. Thị xã Sông Công ban đầu gồm 3 phường: Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi và 3 xã Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên. Về sau thành lập phường Phố Cò, xã Vĩnh Sơn, xã Cải Đan chuyển thành phường Cải Đan. 1.1.1.2. Địa hình, địa chất Địa hình tương đối bằng phẳng, mang đặc điểm của miền trung du, nền dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có nhiều ngọn núi cao vài trăm mét. Nơi cao nhất trong khu vực nội thị là ngọn núi Tảo (54 m), cao độ nền trung bình thường ở mức 15 – 17 m. - Vùng Gò Đầm có nền đất tốt, cường độ chịu lực R = 2 - 2,5 Kg/cm 2 . - Vùng ven sông địa hình lòng chảo có cường độ chịu lực thấp hơn R = 1 - 1,5 Kg/cm 2 . - Mực nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 4 – 5 m. 1.1.1.3. Khí hậu Thị xã Sông Công thuộc vùng trung du Bắc Bộ. - Nhiệt độ không khí trung bình 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28,9°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 13,7°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4°C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3°C. 2 - Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%. - Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2 – 3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8. 1.1.1.4. Thủy văn Sông Công bắt nguồn từ vùng Đèo Khế, tỉnh Thái Nguyên, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sau khi ra khỏi hồ Núi Cốc (ở phía Tây thành phố Thái Nguyên), nó chia thành hai nhánh. Nhánh chính chảy qua trung tâm thị xã Sông Công, qua huyện Phổ Yên để hội lưu với sông Cầu từ bên phải tại ranh giới ba xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Trung Giã (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) và Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Nhánh phụ nhỏ hơn chảy qua phía Bắc thị xã Sông Công, huyện Phú Bình rồi chảy vào huyện Phổ Yên để nối với sông Cầu tại ranh giới ba xã Tân Phú, Thuận Thành (huyện Phổ Yên), Đại Thành (huyện Hiệp Hòa). Sông Công dài 96 km. Diện tích lưu vực 951 km², cao trung bình 224 m, độ dốc trung bình 27,3%, mật độ sông suối 1,20 km/km². Tổng lượng nước 0,794 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 25 m³/s, mô đun dòng chảy năm 26 l/s.km². Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 74,7% lượng nước cả năm; tháng 8 có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19,30% lượng nước cả năm; tháng cạn kiệt nhất chiếm 1,8% lượng nước cả năm. 1.1.2. Điều kiện về kinh tế xã hội Thị xã Sông Công đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để phát triển [...]... tài: “ Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị” 2.1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó tại tỉnh Thái Nguyên - Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý lâm sàng của chó bị bệnh giun móc - Xác định hiệu lực thuốc tẩy trừ giun móc cho chó 2.1.3 Ý... chăn nuôi cho bà con nông dân trong thị xã 14 PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị” 2.1 MỞ ĐẦU 2.1.1 Đặt vấn đề Do thính giác và khứu giác rất phát triển, loài chó rất nhanh nhẹn, mặt khác trung thành với người nuôi, vì thế đã phục... tuyến đường chính, đặc biệt là đường quốc lộ 3 chạy qua tạo cho thị xã Sông Công thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa và quốc phòng với các xã, phường (trong thị xã) , các huyện và các tỉnh lân cận Hiện tại thị xã Sông Công đã và đang xây dựng những khu công nghiệp lớn góp phần vào sự phát triển của nền công nghiệp nước nhà nói chung và cho thị xã nói riêng 1.1.5.2 Tồn tại, hạn chế -... Mỹ La Tinh Ở Việt Nam, theo một số nhà khoa học chúng hiện diện phổ biến ở nhiều nơi Giun trưởng thành có miệng nhỏ với 2 đôi răng lớn ở phía ngoài, đôi răng nhỏ ở phía trong Trứng giun và ấu trùng giun của loại giun móc này rất giống với các loại giun móc khác nên khó phân biệt Bệnh giun móc rất phổ biến ở loài ăn thịt và phân bố ở nhiều nơi trên thế giới Trong đó A caninum phổ biến ở vùng khí hậu... học có thể đánh giá khả năng nhiễm giun móc tại các trại chó và môi trường có nhiễm ấu trùng giun móc Xét nghiệm mẫu phân, dễ dàng tìm thấy trứng giun móc qua kính hiển vi Một con gium móc có thể đẻ tới 20.000 trứng giun/ một ngày 2.2.5 Phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hoá chó 2.2.5.1 Nguyên tắc phòng trị bệnh Muốn điều trị bệnh giun sán có hiệu quả, cần bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như chọn lựa thuốc,... nước Ở Việt Nam, nghiên cứu về ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở chó nói chung, giun tròn và bệnh giun tròn ở đường tiêu hóa của chó nói riêng đã được một số tác giả nghiên cứu như Trịnh Văn Thịnh (1977) [18], Đỗ Hài (1972) [3], Phạm Sỹ Lăng (1990) [12], Lê Thanh Hải (1993), [13] và gần đây là Lê Hữu Khương và cs (1998) [8], Ngô Huyền Thúy (1996) [21]… Theo Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16], bệnh. .. braziliense phổ biến ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, bệnh do A caninum phổ biến trên toàn quốc, bệnh thấy ở khắp các vùng Phạm Văn Khuê và cs, (1996) [7] cho biết tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó săn là 75 - 82%, chó ngoại nhiễm 83%, chó nội nhiễm 63% Đỗ Hài (1972) [3], cho biết, tỷ lệ nhiễm A caninum ở chó một số khu vực phía bắc là 83,3% Ở chó mẹ nuôi con, tỷ lệ nhiễm giun móc là 100%, chó mang giun móc suốt đời... Khương và cs (1998) [8] cho biết, thời gian phát triển từ ấu trùng gây nhiễm đến giun trưởng thành trong cơ thể chó khi gây nhiễm qua đường tiêu hóa là 16 - 20 ngày 2.2.3 Đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó Giun móc Ancylostoma caninum được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1859 Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, hổ Loại giun này phân bố ở khắp nơi trên thế giới và cũng... 2.2.5.3 Phòng bệnh Theo Skrjabin và cs (1977) [23], muốn thanh toán bệnh giun sán phải phòng bệnh có tính chất chủ động Dùng tất cả các phương pháp vật lý (ánh sáng, nhiệt độ…), cơ giới, hóa học, sinh vật học, để tiêu diệt giun sán trên cơ thể ký chủ, ở ngoại cảnh, ở tất cả các giai đoạn phát dục (trứng, ấu trùng, giun trưởng thành) Biện pháp hữu hiệu để phòng trừ bệnh giun sán ở gia súc là biện pháp phòng. .. học và thực tiễn của đề tài 2.1.3.1 Ý nghĩa khoa học 16 Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta 2.1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của một số loài giun móc ký sinh trên chó, . điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị . Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn và. điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng, trị . Do thời gian thực tập có hạn, trình độ chuyên môn và. 2.2.2. Đặc điểm sinh học của giun móc ký sinh ở chó 16 2.2.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó 19 2.2.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun móc chó 21 2.2.5. Phòng trị bệnh giun tròn

Ngày đăng: 22/07/2015, 04:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan