Đặc điểm dịch tễ bệnh giun móc ở chó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 27 - 29)

Giun móc Ancylostoma caninum được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1859. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, hổ... Loại giun này phân bốở khắp nơi trên thế giới và cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Giun trưởng thành có miệng rộng với 3 đôi răng khỏe có thể

ngoạm vào thành ruột. Trứng giun và ấu trùng giun giống như các loại giun móc khác.

Giun móc Ancylostoma braziliense được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1910. Đây là loại giun móc nhỏ nhất, cũng ký sinh ở ruột non của vật chủ chính là chó, mèo, mèo rừng, hổ, báo, cầy giông... Loại giun móc này cũng phân bố ở nhiều nơi trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Malaysia, Tây Phi, Mỹ La Tinh... Ở Việt Nam, theo một số nhà khoa học chúng hiện diện phổ biến ở nhiều nơi. Giun trưởng thành có miệng nhỏ với 2 đôi răng lớn ở phía ngoài, đôi răng nhỏ ở phía trong. Trứng giun và ấu trùng giun của loại giun móc này rất giống với các loại giun móc khác nên khó phân biệt.

Bệnh giun móc rất phổ biến ở loài ăn thịt và phân bố ở nhiều nơi trên thế giới. Trong đó A. caninum phổ biến ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Anh, Mỹ, Hungary, Tây Ban Nha, Iran, Việt Nam…

Sức đề kháng của trứng: nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển là 25 – 300C, dưới 220C trứng phát triển chậm, 12 – 170C trứng ngừng phát triển, ở 00C trứng và ấu trùng đều chết. Ở 370C trứng phát triển nhanh nhưng một số trứng bị chết, ở 400C toàn bộ trứng chết rất nhanh. Tuy nhiên ấu trùng được phát hiện thấy thường xuyên, chúng có thể sống vài tuần trong đất ẩm, mát nhưng chết nhanh trong băng giá, hoặc trong điều kiện nóng hoặc khô.

Theo Juergen K Landmann và cs (2003) [28] thì trứng giun móc thải theo phân ra ngoài, phát triển thành ấu trùng L1 qua 2 lần lột xác sẽ phát triển thành ấu trùng L3 có sức gây nhiễm và hoạt động mạnh.

Phạm vi hoạt động của ấu trùng giun móc tương đối hẹp, chủ yếu ở xung quanh đống phân, do đó chó nuôi nhốt trong chuồng hoặc sân chơi hẹp thường hay bị tái nhiễm giun móc. Ấu trùng giun móc có sức gây bệnh sống và hoạt động thích hợp ở những chỗ ẩm ướt, trong điều kiện thời tiết ấm áp.

2.2.3.1. Động vật cảm nhiễm

Chó (chó nội, chó ngoại, chó lai), mèo, dã thú…đôi khi gặp trên người. (Bùi Quý Huy, 2006 [4])

2.2.3.2. Tuổi cảm nhiễm

Chó ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó non có tỷ lệ nhiễm cao và mắc bệnh nặng hơn chó trưởng thành.

2.2.3.3. Mùa vụ

Bệnh thường phát triển mạnh vào mùa hè, thu. Nhất là vào mùa hè. Phát triển chậm vào đông, xuân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng bệnh giun móc ở chó tại một số xã, phường thuộc thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị. (Trang 27 - 29)