Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 38 - 43)

2.4.5.1. Phương pháp thu thập mẫu

Lấy phân chó ở mọi lứa tuổi, lấy phân vào buổi sáng khối lượng mẫu từ 10 – 15g phân/mẫu cho vào túi nilon, ghi nhãn từng mẫu. Sau đó mang về phòng thí nghiệm để kiểm tra.

Mẫu được xét nghiệm trong ngày hoặc xét nghiệm sau khi bảo quản ở nhiệt độ 2 - 80C không quá 3 ngày.

2.4.5.2. Phương pháp kiểm tra mẫu

-Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm giun móc chó:

Tất cả các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, tìm trứng giun móc chó dưới kính hiển vi,

độ phóng đại 100 lần. Những mẫu có trứng giun móc chóđược đánh giá là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm.

Kiểm tra mẫu phân bằng phương pháp Fullerborn:

Nguyên lý: Lợi dụng tỷ trọng của dung dịch nước muối bão hòa có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán nên làm nổi trứng giun sán lên bề mặt của dung dịch.

-Cách pha dung dịch nước muối bão hòa:

Lấy một lít nước sôi, cho 380g muối NaCl vào (hoặc đun nước sôi rồi cho từ từ muối vào) khuấy đều đến khi muối không tan nữa, khi để nguội trên bề mặt có lớp kết tinh là được. Lọc qua vải màn hoặc bông, bỏ cặn.

-Cách tiến hành

Lấy khoảng 10g phân cho vào cốc thủy tinh chứa 100 – 200 ml dung dịch muối bão hòa, dùng đũa thủy tinh nghiền nát phân, lọc qua lưới lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc chia vào các lọ nhỏ cho đầy đến miệng, đậy phiến kính lên mặt sao cho phiến kính tiếp xúc với dung dịch. Để yên khoảng 15 – 30 phút, chờ cho trứng nổi lên sau đó nhấc phiến kính đem kiểm tra dưới kính hiển vi.

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm giun móc chó:

Theo Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [11], để đánh giá cường độ nhiễm giun móc ta dùng phương pháp Mc. Master, cách tiến hành như sau:

Cân 4 gam phân vào cốc thủy tinh, thêm nước sạch (100 - 150 ml), khuấy tan phân, lọc bỏ cặn bã thô. Nước lọc để lắng trong 1 - 2 giờ, gạn bỏ nước, giữ lại cặn. Cho 56 ml dung dịch nước muối bão hòa, khuấy đều cho tan cặn. Trong khi đang khuấy, hút 1ml dung dịch phân nhỏđầy 2 buồng đếm Mc. Master. Để yên 5 phút rồi kiểm tra dưới kính hiển vi (độ phóng đại 100). Đếm toàn bộ số trứng trong những ô của hai buồng đếm, rồi tính theo công thức sau:

Số trứng/ 1 gam phân =

Tổng số trứng ở 2 buồng đếm x 60 4

Quy định mức cường độ nhiễm

< 400 trứng/g phân: mức nhiễm nhẹ (+).

>400 – 700 trứng/g phân: nhiễm trung bình (++). >700 – 1000 trứng/g phân: nhiễm nặng (+++). >1000 trứng/g phân: nhiễm rất nặng (++++).

2.4.5.3. Phương pháp mổ khám

Sử dụng phương pháp mổ khám tiêu chuẩn của K. I Skrjabin (1977) [23] để kiểm tra tổn thương đại thể.

Mổ khám, kiểm tra bệnh tích các cơ quan bên trong theo nguyên tắc: khám lần lượt từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới. Ghi chép biên bản mổ khám, chụp ảnh bệnh tích đại thể.

2.4.5.4. Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun móc

Sử dụng phương pháp chẩn đoán cơ bản là quan sát những biểu hiện của chó: Thể trạng, ăn uống, vận động, niêm mạc và trạng thái phân.

2.4.5.5. Phương pháp xác định hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc

Sử dụng 4 loại thuốc trên thị trường, gồm có: Albendazol, Sanpet, Levamisol, Ivermectin để tẩy cho những chó bị nhiễm giun móc. Sau khi cho chó dùng thuốc 15 ngày, xét nghiệm lại phân bằng phương pháp Fulerborn. Nếu không tìm thấy trứng giun móc trong phân thì kết luận thuốc có hiệu lực triệt để với giun móc, nếu vẫn thấy trứng giun móc trong phân nhưng số lượng giảm đáng kể thì kết luận thuốc có hiệu lực với giun móc nhưng chưa triệt để. Nếu số lượng trứng vẫn không giảm so với trước khi dùng thuốc hoặc giảm không đáng kể thì kết luận thuốc không có hiệu lực tẩy với giun móc.

Xác định độ an toàn của thuốc bằng cách theo dõi trạng thái sinh lý của chó trước và sau khi dùng thuốc. Các vấn đề theo dõi chủ yếu gồm: ăn uống, đi lại, da và niêm mạc, các phản ứng phụ khác.

Để xác định hiệu lực thuốc tẩy giun móc cho chó, em đã sử dụng 4 loại thuốc:

*Albendazol 10% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thành phần:

Albendazole : 10g Tá dược vừa đủ : 100ml

Công dụng:

Thuốc có phổ diệt nội ký sinh rộng, diệt các loại giun ký sinh ở dạ dày, ruột và phổi, các loại sán dây, ấu trùng và sán lá gan trưởng thành.

Cách dùng:

Dùng cho uống.

Liều lượng:

Chó: 1ml/5-10kg TT.

*Sanpet

Tẩy sán dây, sán lá, giun tròn chó, mèo

Thành phần:

Mỗi viên chứa:

Praziquatel : 25 mg Pyrantel pamoate : 100 mg

Công dng:

Tẩy sạch các loại sán dây, sán hạt dưa và giun tròn ký sinh ở chó, mèo và động vật ăn thịt.

Giun tròn: Giun đũa ( Toxacara canis, Toxascaris leonina), giun tóc

( Trichuris vulpis), giun móc ( Ancylostoma canium, A. blaziliensse, Unicaria stenocephala).

Liều lượng và cách dùng:

Cho chó, mèo uống trước bữa ăn. Một viên cho 5 kg TT. *Levamisol Thành phn: Levamisole hydrochloride : 5g Dung môi vừa đủ : 100ml Công dng:

Phòng và trị nội ký sinh trùng ở đường tiêu hóa và phổi cho trâu, bò, gà, chó, mèo…

Liu dùng và cách dùng:

Tiêm dưới da:

Chó: 1,5ml/10kg TT/lần. *Ivermectin Thành phn: Ivermectin : 250mg Dung môi vừa đủ : 100ml Công dng:

RTD-Ivermectin có tác dụng với cả nội, ngoại ký sinh trên trâu, bò, ngựa, dê, lợn, chó, mèo, thỏ, thú cảnh với độ an toàn cao.

Ngoại ký sinh trùng: ghẻ, ve, bọ chét, chấy rận.

Nội ký sinh trùng: các giun ký sinh ởđường tiêu hóa và hô hấp của gia súc.

Liu dùng:

Tiêm dưới da: 0.1ml – 0,15ml/2kg TT.

2.4.5.6. Quy định một số yếu tố dịch tễ liên quan

-Phân bố: lấy mẫu tại 3 xã, phường thuộc thị xã Sông Công – tỉnh Thái Nguyên là: phường Cải Đan, xã Bá Xuyên và xã Tân Quang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Tuổi: lấy mẫu phân chó trong nhóm tuổi sơ sinh – 6 tháng, >6 – 12 tháng và > 12 tháng.

-Mùa vụ: hè thu (từ tháng 6 đến tháng 10). -Giống chó: chó nội, chó lai, chó ngoại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 38 - 43)