Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

60 825 2
Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THANH HUY Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THANH HUY Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khoá học : 2010 - 2014 Giáo viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Thu Hằng Khoa Quản lý tài nguyên - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành đề tài này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại nhà trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Phan Thị Thu Hằng đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các bạn sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn là nguồn động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi rất mong được các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đóng góp ý kiến bổ xung để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Hoàng Thanh Huy DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải thích VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm ATTP An toàn thực phẩm NĐTP Ngộ độc thực phẩm WHO Tổ chức Y Tế Thế giới UBND Ủy ban nhân dân KTX Ký túc xã MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 3 1.2. Mục đích của đề tài 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 2.1. Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 5 2.1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: 5 2.2. Ảnh hưởng của thực phẩm không an toàn đến sức khỏe con người 6 2.3. Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới và ở tại Việt Nam 10 2.3.1. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm trên thế giới 10 2.3.2. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam 14 2.4. Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm 17 2.5. Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 20 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian điều tra 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.4. Phương pháp điều tra 25 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 26 PHẦN 4: DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 27 4.1. Tình hình chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 27 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 27 4.1.1.1. Vị trí địa lý 27 4.1.1.2. Địa hình 27 4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết 27 4.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội 28 4.1.1.5. Giới thiệu chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 28 4.1.2. Quy mô sinh viên 31 4.1.3. Phân khu chức năng 31 4.2. Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 33 4.3. Hiện trạng sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 38 4.4. Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 43 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 49 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Nguyên nhân gây nên mất vệ sinh an toàn thực phẩm 8 Bảng 4.1 Các chợ cung ứng thực phẩm 34 Bảng 4.2. Các điểm mua bán thực phẩm đã được chế biến trong khu vực trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 36 Bảng 4.3 Các điểm bán đồ uống và thức ăn giải trí 38 Bảng 4.4 Nguyên liệu đựng thực phẩm và thức ăn nhanh (n=200) 39 Bảng 4.5 Tình hình sử dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=200) 40 Bảng 4.6 Mức độ sử dụng thực phẩm và đồ ăn nhanh của sinh viên trong trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (n=200) 41 Bảng 4.7 Nguyên nhân sinh viên không sử dụng thức ăn chế biến sẵn (n=16) 42 Bảng 4.8 Quan niệm của sinh viên về fast food (n=200) 44 Bảng 4.9 Cách hiểu của sinh viên về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (n=200) 45 Bảng 4.10 Đánh giá ý thức tìm hiểu các chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm của sinh viên (n=200) 46 Bảng 4.11 Đánh giá ý thức tham gia tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm (n=200) 48 Bảng 4.12 Đánh giá nhận thức của sinh viên về vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường (n=200) 48 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tên chuyên đề “Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm” 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thái Nguyên là thành phố có nhiều trường đại học, cao đẳng với một số lượng sinh viên rất lớn. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một ngôi trường đã có bề dày kinh nghiệm giảng dạy hơn 40 năm với các ngành liên quan tới nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản – tài nguyên – môi trường và một số ngành khác. Hằng năm sinh viên có nhu cầu học vào các ngành mà trường đào tạo là rất lớn. Tới đây, các bạn sinh viên được giao lưu học hỏi lẫn nhau để làm cho mình được hoàn thiện hơn, được tiếp thu kiến thức mà các giảng viên có trình độ cao, tâm huyết với nghề giảng dạy. Sẽ có rất nhiều vấn đề mà các bạn sinh viên cần quan tâm trong thời gian học tại trường, đặc biệt là vấn đề làm thế nào để mình có được cách học sao cho thật khoa học và mang lại hiệu quả cao, để có thể phấn đấu và rèn luyện được tốt nhất. Bên cạnh vấn đề học tập và rèn luyện thì có một số vấn đề khác cần được quan tâm. Đó là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người dân và sinh viên của các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn Thái Nguyên nói chung và đặc biệt đối với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là vấn đề đã và đang được các cơ quan chức năng kết hợp với nhà trường quan tâm rất nhiều. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước nói chung và của Thái Nguyên nói riêng đang tạo ra nhiều mối lo lắng cho người dân. Thực chất nhiều sự kiện đã nói lên điều đáng lo ngại này như việc tiếp tục sử dụng những hóa chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản nông lâm thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hay là do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, có nhiều thông tin liên tục nói đến tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm ở một vài nước trên thế giới, cộng thêm dịch cúm gia cầm tái phát làm bùng lên nỗi lo âu của người dân khi lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm tươi sống này. Gần đây một số vấn đề liên quan đến quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, sự khác biệt gữa các kết quả phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm đã gây ra không ít khó khăn cho người sản xuất và qua đó cũng đã tạo nên lo lắng cho người tiêu dùng. Sinh viên là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt và chăn nuôi cùng với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn là rất lớn nên họ rất lo lắng cho sức khỏe của mình. Nếu không có được một sức khỏe tốt thì sẽ làm ảnh hưởng tới tất cả các vấn đề khác, đặc biệt là vấn đề học tập và rèn luyệ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Xuất phát từ lý do đó mà em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm” 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.3. Yêu cầu của đề tài Đánh giá, phân tích tổng hợp các hành vi, nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về vệ sinh an toàn thực phẩm, và có biện pháp tuyên truyền để nâng cao nhận thức. 1.4. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở những thông tin thu thập được của cuộc điều tra, góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề này. Từ đó có một cái nhìn chân thực và khách quan về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm * Ý nghĩa thực tiễn Thông qua điều tra sẽ hình thành cơ sở lý luận của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhận thức của sinh viên và từ đó đề ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần giải quyết hiệ tượng trên. PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Những vấn đề chung về vệ sinh an toàn thực phẩm 2.1.1. Khái niệm về vệ sinh an toàn thực phẩm: Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và vệ sinh an toàn thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Để biêt được rõ hơn về định nghĩa an toàn thực phẩm thì trước tiên ta đi tìm hiểu xem như thế nào được gọi là thực phẩm và từ đó có được định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm sát nghĩa nhất. Định nghĩa về thực phẩm như sau: * Thực phẩm: là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm, và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Định nghĩa về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: * Vệ sinh an toàn thực phẩm: là tất cả các điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Hiện nay đang có 2 khái niệm được sử dụng phổ biến và rộng rãi: Vệ sinh thực phẩm (food hygiene) và an toàn thực phẩm (food safety) [...]... cứu: Sinh viên K42, K43, K44, K45 - Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá về nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 3.2 Địa điểm và thời gian điều tra - Địa điểm: Tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Thời gian: Từ ngày 06/01/2014 đến ngày 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Hiện trạng việc cung ứng thực phẩm trên địa bàn trường Đại học Nông Lâm. .. sử dụng thực phẩm trong sinh viên - Đánh giá nhận thức của sinh viên với vấn đề an toàn vệ sinh trong thực phẩm - Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức cho sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên về vệ sinh an toàn thực phẩm 3.4 Phương pháp điều tra - Phương pháp nghiên cứu: Đọc và tìm tài liệu, sách, giáo trình nhằm thu thập những thông tin, khai thác các tài liệu có liên quan tới đề tài nhằm... điều tra, thể hiện quan điểm nhận thức, thái độ và đánh giá của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 3.5 Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê, xử lý trên máy tính bằng phần mềm tin học Excel PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4.1.1 Đặc điểm... lượng Vệ sinh an toàn thực phẩm Mỗi người tiêu dùng phải là “người tiêu dùng thông thái Biết cách chọn mua thực phẩm an toàn Biết cách chế biến thực phẩm an toàn Biết cách sử dụng thực phẩm an toàn Là một “tuyên truyền viên và “thanh tra viên về vệ sinh an toàn thực phẩm * Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc “từ đồng ruộng tới bàn ăn” Quan tâm và giám sát thật sát xao đối với các quy trình sản xuất của. .. Đại học Thái Nguyên được thành lập theo nghị định số 31/CP của Chính phủ và Trường Nông Nghiệp III trở thành một trường đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên với tên gọi Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Hiện tại nhà trường có khoảng 455 cán bộ giảng dạy và nhân viên trong đó cán bộ giảng dạy khoảng 300 người, trong đó có 01 giáo sư tiến sĩ, 17 phó giáo sư tiến sĩ, 52 tiến sĩ, 150 thạc sĩ… Với. .. lý Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, Phường Tân Thịnh, thành phố Thái Nguyên, trong khu vực trung tâm của tỉnh Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên nằm ở phía Bắc của nước ta, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội về phía Nam của tỉnh, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Đông tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang Toàn. .. (GDP) bình quân Thái Nguyên là trung tâm đào tạo lớn thứ 3 trong cả nước với 7 trường Đại học và hơn 10 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề khác Có bệnh viện đa khoa khu vực… 4.1.1.5 Giới thiệu chung về trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1970, theo quyết định số 98/TTD của thủ tướng chính... thay đổi hành vi gian lận trong kinh doanh 2.4 Nguyên nhân gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm Sau đây là những nguyên nhân tiêu biểu của vấn đề gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm: * Do vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm gây nên Nguyên làm cho thực phẩm không an toàn gồm thực phẩm ngiễm vi sinh độc hại (vi khuẩn, virus, ký sinh, nấm) là nguyên nhân chính yếu gây nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm tập thể và... vệ sinh an toàn thực phẩm Sau đây là các biện pháp bảo đảm Vệ sinh an toàn thực phẩm * Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng: - Khâu sản xuất ban đầu + Đảm bảo an toàn trong chăn nuôi: Địa điểm an toàn Thiết kế chuồng trại, kho, thiêt bị chăn nuôi phù hợp Con giống và quản lý giống Thực hiện tốt vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh giết mổ Quản lý thức ăn, nước uống và nước vệ sinh Quản... thực phẩm không an toàn là rất lớn Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc, thực . Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá được nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực. dụng thực phẩm trong sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 38 4.4. Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm 43 4.5. Đề. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG THANH HUY Tên đề tài: “ ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VỚI VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN

Ngày đăng: 22/07/2015, 04:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan