An toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 54 - 56)

Bảng 2.9. Độ an toàn của một số thuốc điều trị bệnh giun móc cho chó Tên thuốc Số chó điều trị

(con) Số chó an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Albendazol 15 15 100 Sanpet 15 15 100 Levamisol 15 14 93,33 Ivermectin 15 13 86,67 Tính chung 60 57 95

Kết quả bảng 2.9 cho thấy:

Trong 60 chó nhiễm bệnh giun móc được theo dõi và điều trị bằng các loại thuốc Albendazol, Sanpet, Levamisol, Ivermectin thì có 3 con phản ứng nhẹ với thuốc như bỏ ăn, sau 1 ngày thấy ăn trở lại. Như vậy những thuốc trên dùng để tẩy giun móc chó là an toàn. Trong đó có 3 loại có mức độ an toàn cao là Albendazol, Sanpet, Levamisol.

2.6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

2.6.1. Kết lun

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi rút ra kết luận sau:

-Chó ở thị xã Sông Công nhiễm giun móc (qua xét nghiệm phân) khá phổ biến với tỷ lệ nhiễm dao động từ 56,25% – 71,42%, tỷ lệ nhiễm chung 63,76%. Cường độ nhiễm nhẹ dao động từ 27 – 37 trứng/g phân.

- Qua mổ khám, đường tiêu hóa của chó nuôi tại các vùng nghiên cứu thấy tỷ lệ nhiễm giun móc dao động từ 44,44% - 66,67%. Cường độ nhiễm dao động từ 2 – 51 giun/chó. Chó nuôi tại các vùng khác nhau có tỷ lệ nhiễm khác nhau, chó nuôi ở vùng nông thôn có tỷ lệ nhiễm cao hơn chó nuôi ở thành phố, chó nuôi thả tự do có tỷ lệ nhiễm cao hơn cho nuôi nhốt.

-Chó nội có tỷ lệ nhiễm cao nhất (74,85%), sau đó là chó lai (63,96%) và chó ngoại ( 37,83%).

-Chó có độ tuổi từ sơ sinh - 6 tháng có tỷ lệ nhiễm cao nhất (85,71%), sau đó là chó có độ tuổi 6 – 12 tháng (60,94%). Thấp nhất là chó ở lứa tuổi >12 tháng (60,68%).

-Biện pháp phòng trị bệnh

+ Sử dụng thuốc Albendazol, Sanpet, Levamisol, Ivermectin có hiệu lực tẩy giun móc ở chó cao (93,33% – 100%) và an toàn với chó.

+ Phòng chống bệnh tổng hợp bệnh giun móc cho lợn gồm các biện pháp chính như: tẩy giun, xử lý phân, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng.

* Về bệnh lý và lâm sàng bệnh giun móc chó

-Chó bị nhiễm giun móc thường gầy yếu, lông xơ xác, ăn uống thất thường, rối loạn tiêu hóa… Tỷ lệ chó có biểu hiện lâm sàng là 78,33%.

-Chó có bệnh tích đại thể ở ruột do giun móc gây ra có tỷ lệ 56,52%. đồng thời có những biểu hiện bệnh lý rõ rệt như: Xoang bao tim tích nước, phổi sung huyết, xuất huyết, xoang bụng tích nước, chất chứa ruột có lẫn máu…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 54 - 56)